ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:34:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những kỷ niệm nhớ Bác Hồ

Báo Cà Mau Năm 1955, kỷ niệm 10 năm Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tôi là học sinh miền Nam - một đội viên thiếu niên vừa tròn 14 tuổi. Tôi may mắn được chọn vào đội học sinh miền Nam diễu hành qua lễ đài Ba Ðình - Hà Nội trong ngày lễ trọng đại đó. Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là biết chắc thế nào cũng được gặp Bác Hồ.

Hơn 1 tháng luyện tập đội hình, chúng tôi vô cùng tận tâm và háo hức. Luyện tập đội hình đội ngũ đi trong ngày lễ lớn của quốc gia không phải là chuyện giản đơn. Nhưng chúng tôi không ai thoái chí, nản lòng mà rất kiên trì tập luyện. Chúng tôi không một ai muốn bị rớt lại, vì tất cả đều khao khát trông đợi ngày được gặp Bác Hồ.

Chúng tôi được phát đồng phục mới tinh và chiếc khăn quàng đội viên đỏ rực, được đưa về Thủ đô trước ngày lễ độ 1 tuần, để ráp đội hình chung và làm quen sân lễ. Ðối với trẻ con chúng tôi lúc đó, thời gian trôi như tia chớp và niềm vui cứ đến ào ào như những cơn dông. Ở Thủ đô 1 tuần, vừa luyện tập vừa được xe chở đi xem cảnh phố phường, ngày lễ đến lúc nào không hay.

Tranh: Minh Tấn

Tôi còn nhớ, hôm đó mới 3 giờ sáng, chúng tôi đã được cô giáo đánh thức. Ðúng 5 giờ sáng, đội hình học sinh, sinh viên của chúng tôi cùng tất cả các đội hình khác đã ngay ngắn, chỉnh tề trên quảng trường. Không biết người lớn ra sao, chứ trẻ con chúng tôi vô cùng hồi hộp. Tôi có cảm giác như trái tim mình khó có thể ở yên trong lồng ngực lâu hơn. Nhất là khi trên lễ đài lần lượt xuất hiện đoàn đại biểu Ðảng, Nhà nước, xuất hiện Bác Hồ. Hình như tất cả chúng tôi và mọi người chỉ kịp kêu lên: “Bác Hồ! Bác Hồ!”, rồi cứ thế để cho hình ảnh Bác nhoà đi qua màn lệ khao khát đợi chờ, sướng vui, xúc động.

Tôi không biết là bao nhiêu lâu sau, nhưng nhớ rất rõ phải lâu lắm trên lễ đài mới thôi giơ tay vẫy chào và phía dưới, sóng biển người mới thôi xào xạc. Buổi lễ bắt đầu và lúc đó Bác đọc diễn văn, giọng Bác thật ấm áp. Các đội viên vinh dự lại tiếp tục tặng hoa và quàng khăn đội viên cho Bác. Sau đó là lễ duyệt binh và tuần hành biểu dương lực lượng. Cứ mỗi lớp người qua lễ đài, bước chân dù có rầm rập đến đâu, đội ngũ dù có trùng điệp nhường nào, tất cả hướng về lễ đài mong được nhìn Bác thật lâu.

Ðó là lần đầu tiên trên miền Bắc tôi được nhìn thấy Bác Hồ. Sau này tôi còn được gặp Bác nhiều lần nữa, trong nhiều dịp khác nhau.

Tôi nhớ hoài chuyến đến trường bất ngờ của Bác vào giờ ăn trưa của chúng tôi. Hôm đó, bỗng nhiên chú Hiệu trưởng (hồi đó chúng tôi gọi chú chứ không gọi thầy) dẫn một ông già râu dài, với bộ áo cánh nâu kiểu nông dân miền Bắc hay mặc, đầu đội nón lá phụ nữ bước vào. Chúng tôi chưa hết ngơ ngác thì Bác bỏ nón, bỏ bộ râu cải trang. Bác cười rất tươi, rất phúc hậu. Bác nói:

"Các cháu cứ ăn cơm đi, Bác vào đây một chút thôi, để coi các chú, các cô nuôi các cháu ra sao"...

 Bác đi giữa các dãy bàn suốt phòng ăn, dừng lại một số mâm hỏi han và vuốt tóc từng đứa một. Bác xuất hiện một chút vậy thôi mà gần như thu hút, đảo lộn hết thảy chúng tôi. Những năm ấy chúng tôi vẫn thường được Bác về thăm như thế. Quà của Bác mỗi lần về chẳng có gì ngoài những viên kẹo nhỏ Bác mang chia đều, nhất là vào những dịp hè, dịp Tết. Quà ít ỏi vậy mà chúng tôi đã nâng niu, ấp ủ, bao bọc rất kỹ lưỡng, chờ mang về Nam khoe với cha mẹ, anh chị, bạn bè, bà con cô bác, khoe với tất cả những ai từng khao khát mà chưa làm sao được gặp Bác Hồ.

Những năm 1955-1959, thượng khách nước ngoài đến thăm miền Bắc phải đi bằng đường thuỷ và cập bến Hải Phòng. Mỗi lần có khách quý, chúng tôi đều được đứng ở vị trí hai bên đường làm hàng rào danh dự để đón tiếp. Riết rồi chúng tôi quen đón tầm cỡ khách, để biết Bác có xuất hiện hay không. Thường trong những lúc Bác đi đón khách, Bác đứng trên chiếc xe mui trần, giơ tay vẫy chào hết thảy học sinh, cán bộ, đồng bào đứng dọc hai bên đường. Những năm 1960-1963, khi Sân bay Gia Lâm hoạt động trở lại, Bác thường đón khách ở đó.

Tôi nhớ mãi lần Bác Hồ đưa Tổng thống Xu-các-nô và phu nhân đến thăm Trường Ðại học Sư phạm Hà Nội của chúng tôi. Ðó là năm 1963, lần đó tôi cũng được chọn vào hàng ngũ danh dự để đón tiếp phái đoàn mà chúng tôi biết chắc được Bác Hồ đưa đến. Có đến 100 nữ sinh viên được chọn đứng hàng rào danh dự, chúng tôi đều phải mặc áo dài. Tôi được chọn đứng vào vị trí gần Bác Hồ nhất vì ở ngay bậc tam cấp cửa dẫn vào hội trường, nơi sinh viên đã tập trung đón khách.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu. Nguồn Internet

Xe đỗ cách bậc thềm chừng 10 thước, bảo vệ theo Bác mở cửa, Bác bước ra. Bên xe bạn, Tổng thống và phu nhân cùng vài vị khách trong đoàn lần lượt xuống xe. Bác bước lại đón khách và đưa tay, ý chỉ lối cho khách vào hội trường. Tôi nhớ rất rõ, Tổng thống, phu nhân của Tổng thống và Bác đã đi ngang hàng đến bậc thềm. Ðến đó, Bác nhường khách lên trước, bản thân mình từ tốn bước theo sau.

Năm 1964, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Sau lần gặp ấy, trường tôi phải đi sơ tán tận Thái Nguyên, nơi Bác và Trung ương ngày xưa đã ở. Lần gặp đó, là lần gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi cho đến ngày Bác qua đời.

Khi tôi là giáo viên dạy Văn Trường cấp 3 Ðan Phượng, Hà Nội, 1 tháng trước ngày Bác mất, chúng tôi được thông báo về tình trạng sức khoẻ của Bác gần như hằng ngày. Vậy mà sáng ngày 4/9, Ðài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam báo tin: “Hôm qua, vào lúc 9 giờ 47 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta sau một cơn đau tim nặng...”.

Chúng tôi đã lắng nghe trong tiếng nấc của mỗi người, của chính mình. Khóc mà không sao khỏi bật lên thành tiếng. Tiết đầu hôm đó, tôi vẫn đến lớp với học sinh. Tôi còn nhớ, chỉ ghi vỏn vẹn những chữ sau đây thiệt lớn trên bảng đen trước mặt các em:

“9 giờ 47 phút ngày 3/9/1969, Bác Hồ kính yêu vĩnh biệt chúng ta"

Tôi viết và biết rõ dòng chữ ấy không chỉ dặn các em mà còn để ghi xương khắc cốt trong mình. Hôm đó tôi và các học sinh cùng chung một bài học: Bài học về sự hy sinh lo cho nước, cho dân suốt cuộc đời của Bác.

Lễ tưởng niệm và việc viếng Bác tại Thủ đô kéo dài suốt 1 tuần. Cho đến bây giờ, tôi không còn nhớ trong tuần lễ đó chúng tôi đã dạy và học ra sao?. Tôi chỉ còn nhớ những câu chuyện đầy xúc động đã diễn ra ngay sau những ngày Bác qua đời. Như chuyện có rất nhiều ông già, bà lão từ các tỉnh xa xôi chưa một lần về Hà Nội, lần này đã đi bộ về Thủ đô viếng Bác. Có ông già mù loà từ Thái Nguyên đã theo con cháu xuống núi về Thủ đô để được gần gũi bên Bác. Một điều nữa tôi cũng nhớ rất rõ là, suốt 1 tuần diễn ra lễ tang Bác, trời miền Bắc luôn đổ mưa tầm tã. Và nước mắt của đồng bào mọi miền về tiễn Bác cũng tầm tã trên Quảng trường Ba Ðình.

Bác đã ra đi sau kỷ niệm Quốc khánh 2/9/1969 có 1 ngày (sau này mới biết là Bác mất ngày 2/9, nhưng không muốn Quốc tang trùng Quốc khánh nên Ðảng ta thông báo Bác mất vào ngày 3/9).

Lịch sử có những điệp khúc thật hào hùng. Lúc sinh thời Bác nào ngờ kỷ niệm 30 năm thành lập nước 2/ 9/1975, được diễn ra ngay năm đất nước vừa được giải phóng, đồng bào Bắc - Nam sum họp một nhà, đã thoả lòng mong đợi của Bác.

Ngày 2/9/1975, tôi vừa đặt chân xuống thị xã Cà Mau, lòng tôi day dứt một nỗi đau, một niềm thương tiếc Bác.

Khi trở về miền Nam, Lăng Bác làm chưa xong. Mãi đến năm 1980, tôi được cùng một đoàn cán bộ quản lý giáo dục ra học tập các trường tiên tiến phía Bắc. Khi đó, tôi mới có dịp vào viếng Lăng Bác. Tôi đã khóc suốt giờ chiếu phim dựng lại cuộc đời hoạt động của Bác. Mọi người cũng như tôi, khóc trong hàng chờ vào Lăng mà văng vẳng bên tai là những bài hát ca ngợi Bác Hồ. Không khí trong Lăng mát lạnh. Bác nằm đó, hồng hào và thanh thản như chỉ vừa đi vào một giấc ngủ sâu. Bác nằm đó, giữa các anh lính trẻ đứng canh giữ giấc ngủ hiền của Bác.

Ðâu phải chỉ có những thầy cô giáo chúng tôi mới hiểu nhiều về Bác mà cả dân tộc ta đều hiểu Bác thật nhiều. Bác là con người hơn hết thảy mỗi người chúng ta. Bác thật gần gũi nhưng cũng hết sức thiêng liêng và bất diệt. Ra đi, Bác đã để lại cho chúng ta tất cả.

Tình yêu đối với Bác Hồ sâu nặng bao la nói sao cho hết. Tôi chỉ muốn thổ lộ một điều bình dị nhất: Ước gì! Ước gì Bác vẫn còn sống được với chúng ta cho đến bây giờ!

 

Ðàm Thị Ngọc Thơ

 

Thông tư 20 - Từ quy định đến thực tiễn

Thông tư 20/2023/TT-BGDÐT của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) có hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2023. Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, nhằm chuẩn hoá các điều kiện từ cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, nhân viên cho công cuộc đổi mới toàn diện theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.

Nan giải bài toán “ngọt hoá” - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

"Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ luỵ sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hoá. Mặc dù hệ thống thuỷ lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hoá", đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hoá tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán “ngọt hoá”

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hoá. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hoá.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài cuối: Tìm lời giải tối ưu

Chăm lo toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là công việc quan trọng xuyên suốt được Ðảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; thể chế hoá bằng chủ trương, chính sách, pháp luật. Bằng quyết tâm chính trị cao độ và sức mạnh đồng thuận của cả cộng đồng, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS bằng sự linh hoạt, phù hợp với nhiều cách làm hay, hiệu quả.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.