ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 11-1-25 18:50:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông thôn mới phải thực chất, không hình thức

Báo Cà Mau Năm 2016 là năm khởi đầu xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020. Qua giai đoạn đầu với nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện, giai đoạn tiếp theo được cho là có nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là vốn.

Năm 2016 là năm khởi đầu xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020. Qua giai đoạn đầu với nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện, giai đoạn tiếp theo được cho là có nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là vốn.

Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Cà Mau Đoàn Văn Bình cho hay, nguồn vốn xây dựng NTM năm nay tăng hơn mọi năm gấp 4 lần. Tổng vốn được phân bổ 26 tỷ đồng (trong đó 13,9 tỷ đồng từ vốn sự nghiệp; 12,1 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng).

Lộ bê-tông nối liền các ấp trên địa bàn xã Khánh Hoà, huyện U Minh.         Ảnh: THANH QUANG

Theo lộ trình về đích NTM năm 2016, Cà Mau sẽ có 6 xã đạt chuẩn NTM. Ông Bình cho biết thêm, phân bổ vốn năm nay có sự khác biệt cơ bản hơn so với giai đoạn đầu. Thay ưu tiên cho những xã điểm như trước, năm 2016 này nguồn vốn tập trung 50% vào các xã đặc biệt khó khăn; các xã điểm chỉ đầu tư khoảng 10% trong cơ cấu vốn. Với các xã đã đạt chuẩn NTM thì huyện phối hợp với xã xây dựng và bố trí vốn cho việc nâng chất các tiêu chí đã đạt, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, cấp thiết nhất tỉnh mới đầu tư.

Với tiêu chí giao thông: vốn đầu tư phát triển hạ tầng (12,1 tỷ đồng) phân bổ cho 6 xã, xã được đầu tư thấp nhất cũng 1,7 tỷ đồng, xã nhiều nhất được 2,2 tỷ đồng. Thêm vào đó, huyện cũng dành một phần ưu tiên trong phân bổ vốn xây dựng giao thông nông thôn năm 2016 để xây dựng giao thông nông thôn (bình quân khoảng 5-6 tỷ đồng/huyện). Như vậy, về giao thông nông thôn cơ bản ổn.

6 xã đạt chuẩn NTM năm nay là: Tạ An Khương (Ðầm Dơi), Phú Mỹ (Phú Tân), Trần Hợi, Khánh Bình (Trần Văn Thời) và Tân Lộc, Biển Bạch Ðông (Thới Bình). Khó khăn lớn nhất của những xã chuẩn bị đạt chuẩn năm 2016 này thuộc các nhóm tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hoá và điện.

Trong lộ trình xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, Trưởng Ban Chỉ đạo NTM tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo: “NTM phải đi theo thực chất, không chạy theo thành tích, đua đòi. Trong chỉ đạo thực hiện các tiêu chí, việc nào phải xong việc nấy, không chấp nhận tình trạng còn nợ khi đã công nhận đạt chuẩn”.

Với tiêu chí trường học, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phân khai vốn cho Sở GD&ĐT 80 tỷ đồng từ nguồn xổ số kiến thiết để ngành giáo dục chi cho mục tiêu trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó đặc biệt ưu tiên 6 xã chuẩn bị đạt chuẩn NTM năm 2016). Với số tiền này, có những xã được hỗ trợ trên 17 tỷ đồng để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Với tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá, hiện tại trong 6 xã chuẩn bị đạt chuẩn, 3 xã có trung tâm văn hoá. Vì vậy, với 3 xã còn lại (Tạ An Khương, Phú Mỹ và Khánh Bình) tỉnh đã làm việc với Sở VH-TT&DL để thống nhất hỗ trợ mỗi xã 4 tỷ đồng để xây dựng.

Còn với tiêu chí điện, hiện chỉ còn 2 xã gặp khó khăn về điện là xã Tân Lộc và Biển Bạch Đông. Với 2 xã này, Sở Công thương đã ghi vốn khởi công vào những tháng đầu năm 2016. Như vậy, với những nỗ lực trên, đến thời điểm này coi như đã giải quyết xong về vốn; mọi thứ còn lại chỉ là sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền cơ sở để hoàn thiện những tiêu chí không cần đến vốn. Ông Bình chia sẻ: “Thực ra ở giai đoạn này, các địa phương phần nào biết được cách làm và người dân đã hiểu nhiều về xây dựng NTM nên mọi việc được giải quyết rất chuyên nghiệp. Tuy vậy, băn khoăn lớn nhất hiện nay vẫn là chuyện nâng cao thu nhập cho người dân và công tác giảm nghèo bền vững.

Với việc nâng cao thu nhập cho người dân, hiện nay tại các địa phương đang rất băn khoăn khâu tổ chức, bố trí sản xuất. Hiện tại, mặc dù có đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhưng người dân và cả ngành chức năng còn rất lúng túng trong việc trồng cây gì, nuôi con gì để tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích. Còn với tiêu chí giảm nghèo, hiện nay với chuẩn nghèo mới, nhiều xã gặp khó khăn với nhóm tiêu chí này (có những xã đã đạt chuẩn NTM rồi nhưng tỷ lệ hộ nghèo mới lên đến trên 10%)./.

Huệ Như

Năm 2025 nhiều mục tiêu để thành phố khởi sắc

Ông Tô Hoài Phương, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thông tin, năm 2024, kinh tế thành phố tiếp tục phát triển và tăng trưởng trên các lĩnh vực. Tổng vốn đầu tư tăng 10,08% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng 8,8%, lượng khách du lịch tăng 8,4%... Thành phố thực hiện đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Khả quan công cuộc giảm nghèo của xứ rừng

U Minh là địa phương vùng rừng, ven biển. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo đất tốt, cùng với việc đầu tư dần hoàn thiện về hạ tầng từ đê biển đến hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đến nay đời sống của người dân huyện từng bước thay đổi, công cuộc giảm nghèo của địa phương có nhiều tiến bộ.

Ðặc sản vùng ngọt vào vụ Tết

Những ngày này, trời nắng ấm, những đặc sản truyền thống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như chuối khô, khô cá bổi được phơi đầy giàn, bắt đầu vào vụ mùa đón Tết.

Hàng Tết "lên sàn"

Mua sắm Online đã trở thành thói quen của đại bộ phận người tiêu dùng và mua sắm Tết cũng không ngoại lệ. Thời điểm này, thị trường mua sắm Tết Online đã bắt đầu trở nên sôi động, từ đồ trang trí, bánh mứt, thực phẩm, trái cây, cho đến mâm cỗ để cúng trong những ngày Tết, đều có thể tìm thấy trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Phụ nữ năng động, sáng tạo phát triển kinh tế

Thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, phụ nữ không chỉ đóng góp vào các hoạt động gia đình mà còn trở thành lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại tỉnh Cà Mau, phong trào phụ nữ khởi nghiệp đang ngày càng phát triển, với những sáng tạo và nỗ lực mạnh mẽ, phụ nữ nơi đây đang khẳng định vai trò trong thúc đẩy kinh tế địa phương.

An cư song hành sinh kế

Suốt một năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã quyết liệt trong công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát, song hành cùng công tác giảm nghèo hiệu quả để người dân không chỉ an cư mà còn ổn định cuộc sống dài lâu.

Khát vọng cất cánh

Nhìn lại năm 2024, Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau có thể tự hào với những thành tựu quan trọng đạt được trong hành trình phát triển. Tổng thể của bức tranh ấy là gam màu tươi sáng, đa sắc, sôi động với những nét chấm phá đầy ấn tượng và lòng người trọn vẹn, son sắt chung một ý chí, niềm tin.

Cà Mau thu ngân sách năm 2024 vượt 760 tỷ đồng

Chiều tối ngày 31/12, UBND tỉnh tổ chức Họp mặt khoá sổ kế toán cuối năm 2024. Tham dự có các đồng chí: Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều; Phó Trưởng đoàn Phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Hận.