ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 06:56:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những phận đời bất hạnh

Báo Cà Mau (CMO) Khi vui thì họ hát, buồn thì la ó, chửi bới, ăn khi được cho ăn, uống thuốc khi đến giờ và dĩ nhiên họ thích thì họ mới làm, còn không thì vùng vẫy kháng cự. Lánh xa vòng xoáy của cuộc sống hiện tại, thế giới của họ được nhìn qua một lăng kính rất khác.

Khoa Tâm thần, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau là nơi tiếp nhận và điều trị cho hàng chục bệnh nhân tâm thần. Cuộc sống của những phận đời nơi đây được phác thảo bằng những mảng màu đen tối và phía sau đó là những câu chuyện đời bất tận.

Kiếp người dang dở

Khu vực điều trị này như tách xa hẳn thế giới đời thực của xã hội. Tổng khoa có gần 10 phòng, chia làm hai khu, nam và nữ, có khu hành lang và lối ra bao giờ cũng "cửa đóng then cài" cẩn thận. Mỗi phòng bệnh có 6-7 chiếc giường sắt, quạt trần trên cao lúc nào cũng bật dù mưa hay nắng để không khí thoáng hơn. Trong ánh đèn điện chập chờn, những bức tường được bệnh nhân vẽ đủ thứ hình ảnh, đầu mỗi chiếc giường đều có một sợi dây, theo giải thích của chị hộ lý, dùng để trói bệnh nhân khi lên cơn.

Thấy chúng tôi đến thăm, bên trong khung cửa sắt vài ba người, già có, trẻ có xúm lại vỗ tay reo vui như có người thân đến thăm, có người còn khoe “chiến tích” hôm nay không làm đổ cơm. 

Cuộc sống ở nơi này là vậy, hầu hết bệnh nhân đều vui vẻ, họ sống trong thế giới của những cảm xúc tự do. Họ từ bỏ cái ngột ngạt đời thường để bước vào thế giới riêng của họ, thế giới của người điên. 

Chỉ tay về chiếc giường sau lưng tôi, hộ lý Trịnh Thị Cúc cho hay: “Chú Tuấn nằm ở đây từ hồi khoa mới có, tính ra cũng gần 20 năm rồi”. Trên chiếc giường sắt được trải tấm chiếu mỏng là hình ảnh một ông cụ ngoài 60 tuổi, râu tóc bạc phơ, nằm co ro, ánh mắt vô hồn.

Theo lời kể của hộ lý Cúc, ông Tuấn phát bệnh từ lúc còn trẻ nên không có vợ con, cha mẹ đã mất hết, anh chị em có đến 2-3 người cũng bị bệnh tương tự. Mọi chi phí điều trị đều phải nhờ vào bảo hiểm, còn lý do tại sao ông mắc bệnh thì không ai biết. 

Phía sau khung cửa sắt là những phận đời khóc cười lẫn lộn.

Bao nhiêu con người là bấy nhiêu câu chuyện khổ đau trong quá khứ, vì tai nạn, vì sau sinh, vì tình, vì công việc, áp lực học hành và những tổn thương thể trạng sâu sắc. Những cú sốc tâm lý khiến họ không thể chịu đựng được để rồi phải phát điên.

Hộ lý Cúc lần lượt kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của các bệnh nhân tại đây. Trong suốt 6 năm chị công tác tại bệnh viện, nhiều lúc số lượng người bệnh vào đây lên đến hơn 50 người. Trong đó, trường hợp người bệnh neo đơn, không biết danh tính, gia đình ở đâu ngày càng gia tăng. “Bệnh này là bệnh phải điều trị lâu dài, có nhiều gia đình nuôi không nổi đành phó mặc cho bệnh viện, người có vợ, có chồng khi vào đây được vài tháng thì cũng bị vợ, chồng bỏ rơi, còn ai có anh chị em thì lâu lâu vào thăm rồi về. Cũng không trách được vì ai cũng còn gia đình riêng”, chị Cúc bùi ngùi.

Chị Cúc cho biết, không ít gia đình vì tuyệt vọng đã bỏ hẳn người bệnh, không tới lui chăm sóc, thậm chí đến khi người bệnh chết, người nhà cũng không đến nhận xác. "Nhiều lần bệnh nhân than với tôi rằng nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con. Lúc không lên cơn họ như bao người bình thường, cũng tâm sự nghề nghiệp, chuyện gia đình và hơn hết là hy vọng sớm hết bệnh để được về nhà", chị Cúc tâm sự.

Cần lắm những điểm tựa

Khoa Tâm thần như một "mái nhà tạm" cho những bệnh nhân đến điều trị. Hiện nay, số lượng người bệnh ngày một gia tăng, cơ sở vật chất tại bệnh viện chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt đặc thù của những bệnh nhân mắc chứng bệnh này.

Phó phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau Trần Quốc Bình cho biết: "Số lượng bệnh nhân tăng cao, trong khi đó số giường bệnh có hạn, nên việc bệnh nhân đến điều trị không có giường nằm, phải nằm dưới sàn nhà là chuyện bình thường. Bên cạnh đó, khi gặp các trường hợp người bệnh neo đơn, bệnh viện phải tìm cách vận động xin bảo hiểm, quần áo, mùng mền. Bệnh viện chỉ làm nhiệm vụ điều trị bệnh, cho nên ở đây họ không có không gian vui chơi, ngay cả việc ăn uống cũng phải ngồi ăn tại giường bệnh".

Công tác xã hội hoá được thực hiện tích cực nên hai năm gần đây, số người thấu hiểu, cảm thông đến với người bệnh ngày càng nhiều để động viên, sẻ chia gánh nặng, giúp người bệnh yên tâm chữa bệnh. Ban giám đốc bệnh viện nhiều lần vận động cán bộ, nhân viên quyên góp đồ dùng và kinh phí hỗ trợ bệnh nhân, tranh thủ mọi mối quan hệ để kêu gọi, xin giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội. Các bác sĩ, điều dưỡng trong quá trình khám chữa bệnh cũng tích cực chia sẻ thông tin đến người nhà bệnh nhân, những nhà hảo tâm mong sự chung tay cùng bệnh viện chăm lo bệnh nhân.

"Để giải quyết vấn đề không gian ăn uống cho người bệnh, chúng tôi vận động các mạnh thường quân làm một mái che tiền chế, sửa chữa phần sân nền của khoa, cho đặt một số bàn ăn. Bệnh nhân có được chỗ ăn cũng như không gian thoải mái để thư giãn, bệnh tình từ đó cũng cải thiện nhiều hơn", ông Bình vui mừng.

Chia tay những bệnh nhân tại đây, chúng tôi băn khoăn không biết tương lai họ sẽ đi về đâu, ngày được về nhà còn xa hay gần... Nhưng chỉ biết, trong thế giới của những cảm xúc tự do ấy, họ vẫn luôn được cộng đồng xã hội thông cảm và sẻ chia./.

Lâm Nghĩa

Liên kết hữu ích

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.