ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-7-25 23:46:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều bất cập trong hỗ trợ cước phí hành trình tàu cá

Báo Cà Mau Ðể nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống khai thác IUU theo khuyến nghị của EC, đồng thời giúp ngư dân giảm bớt khó khăn, duy trì thường xuyên hoạt động khai thác thuỷ sản theo hướng bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên biển, ngày 1/8/2021, HÐND tỉnh Cà Mau ban hành Nghị quyết 03/2021/NQ-HÐND Nghị quyết 03 về hỗ trợ cước phí thuê bao dịch vụ giám sát tàu cá. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/2/2021- 31/12/2026.

Ðây là chính sách đúng đắn, kịp thời của Ðảng và Nhà nước đối với hoạt động khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản trên biển. Tuy nhiên, qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, nhân viên một số nhà mạng thường xuyên thu tiền cước phí của ngư dân bằng hình thức chuyển khoản, không có biên lai, nhưng không hoàn trả tiền đầy đủ, dù cho nhà mạng đã nhận đủ tiền hỗ trợ từ Nhà nước, gây nhiều bức xúc cho ngư dân.

Bài 1: Giúp ngư dân an tâm bám biển

Ở vùng địa đầu cực Nam Tổ quốc với 3 bề giáp biển, trên 240 km bờ biển, biển Cà Mau là 1 trong 3 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Từ bao đời nay, nghề khai thác và đánh bắt thuỷ hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính đột phá chiến lược của nhiều địa phương ven biển như các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Ngọc Hiển.

Giảm bớt gánh nặng chi phí ra khơi

Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, toàn tỉnh có trên 4.440 phương tiện khai thác thuỷ sản với tổng công suất 667.325 KW. Trong số này, có 1.551 tàu có chiều dài trên 15 m, trong diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo Nghị định 26/2019/NÐ-CP, quy định khi tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển thiết bị phải hoạt động 24/24 giờ, từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng.

Nghị quyết 03 của HÐND tỉnh tập trung vào việc hỗ trợ chi phí cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình cho các tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên. Ðây là một trong những chính sách quan trọng giúp ngư dân giảm bớt gánh nặng chi phí trong bối cảnh yêu cầu về giám sát hành trình tàu cá ngày càng khắt khe. Việc giám sát hành trình giúp đảm bảo rằng các tàu cá hoạt động trong phạm vi quy định, không vi phạm vùng biển nước ngoài và hạn chế tình trạng khai thác trái phép, một trong những nguyên nhân dẫn đến thẻ vàng của EC đối với Việt Nam.

Chính sách này không chỉ giúp ngư dân thực hiện việc khai thác thuỷ sản an toàn, hợp pháp mà còn là một bước đi quan trọng để bảo vệ ngành thuỷ sản Cà Mau khỏi những tác động tiêu cực từ các quy định quốc tế. Với mục tiêu giảm bớt gánh nặng cho ngư dân, nghị quyết đã thể hiện rõ tính nhân văn khi tạo ra cơ chế giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển mà không lo về chi phí giám sát hành trình.

Lực lượng thuộc Vùng Cảnh sát biển 4 tuần tra, kiểm soát chống khai thác IUU trên ngư trường Cà Mau.   Ảnh: THANH MINH

Lực lượng thuộc Vùng Cảnh sát biển 4 tuần tra, kiểm soát chống khai thác IUU trên ngư trường Cà Mau. Ảnh: THANH MINH

Ông Trần Huy Hoàng, chủ tàu cá 09749-TS, cho biết: “Chính sách hỗ trợ cước phí thuê bao vệ tinh thiết bị giám sát hành trình giúp chủ tàu giảm chi phí khai thác, tăng cường sự an toàn, giảm thiểu những rủi ro khi ra khơi, tránh việc khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, góp phần tháo gỡ cảnh báo thẻ vàng của Uỷ ban Châu Âu đối với thuỷ sản Việt Nam".

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Cà Mau, cho biết, sau khi Nghị quyết 03 có hiệu lực, toàn tỉnh có 9 nhà mạng triển khai lắp đặt thiết bị và cung cấp dịch vụ giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau, gồm: Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh; Công ty Cổ phần Thiết bị điện - Ðiện tử Bách Khoa; Công ty TNHH Viễn thông Khánh Hội; Công ty TNHH Công nghệ tự động hoá LTrần; Viettel Cà Mau; Viettel Bạc Liêu; Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam; VNPT Cà Mau; Công ty TNHH Zunibal Việt Nam.

Sau 3 năm triển khai, toàn tỉnh có 13.688 lượt tàu cá đã được hỗ trợ cước phí với tổng kinh phí lên đến hơn 13 tỷ đồng. Chính sách này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngư dân mà còn đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục khai thác thuỷ sản mà không lo gặp phải các vấn đề về vi phạm vùng biển nước ngoài. Từ đó, tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài giảm đáng kể.

Ông Châu Công Bằng nhận định: “Sự hỗ trợ này đã giúp ngư dân tiếp tục duy trì hoạt động đánh bắt thuỷ sản, đồng thời tránh được các rủi ro vi phạm các quy định về khai thác thuỷ sản. Ðiều này góp phần giữ vững uy tín của thuỷ sản Cà Mau trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh thẻ vàng IUU của EU. Nhiều ngư dân đã phản hồi tích cực về chính sách này, khẳng định rằng nó đã giúp họ không gặp phải tình trạng tàu cá mất tín hiệu giám sát khi ra biển, từ đó nâng cao hiệu quả khai thác.

Tạo môi trường khai thác an toàn và minh bạch

Một trong những yếu tố quan trọng giúp ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau duy trì sự bền vững chính là việc thực hiện giám sát hành trình tàu cá. Nghị quyết số 03 không chỉ giúp ngư dân giảm bớt chi phí mà còn tạo ra một môi trường khai thác thuỷ sản an toàn, minh bạch. Hệ thống giám sát hành trình giúp cơ quan chức năng dễ dàng theo dõi, kiểm tra và phát hiện kịp thời những tàu cá vi phạm quy định. Ðiều này không chỉ giúp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản mà còn giúp ngư dân bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia thị trường quốc tế.

Sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và ngư dân đã tạo ra một môi trường làm việc hợp tác, minh bạch và hiệu quả. Từ đó, việc bảo vệ tài nguyên biển, chống khai thác IUU trở thành một chiến lược bền vững không chỉ cho ngành thuỷ sản mà còn cho cộng đồng ngư dân.

Bộ đội Biên phòng Sông Ðốc kiểm tra thiết bị giám sát hành trình của tàu cá trước khi rời cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời).

Bộ đội Biên phòng Sông Ðốc kiểm tra thiết bị giám sát hành trình của tàu cá trước khi rời cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời).

Nghị quyết 03 không chỉ là một chính sách hỗ trợ chi phí cho ngư dân mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững ngành thuỷ sản của tỉnh Cà Mau. Ngành thuỷ sản luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, và việc duy trì sự phát triển bền vững của ngành này cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền và cộng đồng. Chính sách hỗ trợ giám sát hành trình tàu cá không chỉ giúp ngư dân tuân thủ quy định quốc tế mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường biển, đảm bảo một nền thuỷ sản bền vững cho thế hệ tương lai.

Theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, việc triển khai thực hiện nghị quyết đã giúp nâng cao nhận thức của ngư dân về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định quốc tế và các biện pháp bảo vệ tài nguyên biển. Nghị quyết này đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững uy tín của ngành thuỷ sản Cà Mau, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và tài nguyên biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Mặc dù Nghị quyết 03 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc hỗ trợ ngư dân và bảo vệ ngành thuỷ sản bền vững, trong quá trình triển khai vẫn còn một số vấn đề cần được cải thiện. Một số tàu cá không đủ điều kiện nhận hỗ trợ hoặc gặp khó khăn trong việc kết nối tín hiệu giám sát, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách. Bên cạnh đó, một số nhà mạng chưa thực hiện đúng quy định, vừa thu tiền của chủ tàu, vừa nhận tiền hỗ trợ từ cơ quan Nhà nước cho các chủ tàu, gây bức xúc cho các chủ tàu cáu

 

Trung Ðỉnh - Hồng Phượng

Bài 2: Ngư dân bức xúc nhà mạng

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.