ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 10:33:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những người mẹ áo nâu

Báo Cà Mau (CMO) Hơn 10 năm qua, Niệm Phật Đường Hưng Phước dang tay đón nhận và cưu mang trên 30 em nhỏ bị bỏ rơi. Những đứa trẻ được ăn học, được vui chơi và lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, đùm bọc của các sư cô.

Niệm Phật Đường Hưng Phước toạ lạc tại ấp Lung Dừa, xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau. Trụ trì là sư cô Thích nữ Diệu Tánh. Qua nhiều lời kể chúng tôi được biết, từ năm 9 tuổi sư cô Diệu Tánh đã mồ côi mẹ, cha đi bước nữa, sư cô về ở cùng bà ngoại rồi sau này xuất gia. Suốt những tháng ngày ấu thơ, chính mái chùa là nơi bảo bọc cuộc đời sư cô, để rồi sau này lớn lên sư cô đồng cảm trước những số phận không may mắn giống như mình thuở bé nên quyết định phát tâm nhận nuôi các cháu.

Các con được sống trong tình thương bao la bác ái nơi chốn Phật đường.

Là người cùng với sư cô Diệu Tánh nhận nuôi các bé từ những ngày đầu tiên, sư cô Thích nữ Diệu Minh bồi hồi nhớ lại: Khi chùa mới xây xong, diện tích chỉ vỏn vẹn 100 m2, trong năm đó 2 sư cô nhận nuôi 8 bé. Thời điểm ấy, chùa cũng chưa phải là cơ sở thờ tự chính thống nên vắng bóng phật tử, chi phí nuôi dưỡng các con gặp vô vàn khó khăn, chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của các phật tử thân tín. Một phần các sư cô chưa có kinh nghiệm chăm trẻ con nên khá vất vả.

"Lúc mới nhận nuôi các cháu, chúng tôi chỉ dám ngủ từ 1-2 tiếng. Đối với các bé còn nhỏ, cứ cách 2 tiếng, các sư cô cho uống sữa 1 lần. Các bé đỗ bệnh phải có 2 người túc trực trong bệnh viện để chăm sóc, rồi lâu lâu lại kê tay vào mũi cháu xem còn thở hay không. Có lúc không còn tiền mua tã lót, buộc lòng phải để các con tè dầm rồi thay nhau giặt", sư cô Diệu Minh kể lại.

Các cháu đều được khai sinh bằng họ Lý và Huỳnh (họ trước khi xuất gia của 2 sư cô Thích nữ Diệu Tánh và Thích nữ Diệu Minh). Những cái tên như Minh Phúc, Minh Khôi hay Diệu Tâm, Diệu Hạnh được các sư cô lựa chọn cẩn thận mang nhiều ý nghĩa cầu chúc những điều tốt đẹp, may mắn, bình an cho các bé.

Như lời sư cô Diệu Minh kể, những đứa trẻ tại chùa, phần lớn, không phải trẻ mồ côi như nhiều người hay nghĩ tới, mà chính xác là trẻ bị bỏ rơi. Đặc điểm của các con là đều bị bỏ lại trước cổng chùa, trong khoảng thời gian giữa đêm hay sáng sớm. Thậm chí, có một số bé bị bỏ trong các thùng mì tôm, giỏ xách, chỉ được bọc sơ sài trong một tấm chăn mỏng, nằm hàng giờ ngoài trời gió lạnh. Một số bé khi được đưa vào chùa thì toàn thân tím tái, sức khoẻ suy kiệt, nếu các sư cô không phát hiện sớm, các con có thể rời khỏi "cõi tạm" ngay trong đêm.

Những ngày đầu nhận nuôi các bé, khó khăn trăm bề là thế, các sư cô còn phải đối mặt với những điều tiếng không hay, những ánh mắt không mấy thiện cảm của nhiều người xung quanh. "Ban đầu các sư cô cũng buồn lắm, nhưng nghĩ mình không làm điều gì sai trái, việc làm này xuất phát từ cái tâm của mình rồi dần theo thời gian người ta cũng hiểu và thương các con nhiều hơn", Sư cô Diệu Minh bộc bạch.

Dù không có quan hệ huyết thống, các sư cô ở đây đều hết mực yêu thương các bé. Dưới mái ấm giản đơn, hàng ngày người ta vẫn nghe những câu gọi quen thuộc kiểu "Con trai yêu của phụ ơi!", "Con gái yêu của phụ ơi!". Các bé thì tíu tít gọi nhau bằng sư huynh, sư đệ. Bé nào mặt mày cũng sáng sủa, ngoan ngoãn, lễ phép.

Khi được hỏi, đã từng có gia đình nào vào xin nhận các cháu làm con nuôi hay không, trong ánh mắt đầy đăm chiêu, sư cô Diệu Minh trải lòng: "Cũng có nhiều gia đình hiếm muộn ngỏ ý nhận nuôi các bé. Để các con rời xa mái chùa, cuộc đời các con cũng sung sướng hơn, các sư cô cũng đỡ phần vất vả. Tuy nhiên, khi về với gia đình mới, các con có được yêu thương, đời các con đã bất hạnh 1 lần, các sư cô không muốn các con phải hứng chịu thêm nỗi đau nào nữa. Chính bởi suy nghĩ ấy các ni sư chỉ chấp nhận những gia đình bên ngoài làm cha mẹ đỡ đầu cho các em, ít ra sau này các em trưởng thành, ngôi chùa vẫn là mái nhà chung để các em có chốn quay về".

Nghĩ đến tương lai các bé, các sư cô hoàn toàn không ép buộc các các em phải theo con đường tu học, việc giáo dục kiến thức, đạo đức lối sống cho các em được các sư đặt lên hàng đầu. Mặc dù điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng các sư cô vẫn quyết tâm cho các bé được cắp sách đến trường như bao đứa trẻ đồng trang lứa. Tính tới thời điểm hiện tại, trong số 32 em được nhận nuôi đã có 25 em được đến trường, trong đó 5 em đã tốt nghiệp THPT.

Nắng chiều đã tắt, cũng là lúc các cô nhóc, cậu nhóc tan học trở về. Từng chuyến xe máy của các chị bảo mẫu lần lượt chở các em ở lứa tuổi mẫu giáo về chùa, không gian tĩnh lặng bỗng chốc hoá rộn ràng bởi tiếng nói cười của trẻ thơ. Các con bước vào, vai đeo cặp, thấy có khách liền chắp tay "A di đà Phật", rồi chạy nhanh vào phòng thay quần áo, xuống bếp ăn cơm. Bữa ăn chỉ là những món canh rau, đồ chay đạm bạc, nhưng bé nào cũng ăn ngon miệng khiến ai nhìn vào cũng cảm thấy ấm lòng.

Rời Niệm Phật Đường Hưng Phước, trong lòng chúng tôi mang theo nhiều cảm xúc. Nỗi chạnh lòng thương cho số phận của các em tan biến nhanh, thay vào đó là vui mừng vì các em tìm được một mái ấm đúng nghĩa. Nghĩ đến đây, chúng tôi càng cảm phục tấm lòng từ bi, bác ái của những người mẹ mặc áo nâu sồng./.

Niệm Phật Đường Hưng Phước được xây dựng vào năm 2008 trên địa phận xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau. Đến năm 2015, nơi đây được công nhận là cơ sở thờ tự chính thống trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng là 1 trong 5 trung tâm nuôi trẻ mồ côi tại TP. Cà Mau. 

Nghĩa Lâm

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).