ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 19:45:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những vòng xoáy trong đời

Báo Cà Mau (CMO) Bằng giọng văn chậm rãi, tự để câu chuyện và nhân vật tạo nên cao trào, những truyện ngắn trong tập truyện ngắn “Làn gió chảy qua” của nữ Nhà văn “lão làng” Lê Minh Khuê có sức hút kỳ lạ - như những tác phẩm trước đó.

Nhẩn nha, tác giả kể lại chuyện người, chuyện đời với những số phận, những rủi may, có những xoay vần của định mệnh và thời thế… mà người trong cuộc dù có mạnh mẽ, gai góc đến đâu đôi lúc cũng bị những vòng xoáy nghiệt ngã của cuộc đời cuốn trôi, quăng quật đến mức chẳng thể còn nhận ra nhau.

Đó là tình bạn của 3 người, biết nhau từ thuở cắp sách đến trường, 2 người biết được hoàn cảnh "giật gấu vá vai" của bạn nên lén gia đình lấy gạo, để dành tiền giúp bạn phần nào thoát được cảnh cơ cực. Nhưng rồi, khi cha của người bạn bị bắt trong khi mình ở vị thế có thể giúp được chỉ bằng một vài lời nói nhưng vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp, người bạn từng cơ hàn ngày nào đã chọn cách “lờ” đi để rồi sau này khi sa cơ thất thế gặp lại bạn, anh ta chỉ biết cúi mặt bởi cuộc đời đã làm thay cho những vay - trả tình nghĩa mà mình đã nhận nhưng chưa một lần đáp lại sao cho tròn vẹn (Những ngày nghĩa hiệp).

Hoặc như đó là tình yêu thương của hai cô cậu bé, vì hoàn cảnh phải ăn nhờ ở đậu nhà người quen, sự động viên, trìu mến dành cho nhau dường như còn vượt lên cả tình yêu thông thường nhưng chưa ai một lần dám ngỏ lời. Thời thế biến đổi, cậu con trai phải rời nhà để rồi mấy mươi năm sau trở về nơi cũ, lòng thấy thắt đau khi cô bạn bé nhỏ, dịu dàng hôm nào giờ đã lấy người mà khi xưa cô ghét nhất - con trai chủ nhà và hầu như biến thành hình mẫu mà người cô đã từng ghét nhất.

Cậu con trai ấy, giờ đã thành một người đàn ông trung niên, rời đi, lòng hẫng hụt như vừa đánh mất một báu vật trong đời. Nhưng may mắn, cuộc đời vốn luôn có những món quà bất ngờ khi cô bé hôm nào, giờ đã thành vợ, thành mẹ đuổi theo. “Mới có độ hai mươi phút trước mặt Phụng bây giờ là một Vân khác cũng không phải Vân của thời đứng bên nhau cạnh bể nước không phải Vân lạnh như băng với “rác rưởi” thường trực trên môi. Nhìn Vân lúc này Phụng chỉ muốn ào tới ôm xiết vào lòng. Bé nhỏ, cô đơn với mắt nhoè nhoẹt nước, chắc là khóc từ ở nhà, Vân giơ tay chới với bảo anh quên bật lửa này! Tự bảo em mang ra cho anh. Chả hiểu sao cứ bắt em đem ra cho anh! Vân đưa bật lửa cho Phụng rồi như không thể gan góc được nữa oà lên khóc. Giữa phố đông giữa mắt nhìn tò mò giữa chiều lạnh giữa những gì như không còn cứu vớt được… "(Giữa chiều lạnh).

Bằng lối viết rất riêng, nhất là khoản chấm phẩy trong câu nên nếu với những độc giả chưa quen với lối viết này ắt hẳn sẽ nhiều lần… đứt hơi vì có những đoạn đọc gần hết nửa trang giấy mà vẫn chưa thấy dấu chấm câu nào. Nhưng bù lại, những đề tài trong các truyện ngắn của Lê Minh Khuê luôn khiến người đọc dõi theo từng diễn biến câu chuyện và các nhân vật, từ chuyện “Giới doanh nhân trẻ nhiều xuất thân ở chỗ nhọc nhằn giờ có tiền lại chưa kịp văn minh" (Một chút biển); hay như những dằn vặt nhau của những người từng ở hai bên đầu chiến tuyến nhưng lại sống chung trong đại gia đình kéo dài gần mấy chục năm nhưng “Mặc kệ chuyện người lớn. Tôi và Tomy ngồi giữa lũ bạn. Chúng tôi nhìn sông êm đềm. Nhìn thành phố nhà cao xe nhiều. Nhìn các cô gái trẻ đẹp trên bờ sông chụp ảnh cho nhau. Chúng tôi đều mười tám tuổi. Tôi nhìn Tomy thấy nó rất đẹp trai. Nói kiểu bọn tôi là “đẹp choai”. Khuôn mặt nó có cái vẻ sáng sủa của tương lai. Trưa nay bà nội tôi đã kịp bình về nó như vậy. Nó là con ông Mỹ nhưng dòng máu Việt chảy mạnh hơn" (Thằng Tomy về chơi).

Hoặc như cậu thanh niên trẻ nhất quyết chia tay người bạn gái nóng bỏng, sành điệu của mình khi biết được những đồng tiền mà cô xài vốn là hàng ăn cắp từ các linh kiện điện tử mắc tiền tại công ty khiến ông chủ người nước ngoài nghi ngờ, chửi váng lên rằng “người Việt hay ăn cắp” (Linh kiện điện tử).

Đôi lúc, ta cảm thấy như nghẹt thở trước những toan tính, mưu mô, không phải chỉ của người đời, mà là từ những người sống ngay trong nhà mình, ngay bên cạnh mình, được mình tin tưởng bấy lâu (Nhà cổ)… nhưng may mắn vẫn luôn có những ấm áp, lấp lánh tựa như một làn gió mát giữa trưa nắng hanh hao khiến lòng người dịu lại. “Ngoài kia là thành phố rì rầm hung dữ với mỏng manh con người. Chú thợ nhìn đôi vai người đàn ông tốt bụng. Tựa vào vai đó đâu có thể chỉ là người đàn bà?" (Giữa hai đứa trai); chỉ những điều đơn giản hoặc những khoảnh khắc ngắn ngủi thế thôi nhưng thấy dẫu có những bão dông, bi kịch, dẫu những tấn trò đời cứ như trêu ngươi…bởi “không có bọn mình thì còn có ai” nên đời vẫn đáng sống bởi người với người vẫn còn có thể tìm được nhau để tựa nương tâm hồn, tựa nương vào nhau để cùng vượt qua những thăng trầm, dông bão. Và thế đã là quá đủ!

Ngọc Lợi

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.