ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:52:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động

Báo Cà Mau (CMO) Đăng ký xuất khẩu lao động qua giới thiệu việc làm của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Năm Căn, lao động được vay vốn, hỗ trợ một phần chi phí học tập và bảo hộ về mặt pháp lý suốt quá trình tham gia. Đây là chính sách ít có tỉnh, thành nào hỗ trợ như Cà Mau qua Đề án Đưa người lao động Cà Mau đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025.

Năm 2023, theo kế hoạch, huyện Năm Căn phấn đấu đưa 35 lao động đi làm việc nước ngoài. 6 tháng đầu năm, chỉ có 12 lao động đăng ký, đạt 34%, thuộc các đơn vị: thị trấn Năm Căn, Hàm Rồng, Lâm Hải, Hiệp Tùng, Tam Giang.

Để đảm bảo đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đạt chỉ tiêu, UBND huyện đã kết hợp với Sở LĐ-TB&XH, cùng các ngành, UBND các xã, thị trấn đưa ra nhiều giải pháp thực hiện.

Thanh niên nông thôn, lao động nhàn rỗi là đối tượng lý tưởng tham gia xuất khẩu lao động. Ảnh: QUỐC SÁNG

Ông Võ Văn Hành, Phó chủ tịch UBND huyện Năm Căn, đánh giá: "Qua kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và 6 tháng đầu năm 2023 đạt thấp, xác định công tác vận động tuyên truyền đến người lao động chưa sâu và hiệu quả. Chỉ cần mỗi ấp, khóm đăng ký 1 lao động tham gia theo đề án, thì toàn huyện đã có 62 lao động. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động lao động tham gia đề án này vẫn còn hạn chế, từ đó người lao động chưa tiếp cận chính sách ưu đãi của tỉnh cũng như của huyện. Sắp tới, các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. UBND huyện sẽ có cơ chế riêng hỗ trợ một phần kinh phí để cộng tác viên khóm, ấp thực hiện tuyên truyền, vận động từng hộ gia đình".

Cuối tháng 5 vừa qua, Sở LĐ-TB&XH có buổi tập huấn trực tiếp cho chủ tịch, phó chủ tịch UBND các xã, thị trấn, các trưởng khóm, ấp về một số chính sách hỗ trợ người lao động Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giai đoạn 2022-2025; chính sách bồi dưỡng đối với các tư vấn viên. Trong đó, đại diện công ty xuất khẩu lao động tham gia hướng dẫn các điều kiện cần khi lao động đăng ký xuất khẩu và các chính sách liên quan.

Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết, Đề án Đưa người lao động Cà Mau đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng là chính sách mang tính đặc thù của tỉnh. Thời gian qua, tỷ lệ người lao động tham gia chưa cao, có thể là công tác vận động chưa sâu, chưa sát, người lao động chưa nắm bắt những chính sách ưu đãi này... Nếu tính về mặt hỗ trợ, mỗi lao động khi đăng ký tham gia ít nhất được hỗ trợ từ 13 triệu đồng trở lên và cho vay tín chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đóng các khoản chi phí đi xuất khẩu theo hợp đồng.

Ông Võ Văn Hành đánh giá, đưa lao động đi làm việc nước ngoài là chủ trương của Đảng và Nhà nước để đảm bảo công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm; người lao động đi làm việc nước ngoài có mức thu nhập khá cao, sẽ cải thiện kinh tế cho gia đình; góp phần vào công tác giảm nghèo của huyện. Điều cuối cùng là sau 3 năm, khi họ trở về địa phương sẽ trở thành lao động vững tay nghề, có thể được tuyển dụng vào các công ty Nhật và Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Minh Bé, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Năm Căn, cho biết, đơn vị đã ký kết hợp đồng với Trung tâm Văn hoá - Truyền thông và Thể thao huyện mở mục tuyên truyền đưa lao động đi làm việc nước ngoài định kỳ hàng tuần, đồng thời gửi các đơn hàng lao động hàng tháng đến cộng tác viên các xã, thị trấn; đăng thông báo rộng rãi trên Zalo, Facebook để người lao động nắm và đăng ký nếu có nhu cầu... Bằng nhiều giải pháp, trong năm nay phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đưa lao động làm việc nước ngoài theo chỉ đạo.

Hiện nay, thị trường lao động được Phòng LĐ-TB&XH cập nhật từ Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh liên tục trong tháng, trong đó chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản. Mỗi lao động khi tham gia xuất khẩu có mức thu nhập mỗi tháng từ 25 triệu đồng trở lên, cùng với các chế độ bảo hiểm khác. Đây là nguồn thu nhập khá cao đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động hiện nay. Các em học sinh, sinh viên mới ra trường, lao động là thanh niên nông thôn đang nhàn rỗi, độ tuổi từ 33 trở lại, lý tưởng để tham gia xuất khẩu lao động./.

 

Thiên Kim

 

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Giúp đồng bào tôn giáo hiểu và tham gia chính sách an sinh

Tại Toà thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, các vị chức sắc, chức việc vừa được tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, giai đoạn 2024-2025 giữa 2 đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh và BHXH tỉnh.