ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-12-24 09:23:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những cánh chim giữa trời xuân

Báo Cà Mau (CMO) Ở mảnh đất Cà Mau, vẫn có những người trẻ đang giữ lửa, tiếp tục nối mạch cha ông, khơi sáng lên giai điệu của quê hương. Đó là những cánh chim mới giữa trời, sẽ mang tin xuân về khắp nẻo...

Sáng tác bằng con tim

Tôi có những ký ức rất riêng về tác giả Võ Hồng Đào. Tôi gọi tác giả là chị vì chị học trên lớp tôi ở bậc phổ thông dưới mái trường THPT Đầm Dơi. Chị em có dịp gần gũi hơn khi cùng đội tuyển chuyên Văn, miệt mài với niềm đam mê chữ nghĩa. Những lúc học tập căng thẳng quá, kiểu gì thì cô giáo và chúng tôi cũng đề nghị chị Võ Hồng Đào “mần” mấy câu vọng cổ để giải toả. Giọng ca chị ngọt như mía lùi, mùi mẫn đến độ cả lớp nhập tâm mà quên cả vỗ tay. Sau này, biết chị về Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn, chị em vẫn giữ liên lạc. Rồi khi chị trình làng nhiều tác phẩm vọng cổ mới, được nhiều người hoan nghênh, tôi không mấy bất ngờ. Tôi biết, với chị, đây chỉ là khởi đầu. Và phía trước, cái tên Võ Hồng Đào sẽ còn là một trong những niềm hy vọng của bản vọng cổ trên đất Cà Mau.

Với gia tài 60 bài vọng cổ và bài bản đờn ca tài tử, khẳng định nội lực và sức sáng tác khoẻ khoắn của Võ Hồng Đào. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Chia sẻ về mình, tác giả Võ Hồng Đào cho biết: “Riêng tôi, bản vọng cổ không chỉ là một di sản văn hoá mà nó còn mang cả tâm hồn, cốt cách của con người phương Nam. Bản thân tôi được sinh ra trong gia đình mà ai cũng yêu bộ môn nghệ thuật này. Có lẽ vì thế mà niềm đam mê ấy được hình thành từ lúc tôi còn rất nhỏ. Đến hôm nay tôi mới có cơ hội thể hiện niềm đam mê ấy qua những tác phẩm được viết lên từ tình cảm của mình”.

Là cán bộ tuyên giáo, tác giả Võ Hồng Đào còn hướng đến sáng tác những bài ca tuyên truyền về thành tựu của quê hương, những con người, những việc làm có ích trong cuộc sống. Có thể nói rằng, Hồng Đào không chỉ làm tròn trịa, mà còn có những khoảnh khắc xuất thần, tạo được cảm hứng dạt dào từ những đề tài tưởng chừng là khô khan.

Chị bộc bạch: “Tôi thực hiện được ước mơ và niềm đam mê của mình là nhờ sự dìu dắt của những người mà tôi hết lòng yêu kính: tác giả Huỳnh Hồng, Nghệ sĩ Minh Hoàng, tác giả Minh Đăng, Nguyễn Văn Mần, Nghệ sĩ Trọng Hiếu… và rất nhiều cô, chú, anh chị đã giúp đỡ, động viên, tiếp lửa cho tôi để tôi càng có thêm động lực và tình yêu với bộ môn nghệ thuật này”.

Mỗi tác phẩm mới, tác giả Hồng Đào đều cẩn trọng, tỉ mỉ, từ thu thập chất liệu, phác hoạ ý tưởng, lựa chọn ngôn ngữ và trao đổi, tham khảo ý kiến của những bậc tiền bối. Gia tài của tác giả sinh năm 1986 đến nay gồm 60 bài vọng cổ và bài bản đờn ca tài tử. Một con số đủ nói lên nội lực và sức sáng tác khoẻ khoắn của tác giả này. Dù vậy, Hồng Đào vẫn khiêm tốn tâm sự: “Tôi còn phải học hỏi rất nhiều, nỗ lực rất nhiều. Tôi luôn căn dặn riêng mình phải đến với những tác phẩm nghệ thuật bằng tình cảm chân thành nhất. Phải luôn giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật của dân tộc và không ngừng sáng tạo để làm mới mẻ bộ môn này”.

9X đam mê vọng cổ

Tác phẩm “Cánh sen dâng đời” vừa đoạt giải A cuộc thi sáng tác tác phẩm nghệ thuật chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 do Hội Sân khấu Việt Nam tổ chức. Tác giả của bài vọng cổ ấy là chàng trai trẻ Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1995, quê xã Hoà Thành (TP Cà Mau).

Trần Hoàng Phúc, chàng trai trẻ vừa đoạt giải A trong cuộc thi các tác phẩm nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Là người con của mảnh đất Cà Mau, từ nhỏ những giai điệu quê hương đã len lỏi và ăn sâu vào tâm khảm của Trần Hoàng Phúc. Đam mê lớn theo từng ngày. Trong 4 năm đại học, bên cạnh những kiến thức nền tảng về văn học, nghệ thuật được trang bị từ trường lớp, Phúc dành thời gian đến các sân khấu, Viện Dưỡng lão nghệ sĩ, Chùa Nghệ sĩ, Ban Ái hữu nghệ sĩ TP Hồ Chí Minh... để tìm hiểu sâu hơn về không khí nghệ thuật, con người nghệ thuật nơi đây.

May mắn được gặp những nghệ sĩ đã dành cả cuộc đời, tâm huyết cho nghệ thuật sân khấu như: NSND Bạch Tuyết, NSƯT Út Bạch Lan, giảng viên Nhứt Dũng, Kim Loan (Trường Đại học Sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh), Đạo diễn Hồng Dung... Chính mối duyên gặp gỡ này đã giúp cho đam mê nghệ thuật trong anh thêm cháy bỏng. Năm 2016, trong một lần đến Viện Dưỡng lão nghệ sĩ TP Hồ Chí Minh, tận mắt nhìn mảng màu hoàn toàn khác với sự lung linh trên sân khấu, những nốt trầm của nhiều “kiếp tằm” một thời vàng son, cùng biết bao câu chuyện cuộc đời... đã dấy lên trong lòng Phúc một cảm xúc dào dạt. Và rồi bài vọng cổ “Trót mang lấy kiếp con tằm” ra đời, như một sự đồng điệu, cảm thông.

Đam mê con đường sáng tác luôn như ngọn lửa âm ỉ cháy trong con người của chàng trai Đất Mũi này. May mắn trong lĩnh vực sáng tác, những tác phẩm đầu tiên, Phúc được các nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Hương Tràm như: Thanh Thảo, Ngọc Xanh, Kim Hiền, Nhất Phương... thể hiện, là thuận lợi rất lớn khi đến với khán, thính giả.

Rồi khi chứng kiến những mất mát, hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu, tình nguyện viên, nhà hảo tâm trong cuộc chiến chống Covid-19, Phúc lại nhen nhóm trong lòng những ý tưởng mới.

Phúc tâm tình: “Viết về đề tài dịch bệnh khó, ban đầu tôi không dám khai thác, bởi nếu viết không khéo, tác phẩm sẽ rất khô cứng. Nhưng rồi qua một thời gian dài quan sát, nhìn các cô chú anh chị soạn giả sáng tác, đặc biệt là một loạt các chương trình nghệ thuật trực tuyến của Đoàn Cải lương Hương Tràm, nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả, càng thôi thúc tôi phải viết, để thể hiện một phần trách nhiệm, với tư cách là một tác giả trẻ. Vì vậy, đầu tháng 8 năm nay, tôi mới bắt đầu khai thác và viết về đề tài này”.

Hoàng Phúc chia sẻ: “Bài ca cổ “Cánh sen dâng đời” như lời tri ân đối với anh Vũ Quốc Cường, một người nhiệt huyết với công tác thiện nguyện và đã qua đời vì Covid-19. Sau khi anh mất, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư động viên gia đình anh và nhấn mạnh: “Những việc làm thiện nguyện cao đẹp của anh Cường như những bông sen sẽ tiếp tục toả hương thơm, nhắc nhở và khơi dậy hơn nữa những trái tim nhân ái, lẽ sống cao đẹp, cống hiến vì cộng đồng và xã hội””.

Chỉ trong hơn 2 tháng, Phúc viết được 5 bài vọng cổ và có 3 bài đã được Đoàn Cải lương Hương Tràm dàn dựng, biểu diễn phục vụ bà con. “Trong cuộc chiến chống dịch, người nghệ sĩ cũng giống như những đoá hoa làm dịu lại mảnh đất khô cằn. Những tác phẩm nghệ thuật với chủ đề phòng, chống dịch được sáng tác nghiêm túc ở nhiều thể loại: văn học, âm nhạc, sân khấu, hội hoạ... đã kịp thời ghi nhận đóng góp của lực lượng tuyến đầu, tuyên truyền và cổ vũ tinh thần phòng chống dịch; đồng thời là món ăn tinh thần ít nhiều xoa dịu không khí ngột ngạt của những ngày tin tức dịch bệnh dồn dập, dễ khiến con người ta có cái nhìn tiêu cực, bi quan”, Hoàng Phúc chia sẻ./.

 

Quốc Rin - Ngọc Trầm

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.