ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 14:24:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 3: Hụt hơi chạy theo quy hoạch

Báo Cà Mau (CMO) Theo tiến trình phát triển nhanh của kinh tế - xã hội mang tính hội nhập toàn diện, xu hướng quy hoạch chuyển mục đích đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp luôn theo chiều hướng tăng nhanh qua các năm, đây là thực tế tất yếu. Tuy nhiên, theo thông tin từ các địa phương, tất cả đều không đạt theo quy hoạch và đang có dấu hiệu "hụt hơi".

Đạt thấp và rất thấp so với quy hoạch

Tại huyện Ngọc Hiển, quy hoạch sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp trên địa bàn được duyệt đến năm 2020 là 6.468,00 ha, kết quả thực hiện là 5.979,35 ha, thấp hơn 488,65 ha, đạt 92,45% so với quy hoạch. “Nguyên nhân là do tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2016-2020 chậm hơn so với mục tiêu ban đầu, làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư triển khai thực hiện các công trình, dự án, nhất là các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao...”, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, nhìn nhận thực tế.

Diện tích cây rừng trên diện tích rừng gắn với nuôi tôm rất khó kiểm soát. Dù trên giấy tờ là đất rừng, nhưng hiện trạng thì cây rừng đã mất đi rất nhiều. (Ảnh chụp ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, năm 2021).

Tại TP Cà Mau, nhóm đất phi nông nghiệp đã thực hiện được 3.943,02 ha trên diện tích được duyệt 6.664,56 ha, đạt 59,16%. So với hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thì chỉ tiêu đất phi nông nghiệp đã tăng thêm 331,00 ha. Tuy nhiên, vẫn còn 2.721,54 ha quỹ đất cần tăng thêm để đạt chỉ tiêu quy hoạch đề ra. Trong đó, các chỉ tiêu thuộc nhóm đất phi nông nghiệp thực hiện đạt tỷ lệ thấp, có 21/37 chỉ tiêu sử dụng đất đạt dưới 50%. Điển hình là đất cụm công nghiệp thực hiện chưa đạt, đất thương mại dịch vụ đạt 25,99%; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt 48,16%; đất giao thông thực hiện đạt 39,57%; đất cơ sở văn hoá thực hiện đạt 41,94%...

“Nguyên nhân chính là do các dự án được bố trí thực hiện cho từng chỉ tiêu sử dụng đất vẫn chưa thực hiện hoàn thành”, ông Bùi Tứ Hải, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tại huyện Thới Bình, phần lớn diện tích đất tự nhiên ở đây là đất nông nghiệp, nên việc chuyển diện tích đất sang phi nông nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo của địa phương này, giai đoạn 2016-2020, Thới Bình chuyển mục đích đất thấp hơn 231,01 ha so với diện tích cần chuyển mục đích sử dụng đất theo điều chỉnh quy hoạch được duyệt, tỷ lệ thực hiện đạt 34,97%. Trong đó, đất trồng lúa đã thực hiện chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp được 22,70 ha, thấp hơn 95,68 ha so với diện tích cần chuyển mục đích sử dụng đất theo điều chỉnh quy hoạch được duyệt, tỷ lệ thực hiện đạt 19,18%.

Hàng loạt chỉ tiêu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp đạt tỷ lệ rất thấp, đáng chú ý là đất trồng lúa đã thực hiện chuyển mục đích sang đất nuôi thuỷ sản chỉ 17,20 ha, thấp hơn 6.096,28 ha so với diện tích cần chuyển mục đích sử dụng đất theo điều chỉnh quy hoạch được duyệt, tỷ lệ thực hiện đạt 0,28%. Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho rằng, nguyên nhân đạt thấp so với quy hoạch là do chưa đủ nguồn vốn thực hiện đầu tư dự án.

Ở một vài địa phương khác trong tỉnh cũng diễn ra tình trạng tương tự như nêu trên. Đáng chú ý là huyện Đầm Dơi, thực hiện chỉ tiêu nhóm đất phi nông nghiệp 6.228,29 ha/7.333,24 ha, nhưng việc chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp chỉ 14,49 ha/21.143,00 ha (0,07%); chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp rất thấp, chỉ 2,01 ha/35.630 ha (0,01%). Hay như ở huyện Năm Căn, thực hiện chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 582,07 ha/1.853,44 ha (31,40%)…

Con số vừa được tỉnh công bố cũng đã khẳng định kết quả thực hiện quy hoạch đối với một số loại đất trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ thấp so với quy hoạch được duyệt. Cụ thể, đến năm 2020, đất trồng lúa thực hiện thấp hơn quy hoạch được duyệt là 21.880 ha, đất trồng cây lâu năm là trên 3.300 ha, đất khu công nghiệp 773 ha, đất phát triển hạ tầng giao thông trên 7.700 ha, đất ở tại đô thị trên ngàn héc-ta… Thực tế này kéo theo việc chuyển mục đích sử dụng đất đạt tương đối thấp so với kế hoạch đề ra. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp chỉ đạt 54,25% (7.574 ha/13.961 ha); chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp chỉ đạt 25,81% (28.276 ha/109.546 ha); đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở đạt 67,77% (53 ha/78 ha).

Nhiều diện tích đất lúa đã bị người dân tự ý chuyển sang mục đích khác, nhưng trên giấy tờ vẫn thể hiện là đất lúa. (Ảnh chụp ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, năm 2021).

Chưa được kiểm kê đúng như hiện trạng

Từ những con số nêu trên cho thấy, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự báo nhu cầu sử dụng đất của một số ngành, lĩnh vực vượt khả năng đầu tư, chưa đồng bộ. Từ đó, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sử dụng đất chênh lệch nhiều so với quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên thì lại ngược với những con số thống kê nêu trên, bởi vấn đề chỉ là chưa chuyển trên giấy tờ, chứ người sản xuất đã chuyển từ lâu. Cụ thể, nhiều diện tích đất trồng lúa, đất rừng sản xuất kém hiệu quả đã chuyển sang nuôi thuỷ sản từ nhiều năm qua nhưng chưa được kiểm kê, thống kê đúng theo hiện trạng sử dụng theo Báo cáo số 293/BC-UBND, ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh về giải trình bổ sung một số nội dung của báo cáo đề xuất giải quyết những khó khăn, tồn tại về quản lý, sử dụng đất của tỉnh Cà Mau.

Theo thống kê đất đai năm 2020, đất trồng lúa khác (lúa - tôm) là 56.766 ha, thực tế chỉ còn thực hiện khoảng 35.000 ha. Hơn 21.766 ha do không thể trồng lúa nên người dân đã chuyển sang nuôi thuỷ sản. Đất rừng sản xuất là 91.675 ha, trên thực tế có 7.148 ha người dân đã chuyển sang nuôi thuỷ sản từ nhiều năm qua, nhưng vẫn thống kê là đất rừng sản xuất dù không còn khả năng khôi phục lại rừng. Trong một báo cáo vào đầu năm 2021 của huyện U Minh về tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 có nêu “Một số chủ rừng, UBND các xã chưa thực sự quan tâm nhiều đến công tác phát triển rừng, đăc biệt là trồng rừng sau khai thác (theo thống kê trên địa bàn huyện diện tích khai thác chưa trồng lại rừng còn 346,7 ha); diện tích này hiện nay các chủ rừng đa số đều sử dụng sang mục đích khác”.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo Sở NN&PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh; UBND các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.

Trong đó, đề nghị phối hợp cùng Bộ NN&PTNT hoàn thiện Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chú ý rà soát, đề xuất biện pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quy hoạch lâm nghiệp đã qua. Đồng thời, đề xuất điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp vừa đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

 

Trần Nguyên

BÀI 4: VI PHẠM KÉO DÀI

 

Ngày giải phóng Cà Mau

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.