ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 23:04:35

Nói không với xuất cảnh "chui" - Bài cuối: Để không là nạn nhân

Báo Cà Mau Theo thông tin từ Công an tỉnh Cà Mau, các tổ chức này sử dụng chiêu trò, lừa đảo việc nhẹ, lương cao, đăng trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook với các tài khoản ảo... nhằm rủ rê, dụ dỗ để đưa người Việt Nam sang Campuchia lao động (chi phí đi do các đối tượng tổ chức xuất cảnh trái phép chi trả). Sau khi qua tới Campuchia, bọn chúng đưa nạn nhân vào các sòng bạc trực tuyến và buộc ký hợp đồng lao động. Tại đây, nạn nhân phải làm việc từ 12-13 tiếng/ngày và phải đạt chỉ tiêu họ yêu cầu. Nếu công dân Việt Nam làm việc tại các công ty này không đáp ứng được thì phải trả lại từ 50-180 triệu đồng/người. Ðây là số tiền mà họ cho là tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng lao động.

>> Bài 1: Hành trình tìm con

Thượng tá Nguyễn Chí Quảng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh, cho biết: “Thông thường, các đối tượng sử dụng mạng xã hội hướng dẫn người dân đi tới các điểm hẹn, chúng bố trí xe, người đưa đón và dẫn đi bằng đường mòn sang Campuchia (xuất cảnh trái phép). Do công dân xuất cảnh trái phép nên công tác điều tra, xác minh giải cứu công dân về Việt Nam và truy tìm các đối tượng tổ chức đưa người trốn sang nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn”.

Tuy nhiên, được sự chỉ đạo kịp thời của Cục C02 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) - Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Cà Mau, nhiều nạn nhân đã được hỗ trợ, giải cứu; nhiều đối tượng tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang nước ngoài đã bị xử lý theo quy định pháp luật.

Lực lượng cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh nghiên cứu hồ sơ người dân trình báo về lừa đảo đưa lao động sang nước ngoài trái phép.

Thượng tá Nguyễn Chí Quảng chia sẻ: “Theo hướng dẫn của Cục C02, khi có trình báo của thân nhân về việc người dân bị lừa xuất cảnh trái phép sang nước ngoài lao động, có dấu hiệu bị cưỡng bức lao động, đòi tiền chuộc... thì cơ quan công an tiếp nhận thông tin về nạn nhân (họ tên, hình ảnh, căn cước, thông tin liên hệ, vị trí nơi đang ở...). Sau đó sẽ làm công văn đề nghị Cục C02 và UBND tỉnh ra văn bản đề nghị Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Ðại Sứ quán Việt Nam tại Campuchia, xác minh, hỗ trợ đưa nạn nhân trở về Việt Nam”.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng công an, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận 18 trình báo về việc người thân xuất cảnh trái phép sang Campuchia lao động, liên quan 54 người. Theo đó, đã khởi tố 3 vụ án, 5 bị can về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” theo Ðiều 349, Bộ luật Hình sự.

Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, cho biết: “Sở đã có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình lao động, việc làm, giúp người dân Cà Mau nâng cao nhận thức, đề cao cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo thông qua quảng cáo, mời gọi đi làm việc ở nước ngoài". Ðồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các huyện, thành phố phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động việc làm đến mọi tầng lớp Nhân dân, hạn chế tối đa người lao động tự xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài bằng các hình thức khác nhau.

Trước hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi, Thượng tá Nguyễn Chí Quảng khuyến cáo: “Ðể không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, trước hết mỗi người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận biết âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người; tự bảo vệ chính mình và người thân trước những hành vi phạm tội của tội phạm này".

Người dân trên địa bàn xã Tân Lộc, huyện Thới Bình được tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó có tuyên truyền về lừa đảo lao động sang nước ngoài, mua bán người.

Theo Thượng tá Nguyễn Chí Quảng, người dân, nhất là nhóm trẻ cần cảnh giác, đề phòng người lạ, hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về, hứa hẹn tìm việc làm hoặc rủ hợp tác làm ăn. Luôn đặt nghi vấn trước những lời hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao ở trong nước và nước ngoài, hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của người đi cùng như thế nào. Ngoài ra, khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, cần trình báo để cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn, điều tra, xử lý.

“Khi phát hiện người lao động có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (lao động chui, vi phạm hợp đồng lao động, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài), đề nghị UBND các huyện, TP Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn trực tiếp tuyên truyền, vận động gia đình người lao động cam kết, động viên người thân của mình về nước theo quy định của pháp luật. Ðối với những trường hợp đã tuyên truyền và gia đình người lao động đã cam kết vận động người thân về nước thì kiểm tra thực tế việc thực hiện cam kết của gia đình, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của địa phương”, ông Từ Hoàng Ân nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung - Quách Nguyên

 

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài cuối: Giải quyết vấn đề cấp bách

Làm gì để nông dân hưởng lợi là câu hỏi có lẽ phải cần rất nhiều thời gian, công sức và cả nguồn lực để có được câu trả lời. Bên cạnh những tính toán vĩ mô, tầm nhìn dài hạn, trước mắt cần nhất các giải pháp cấp bách để giảm chi phí, giúp người dân duy trì và tái sản xuất, quan trọng nhất là mang lại lợi nhuận trực tiếp cho nông dân.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 3: Nông dân ở thế yếu

Vụ mùa lúa - tôm năm 2022 tại huyện Thới Bình là câu chuyện vẫn còn mang tính thời sự về sự rủi ro của nông sản Cà Mau. Lúa trúng, nhưng vì điều kiện chủ quan lẫn khách quan, nông dân không bán được lúa, hoặc bán với giá thấp. Phía đối tác ký hợp đồng bao tiêu nói rằng lúa không đảm bảo chất lượng; còn nông dân, người trực tiếp làm ra hạt lúa, thì ngậm ngùi vì không có lợi nhuận, thậm chí lỗ chi phí sản xuất. Phải chăng, trong chuỗi liên kết giá trị nông sản, nông dân vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng khi có bất trắc xảy ra?

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn - Bài 2: Kinh tế tập thể chưa phát huy hiệu quả

Thành phần kinh tế tập thể (KTTT), tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX, được coi là đầu tàu dẫn dắt nông dân tham gia vào chuỗi giá trị liên kết, “sân chơi lớn” thị trường. Những kết quả đạt được của lĩnh vực KTTT Cà Mau là tích cực, song thực tế, nông dân khi tham gia vào KTTT vẫn phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, dẫn đến lợi nhuận không ổn định, thiếu bền vững.

Lợi nhuận cho nông dân trăm bề khó khăn

Kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp là trụ cột quan trọng của kinh tế tỉnh Cà Mau, khi chiếm khoảng 35% tổng sản phẩm GRDP toàn tỉnh. Lợi thế, tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp ở Cà Mau là nổi trội, trong đó có những ngành hàng chủ lực chiến lược như tôm, lúa, cua... Dù đã đạt nhiều kết quả toàn diện, quan trọng, song thực tế, vấn đề căn cơ nhất là cải thiện lợi nhuận cho nông dân, chủ thể sản xuất vẫn còn nhiều bất cập. Nông dân vẫn đứng ngoài hoặc ở “tầng dưới” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, thụ động, dễ bị tổn thương và chịu nhiều rủi ro.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài cuối: Liên kết chặt - Lấy người dân làm trung tâm

Cà Mau là một trong những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng của ÐBSCL. Do đó, hoàn toàn có cơ sở cho việc nhìn nhận tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 3: Cần quy hoạch và đầu tư phù hợp

Ðể phát triển du lịch nông nghiệp đòi hỏi địa phương cần có những quy hoạch cụ thể trên cơ sở lợi thế sẵn có. Ðây cũng là nền tảng để mỗi địa phương có những định hướng phát triển dài hơi cũng như thu hút, mời gọi đầu tư, tập trung nguồn lực để khắc phục hạn chế đã được nhìn nhận.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá - Bài 2: Tạo sự khác biệt

Cà Mau với nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hoá đặc sắc cùng với đời sống thuần nông đã góp phần hình thành nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc thù.

Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch tạo ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại Cà Mau, với lợi thế rừng vàng, biển bạc, cùng với đó là những vùng đất thuần nông đã tạo ra sự đa dạng, nhiều cơ hội để loại hình du lịch này phát triển. Trên thực tế, dù đã có những tính toán từ nhiều năm qua, nhưng du lịch nông nghiệp vẫn đang ở giai đoạn "sơ khai". Ðể du lịch nông nghiệp Cà Mau bứt phá, cần hoạch định lộ trình và giải pháp phù hợp.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài cuối: Cần chế tài đủ mạnh

Trước thực trạng trục lợi từ hoá đơn (HÐ), Cục Thuế tỉnh Cà Mau đã tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, tần suất lớn để nhận diện dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng HÐ, chứng từ không hợp pháp, gian lận, trốn thuế.

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài 2: Chưa rõ quyền lợi khi lấy hoá đơn

Hiện nay, tình trạng người mua hàng không có thói quen lấy hoá đơn (HÐ) và người bán không xuất HÐ rất phổ biến. Có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng thói quen này để mua bán khống HÐ, hợp thức hoá chi tiêu ngân sách Nhà nước. Mặc dù ngành thuế đã tích cực tuyên truyền và có chế tài xử lý để chống thất thu, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, nhưng dường như tình trạng mua hàng không lấy HÐ vẫn chưa giảm...