ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 19:39:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều khó khăn trong kiểm dịch động vật

Báo Cà Mau Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm (CGC), tuy nhiên, dịch CGC vẫn được ghi nhận rải rác ở nhiều địa phương trong nước, trong đó có 2 tỉnh Long An và Tiền Giang. Trong khi đó, trên 50% gia súc, gia cầm tiêu thụ trong tỉnh đều nhập từ các tỉnh trong khu vực, công tác kiểm dịch động vật còn nhiều khó khăn, nên tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm CGC.

Hiện nay, tình trạng vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm nhập tỉnh diễn biến phức tạp, làm tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại bệnh dịch nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng.

Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm cần tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng bệnh theo quy định.  Ảnh minh hoạ: HOÀNG VŨ

Ông Trần Công Trạng, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Quản lộ Phụng Hiệp, cho biết, trạm có 5 người, chia ca trực 24/24, chủ yếu kiểm tra về số lượng, niêm phong thùng xe, giấy kiểm dịch tiêm phòng, sau đó phun tiêu độc khử trùng rồi cho xe đi.

Theo ông Trạng: “Tuyến đường này kiểm tra chủ yếu các loại gia súc, gia cầm... và chỉ kiểm tra bằng cảm quan, khó phát hiện dịch bệnh.  Ngoài ra, trạm vẫn chưa có trụ sở chính thức, còn thuê mướn; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu làm việc. Số lượng gia cầm nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc nhập tỉnh khá nhiều, vận chuyển bằng nhiều đường, có cả đường thuỷ và lộ giao thông nông thôn, do đó không thể kiểm soát hết”.

Ngoài ra, một trong những nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh là tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa áp dụng các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm chưa được kiểm soát tốt, cộng với thời tiết giao mùa, thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển.

Hiện nay, tổng đàn gia cầm trong tỉnh có khoảng 7,3 triệu con, nhưng chăn nuôi tập trung chỉ chiếm 25% so tổng đàn. Thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, nên nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn.

Ðặc biệt, người nuôi chưa thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Theo báo cáo từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay đã tiêm 27.965 liều tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả, dại, lở mồm long móng trên đàn gia súc; tiêm phòng cho gia cầm 55.667 liều, chiếm khoảng 10% trên tổng đàn. Công tác kiểm soát, giết mổ từ đầu năm đến nay được 41.083 con gia súc, 10.170 con gia cầm, qua đó phát hiện, xử lý 1.774 kg thịt và phủ tạng gia súc, gia cầm không đảm bảo chất lượng.

Ðáng quan tâm, tuy trong nước đã xuất hiện trường hợp bệnh CGC lây sang người và đã có ca tử vong, nhưng theo ghi nhận, nhiều người dân còn chủ quan, lơ là với loại dịch bệnh nguy hiểm này. Tình trạng vận chuyển, giết mổ, mua bán gia cầm sống xen lẫn các mặt hàng khác ở các chợ vẫn diễn ra bình thường, không chỉ gây mất an toàn thực phẩm mà còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch CGC, đe doạ sức khoẻ cộng đồng.

Ðể chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, bà Huỳnh Thị Ái Xuyên, Phó trưởng phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm bệnh, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Khi phát hiện gia cầm bệnh, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng bệnh theo quy định. Khi cơ thể có biểu hiện giống bệnh cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.

 

Trung Ðỉnh

 

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghĩa tình từ những căn nhà Ðồng đội

Thời gian qua, phong trào xây dựng nhà Ðồng đội cho hội viên cựu chiến binh (CCB) có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở luôn được Hội CCB các cấp TP Cà Mau triển khai và thực hiện rất hiệu quả. Mỗi năm, những căn nhà tạm bợ, xiêu vẹo trong hội viên dần được thay thế bằng những căn nhà Ðồng đội khang trang, ấm áp.

Tìm giải pháp căn cơ phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các sản phẩm KH&CN (bản quyền, bí quyết, sáng kiến và các dịch vụ liên quan đến hoạt động KH&CN). Phát triển thị trường KH&CN sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau phát triển thị trường KH&CN vẫn chưa được đồng bộ trên nhiều lĩnh vực.

Chuyến xe thiện nguyện

“Chị không mê gì, chỉ mê làm từ thiện. Có phước là có tiền, nhưng có tiền phải song hành với phước”, chị Trần Ngọc Vẹn, thành viên cốt cán của Nhóm thiện nguyện Ánh Ðạo Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), chia sẻ với chúng tôi khi bắt đầu câu chuyện về hành trình thiện nguyện của nhóm và những chuyến xe cứu thương cứu sống bao nhiêu con người khốn khó.

Nữ sinh viên học giỏi, gương mẫu trong công tác Ðoàn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là viên chức ngành giáo dục ở Ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, kinh tế không mấy dư dả, nhưng Nguyễn Yến Ngọc, sinh viên Khoa Thương mại, Trường Ðại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè. Trong 4 năm học đại học, năm nào Yến Ngọc cũng được học bổng, với thành tích xuất sắc trong học tập và trở thành sinh viên ưu tú của trường.

Tận tâm vì chị em

Với vai trò và tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bằng tấm lòng, nhiều cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) của TP Cà Mau đã tận tâm cống hiến cho công tác hội, vì sự phát triển của phụ nữ, cũng như tích cực các hoạt động an sinh xã hội, hướng đến chăm lo cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Ðẩy mạnh triển khai nhà ở xã hội

Thực hiện Ðề án “Ðầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 2.900 căn đến năm 2030. Dự án nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau đã và đang được triển khai, là một trong những dự án trọng điểm góp phần thực hiện chỉ tiêu Chính phủ giao.

Lan toả yêu thương với "Tủ 0 đồng"

Với phương châm “Ai có đến ủng hộ - Ai cần hãy đến lấy”, từ đầu năm đến nay, Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội, Bệnh viện Ða khoa Trần Văn Thời đã kết nối với các nhà hảo tâm, chung sức cùng cán bộ, nhân viên bệnh viện thành lập "Tủ 0 đồng", chia sẻ khó khăn với thân nhân, bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn khi đến khám, điều trị bệnh tại bệnh viện.

Vốn vay nước sạch - Nâng chất cuộc sống nông thôn

Những năm qua, chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau đã giúp hàng ngàn hộ dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để cải thiện điều kiện sống. Nhờ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã xây dựng công trình nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và nhà vệ sinh đạt chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.