ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 04:12:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều bất cập trong hỗ trợ cước phí hành trình tàu cá - Bài cuối: Sớm khắc phục sai sót

Báo Cà Mau Nghị quyết 03 được ban hành với mục tiêu giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngư dân trong việc lắp đặt và duy trì thiết bị giám sát hành trình, thực tế cho thấy nhiều ngư dân vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách này. Các nhà mạng, mặc dù đã nhận được hỗ trợ từ Nhà nước, vẫn thu phí cước từ ngư dân, điều này gây khó khăn cho các chủ tàu đã được xác nhận đủ điều kiện hưởng hỗ trợ. Trước những phản ánh đó, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình và đảm bảo quyền lợi cho ngư dân.

Sẽ không thu tiền cước từ ngư dân

Một trong những vấn đề lớn nhất được phản ánh là việc các nhà mạng không thực hiện đúng quy trình thu cước, thậm chí có nhà mạng tự ý thu tiền trước và không cấp biên lai cho ngư dân. Việc này không chỉ tạo ra sự bất bình mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các tàu cá, bởi khi không thanh toán đúng cước, các tàu không thể xuất bến ra khơi đánh bắt.

Trước tình trạng trên, Sở NN&MT tỉnh Cà Mau đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục bức xúc của ngư dân. Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&MT, cho biết: "Sở đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các nhà mạng thực hiện đúng quy định của Nghị quyết 03, đặc biệt là việc không thu tiền cước trước đối với các tàu cá được hỗ trợ. Sở cũng yêu cầu các nhà mạng phải tự xuất kinh phí của mình để đóng cước vệ tinh trước 4 tháng, sau khi nhận được quyết định phê duyệt danh sách tàu cá đủ điều kiện".

Tổ Công tác của UBND tỉnh ghi nhận ý kiến của người dân.

Tổ Công tác của UBND tỉnh ghi nhận ý kiến của người dân.

“Ðể chấn chỉnh tình trạng thu tiền sai quy định, Sở đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt hoạt động thu cước của các nhà mạng. Nếu phát hiện nhân viên thu cước sai quy định, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu xử lý nghiêm khắc. Nhà mạng Viettel Cà Mau đã cam kết sẽ không thu tiền trực tiếp từ ngư dân nữa, thay vào đó, sẽ lên cước trước cho các chủ tàu và làm thanh quyết toán với Chi cục Kiểm ngư hằng quý. Ðiều này sẽ giúp ngư dân không phải chịu tình trạng thu cước sai quy định và không phải lo lắng về việc bị ngắt kết nối khi chưa thực hiện thanh toán”, ông Châu Công Bằng cho biết.

Sở NN&MT tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu thêm các giải pháp giúp triển khai chính sách một cách hiệu quả hơn. Một trong những giải pháp quan trọng là việc tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia chính sách này, đồng thời nhấn mạnh các điều kiện để được hưởng hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình tàu cá. Các nhà mạng sẽ được yêu cầu thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo không có tình trạng nhân viên thu cước không đúng quy định. Ðồng thời, Sở NN&MT sẽ tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngành khai thác, đánh bắt thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế tỉnh nhà. (Trong ảnh: Cảng cá Sông Ðốc tiếp nhận bốc dỡ hàng hoá thuỷ sản).

Ngành khai thác, đánh bắt thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế tỉnh nhà. (Trong ảnh: Cảng cá Sông Ðốc tiếp nhận bốc dỡ hàng hoá thuỷ sản).

Nhanh chóng hoàn trả cho chủ tàu

Ông Châu Công Bằng nhấn mạnh: "Ðể chấn chỉnh những tồn tại trong việc triển khai chính sách, Sở NN&MT đã yêu cầu các nhà mạng thực hiện một số nội dung quan trọng, trong đó, các nhà mạng không được thu trước tiền cước vệ tinh đối với các chủ tàu cá. Nhà mạng nào đã thu tiền trước thì năm 2025 phải khẩn trương trả lại cho chủ tàu trong thời gian sớm nhất. Các nhà mạng phải tự xuất kinh phí của mình để đóng cước vệ tinh trước 4 tháng, nhằm duy trì vệ tinh cho tàu cá và sau khi có quyết định phê duyệt danh sách tàu cá đủ điều kiện, cơ quan chức năng sẽ chuyển tiền hỗ trợ đến nhà mạng.

Ngoài ra, nhà mạng cũng không được tự ý ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi ngư dân thực hiện đúng quy định và khi tàu cá đang hoạt động trên biển. Nếu có sai phạm, nhà mạng sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm. Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng để xác định trách nhiệm của nhà mạng trong việc xử lý tàu cá mất kết nối ngoài khơi".

Với những nỗ lực này, Sở NN&MT tỉnh Cà Mau hy vọng sẽ từng bước khắc phục những bất cập, mang lại sự ổn định và công bằng cho ngư dân, đồng thời giúp đảm bảo hiệu quả triển khai Nghị quyết 03 trong thời gian tới.

Cùng với sự đồng hành của các cơ quan chức năng, nhà mạng và ngư dân, chính sách hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình tàu cá sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản và bảo vệ nguồn lợi biển, giúp Việt Nam nâng cao uy tín và bảo vệ tài nguyên quốc gia./.

 

Trung Ðỉnh - Hồng Phượng

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.