ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-12-24 14:59:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực chống sạt lở ven biển

Báo Cà Mau (CMO) “Chính quyền và Nhân dân Cà Mau sẽ làm mọi cách để giữ đất, giữ rừng phòng hộ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở”, đó là khẳng định của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải khi trả lời phỏng vấn trong chuyến khảo sát thực tế đê biển Tây vừa qua.

Cà Mau có bờ biển dài hơn 254 km, dọc từ Đông sang Tây. Trước tác động của biến đổi khí hậu, từ năm 2006 tỉnh đã ban bố tình trạng hộ đê khẩn cấp để huy động sự tham gia của toàn quân, toàn dân. Bắt đầu từ đây, hàng loạt giải pháp, từ phi công trình cho đến công trình đã được chính quyền và Nhân dân trong tỉnh triển khai tại những điểm không còn rừng phòng hộ như: vàm Tiểu Dừa đến cống Lung Ranh; vàm Giáo Bảy đến cống Kinh Mới, đoạn Hương Mai đến Rạch Dinh… thậm chí cả những nơi đai rừng còn dầy.

Hy vọng từ kè tạo bãi

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, hàng loạt những giải pháp từ phi công trình cho đến công trình đã được triển khai dọc theo chiều dài bờ biển của tỉnh, từ việc tuyên truyền, vận động người dân trồng rừng làm kè bằng cừ tràm, cây dừa rồi giải pháp kè rọ đá, kè bản nhựa... và giờ đây là kè ly tâm tạo bãi…

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải khảo sát thực tế đoạn kè trụ rỗng được thực nghiệm từ vàm Đá Bạc - Kinh Mới, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Song, nguồn lực có hạn trước sóng biển rất dữ dội nên bờ biển của tỉnh ngày một sạt lở nghiêm trọng. Theo khảo sát và ước tính của các ngành chuyên môn, có khoảng 80% đường bờ biển trong tỉnh bị sạt lở, bình quân mỗi năm khoảng 15 m, có nơi đến 50 m. Theo đó, rừng phòng hộ bị mất hơn 300 ha mỗi năm, những điểm không còn rừng phòng hộ, sóng đánh trực diện vào thân đê, nguy cơ phá vỡ đê biển bất cứ lúc nào.

Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, hiện nay khu vực biển Tây có gần 10 điểm với chiều dài khoảng 10 km đang đứng trước nguy cơ vỡ đê rất cao nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời.

Theo kết quả khảo sát của Tiến sĩ Trần Văn Thái, Viện Thuỷ công, tình trạng sạt lở ven biển của Cà Mau hiện nay vô cùng nghiêm trọng. Trong khoảng 400-500 ha đất bị mất do tình trạng xói lở có 2/3 nằm ở vùng ven biển.

Trong hàng loạt giải pháp chống chọi lại với thiên nhiên nhằm giữ đất, giữ rừng thì kè ly tâm tạo bãi được đánh giá là thành công nhất hiện nay. Được triển khai từ năm 2012 đến nay, giải pháp này đã đáp ứng mục tiêu đề ra khi những nơi được đầu tư loại kè này phía trong đã có bãi bồi và thảm rừng ngập mặn tái sinh. Trước kết quả đó, trong quá trình triển khai thực tế, nhiều sáng kiến liên tục được đưa ra nhằm giảm sức đầu tư, kéo thêm chiều dài của kè.

“Từ mức đầu tư khoảng 30-40 tỷ đồng/km ban đầu, còn khoảng 24-25 tỷ đồng/km như hiện nay là nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang cho thử nghiệm kè đê trụ rỗng giảm sóng theo ý tưởng của Tiến sĩ Trần Văn Thái”, ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau, cho biết.

Đoạn kè bằng trụ rỗng dài 180 m thử nghiệm tại vàm Đá Bạc đến Kinh Mới cho thấy hiệu quả khả quan.

Ý tưởng của Tiến sĩ Thái được triển khai từ năm 2016, đến tháng 4/2017 chính thức đưa vào thử nghiệm dọc 180 m bờ biển (đoạn từ vàm Đá Bạc đến vàm Kinh Mới, thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời). Kết quả thu được rất khả quan, phía trong đã bồi được khoảng 0,7 m.

"Công nghệ đê trụ rỗng có khả năng tiêu giảm sóng cao nhất, phản xạ sóng thấp nhất trong các loại kết cấu đã biết hiện nay, với hệ số tiêu sóng có thể đạt 80%, phản xạ 20%. Từ đó có thể cắt sóng từ bên ngoài, vận chuyển phù sa vào bên trong để gây bồi, tạo bãi trồng rừng. Ngoài ra, đê trụ rỗng có độ ổn định cao, do được đúc sẵn trong nhà máy, chỉ đưa ra lắp đặt nên kiểm soát được toàn bộ chất lượng. Đặc biệt, khi cần có thể di chuyển đến vị trí mới”, Tiến sĩ Thái khẳng định.

Quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Là người đang gánh trên vai sứ mệnh chống chọi lại với tác động của thiên nhiên để bảo vệ sản xuất, đời sống của hàng trăm ngàn hộ dân, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải vô cùng trăn trở. Trước câu hỏi, liệu lãnh đạo tỉnh có e ngại bởi những "lời ra tiếng vào" nếu công trình thí nghiệm thất bại, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng khái: “Vấn đề lớn nhất hiện nay không phải của lãnh đạo hay người dân Cà Mau mà cả đất nước nói chung là làm sao giữ được từng tấc đất, lãnh thổ của mình. Sạt lở thời gian qua đã làm chúng ta mất đất, mất rừng quá nhiều, vì thế, nếu chúng ta không tìm được cách để khắc chế tình trạng này thì có tội với đất nước, có tội với tương lai. Từ mục tiêu chung đó, dù trước đây đã có những giải pháp thất bại nhưng không vì thất bại đó mà dừng. Với vai trò và trách nhiệm của mình, chúng ta phải tiếp tục làm cho đến khi nào bảo vệ được đất, bảo vệ được rừng, nghĩa là bảo vệ được cuộc sống người dân mới thôi”.

Thay vì cắm 2 hàng trụ để bỏ đá hộc, sáng kiến cắm một hàng cột so le để xé sóng được áp dụng mang lại hiệu quả, giảm chi phí.

Chia sẻ thêm tại chuyến khảo sát thực tế đoạn thử nghiệm đê trụ rỗng, ông Nguyễn Tiến Hải cho biết thêm, giải pháp tỉnh tiếp tục áp dụng để chống sạt lở trong thời gian tới là những điểm nào xói lở ít, còn bãi thì áp dụng công nghệ mềm để tác động, hỗ trợ tạo bãi và tiếp tục trồng rừng. Những điểm không thể làm đơn giản bằng công nghệ mềm sẽ đầu tư bằng giải pháp công trình kiên cố. Nhưng dù giải pháp công nghệ nào cũng phải tạo được bãi để trồng rừng. “Trồng rừng là giải pháp căn cơ nhất, chỉ có rừng mới có thể giữ được đất”, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

Hiện nay, Thường vụ Tỉnh uỷ đã cho chủ trương trình Chính phủ cho tỉnh tiến hành xã hội hoá để cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia làm kè chống xói lở. Bởi lẽ, hiện nay xung quanh khu vực bờ biển đã có quy hoạch các dự án phát triển kinh tế như: du lịch điện gió, điện năng lượng mặt trời. “Nếu nhà đầu tư tham gia các dự án này, tỉnh sẽ vận động họ bỏ tiền ra làm kè. Đổi lại, khi họ tạo được bãi, trồng lại rừng được bao nhiêu tỉnh sẽ xin Chính phủ cho cơ chế giao đất phía trong để làm dự án kinh tế”, ông Nguyễn Tiến Hải cho biết thêm.

Thời gian qua, tỉnh đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của bộ, ngành, các nhà khoa học để tìm tòi, nghiên cứu những giải pháp, mô hình mới nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở đất ven biển. “Cà Mau vẫn đang tiếp tục tìm thêm giải pháp, bằng mọi cách phải khắc chế được tình trạng này để bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải một lần nữa khẳng định./.

Nguyễn Phú

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Chủ động giải pháp tăng trưởng tín dụng

Ông Liêu Chí Tài, Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau, thông tin, đến ngày 30/11, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 71.673 tỷ đồng, tăng 3,34% so với đầu năm, tương đương với mức tăng 2.315 tỷ đồng. Dự báo đến hết năm 2024, dư nợ cho vay tại Cà Mau sẽ đạt 73.039 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,3% so với đầu năm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngành Công thương đạt gần 800 tỷ USD

Chiều nay (23/12), Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Công thương tổ chức. Tại điểm cầu Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tham dự.

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Sự kiện truyền thông “Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đồng thời tạo điều kiện cho chị em phụ nữ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP với nhau.

Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân ứng dụng công nghệ nuôi tôm tuần hoàn nước mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giải quyết được tình trạng xả thải ra kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên

Khu bảo tồn biển Cà Mau được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập với diện tích 27.000 ha, gồm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ và vùng đệm. Trong đó, trọng điểm là khu vực các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc thuộc hại huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.