ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

NSƯT Kim Tử Long: Mong cải lương trở lại thời hoàng kim

Báo Cà Mau Với vai trò bầu show, người quản lý, NSƯT Kim Tử Long có nhiều cơ hội đầu tư cho vở diễn và quan trọng là tìm kiếm thêm nhiều ngôi sao mới cho cải lương. Ðặc biệt, mong mỏi cải lương có thể trở lại thời hoàng kim.

NSƯT Kim Tử Long mong mỏi những vở mình dựng sẽ có thêm nhiều ngôi sao mới được phát hiện. (Ảnh nhân vật cung cấp)

- Chào NSƯT Kim Tử Long, thời gian qua, anh xuất hiện trên chương trình truyền hình, đặc biệt là các gameshow khá nhiều. Anh có phải thay đổi nhiều để thích nghi với vai trò mới?

NSƯT Kim Tử Long: Ngày xưa, tôi được xem là “Ông hoàng cải lương Hồ quảng", hát những vai bạch công tử, vua chúa, diện mạo thư sinh nho nhã... Khi bước qua lĩnh vực gameshow, được phát hiện như một “hiện tượng hài”, tôi cũng có chút chạnh lòng. Người ta thường nói nghệ sĩ phải có biến hoá trong công việc, trong cuộc sống. Tôi chấp nhận để bản thân phù hợp sang một lĩnh vực khác, miễn là không bị lố, không phản cảm và không bị khán giả quay lưng là được. Sau khi tham gia gameshow, tôi may mắn có thêm lượng khán giả khác yêu thương và theo dõi nhiều hơn về cải lương. Nếu mình có biến hoá hay đánh đổi gì đi chăng nữa, miễn là mình vẫn cống hiến, đem lại niềm vui cho khán giả là được.

Nói điều này hơi ngược, nhưng khi cải lương thoái trào, tôi lại kiếm được nhiều tiền; còn thời hoàng kim, tôi bỏ sức nhiều nhưng tiền thu ít. Cải lương xuống, những show mời tôi lại cát sê nhiều. Tôi đi hát đám cưới, gameshow, đi nước ngoài diễn... Nhưng tôi vẫn đặt nặng tên tuổi hơn. Dù mình có nhiều tiền cỡ nào nhưng cái tên không giữ được trong lòng khán giả thì cũng sẽ khó tồn tại. Tôi chỉ mong một ngày nào đó, sân khấu trở lại rầm rộ như xưa, tôi được tham gia nhiều vở diễn, khán giả vẫn đến xem một Kim Tử Long đĩnh đạc, đứng trên sân khấu chỉn chu về vai diễn, về con người. Bây giờ, tôi có gia đình, có tiền bạc, có cơ ngơi, tôi chỉ mong trở lại ngày đầu khi bản thân có tên tuổi trên sân khấu, ngủ dậy, ăn uống xong là đi hát. Ngày đó không bao giờ hỏi bầu show rằng, sân khấu có kín khán giả không. Ngày xưa, 10 giờ sáng là hết vé. Còn bây giờ, muốn mở màn, lại lo lắng có đủ khán giả, đủ chi phí chi trả không?

- Như nhiều nghệ sĩ gạo cội khác, anh cũng mong mỏi cải lương quay lại thời hoàng kim?

NSƯT Kim Tử Long: Hoàng kim như ngày xưa thì không thể, nhưng tôi nhận thấy sân khấu đang khởi sắc, các đoàn nghệ thuật bây giờ ráo riết có những vở diễn cho sân khấu sáng đèn. Như đoàn Chí Linh - Vân Hà, đoàn Huỳnh Long, đoàn Vũ Luân... ít nhiều mỗi tuần cũng có từ 1-2 đoàn diễn. Ðó là điều đáng mừng. Tôi có công ty và cũng tổ chức những vở diễn, liveshow, tuy nhiên, kéo theo đó là nhiều áp lực. Ngày xưa, khi đến rạp chỉ đơn thuần là diễn, hát, bây giờ phải kiêm luôn bầu show, quản lý, phải lo cơm áo gạo tiền cho mọi người trong đoàn, tôi lại có những suy tư khác. Tôi phải nỗ lực nhiều hơn. Tôi có thể chủ động kiếm được nhiều kịch bản hay, tự kiểm soát được các bạn diễn, tự cân bằng kinh tế. Có những vở thành công, có lời thì làm được nhiều việc hơn. Có vở không thành công thì phải làm sao cho huề vốn. Khi ở vị trí quản lý, mình thấy được bạn trẻ nào giỏi nghề, ca hay, diễn giỏi... mình sẽ tìm cách mời về để tạo sức hút cho cải lương, cho sân khấu. Tôi mong mỏi tạo thêm nhiều ngôi sao mới cho sân khấu cải lương.

Ở vai trò bầu show, tôi càng chú trọng đầu tư cho vở diễn thay vì cắt xén để giảm chi phí. Nếu mình không đầu tư đúng mức với một kịch bản hay, là mình không tôn trọng khán giả. Tôi muốn làm để khán giả đến rạp xem cải lương không phải vì tên tuổi của tôi, mà còn xem tổng thể như: phục trang, cảnh trí, đạo cụ, diễn viên... Khán giả phải cảm thấy bỏ tiền ra xem là đáng đồng tiền bát gạo, đồng nghĩa tôi và anh em nghệ sĩ thành công.

Nam nghệ sĩ cho biết bản thân hiện tại ngoài vai trò nghệ sĩ còn là quản lý và bầu show. (Ảnh nhân vật cung cấp)

- Anh đánh giá thế nào về các nhóm cải lương xã hội hoá?

NSƯT Kim Tử Long: Cải lương cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, không thể một thân một mình mà làm nổi. Các nhóm đang cố gắng làm để hoàn chi phí là mừng, chứ không có lời, bởi cải lương bán vé giá cao quá làm sao khán giả bình thường có thể đến xem. Nhưng các bạn quá yêu nghề và muốn giữ lửa nghề cho bản thân, cho đồng nghiệp và cho tên tuổi gia tộc suốt nhiều năm qua. Như Bình Tinh - con gái nuôi của tôi, đang duy trì đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, mỗi đêm diễn mà hoàn vốn là mừng. Bình Tinh cũng đi chạy show để lấy ngắn nuôi dài. May mắn là các nghệ sĩ có tên tuổi đều ủng hộ Bình Tinh nên sân khấu lúc nào cũng sáng đèn. Ðó là sự đoàn kết, chung tay phát triển cải lương mà những nghệ sĩ đã và đang làm rất tốt.

- Anh từng khẳng định, bản thân rất chú trọng giọng ca ở người nghệ sĩ. Vậy khi một nghệ sĩ trẻ đã có giọng ca thiên phú nhưng không có ngoại hình, anh nghĩ họ có sống với nghề được không?

NSƯT Kim Tử Long: Chắc chắn được, khi họ có giọng ca hay, họ sẽ tìm được những vai phù hợp. Tại sao ngày xưa má Ngọc Giàu, Kim Ngọc lại thành danh? Vì hồi xưa họ đẹp. Khi trẻ, má Ngọc Giàu từng là cô đào đẹp, chị Kim Ngọc cũng vậy. Thời má Ngọc Giàu đóng Thái hậu Dương Vân Nga, khi bước ra sân khấu là thấy sự uy nghi, đẹp lộng lẫy, tức là phải có ngoại hình hợp vai, sau đó mới chinh phục bằng ca diễn. Hình thể chiếm quan trọng gần như 50% trong các yếu tố để trở thành ngôi sao. Nếu ngoại hình không đẹp nhưng có giọng ca tuyệt vời, đó vẫn là điểm nhấn để khán giả công nhận là một ngôi sao nhưng ở những vai tính cách, độc lẳng.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm, đẹp không phải chỉ bên ngoài, đẹp còn ở chỗ người đó có biết cách hay không và ông Tổ cho hào quang nữa. Như Ngọc Huyền, nếu bôi hết son phấn, cô ấy chỉ là một cô gái bình thường. Thế nhưng khi hoá trang, dưới ánh đèn sân khấu, Ngọc Huyền hoàn toàn lột xác. Một người nữa là cố nghệ sĩ Hữu Lợi, khi bước lên sân khấu mở màn với vai hoàng tử, chỉ cần quay qua cười, khán giả đã vỗ tay, nhưng khi bước ra ngoài, không ai nhận ra anh ấy. Họ là những người sáng sân khấu, chứ không đẹp. Ở đây tôi muốn nói, xấu không phải khuôn mặt xấu; ngoại hình và dung mạo làm sao khi hoá trang lên lại trở thành một nhân vật khác, đó mới là cái hay của người nghệ sĩ cải lương.

- Hiện tại, điều gì làm anh đau đáu với nghề?

NSƯT Kim Tử Long: Ðời làm nghề của tôi có những lúc thăng, trầm, nhưng tôi luôn giữ lại những điều vui cho bản thân. Tôi trăn trở hai điều. Thứ nhất, tôi đau lòng khi nhìn lại sân khấu, thấy các cô chú lớn tuổi trông chờ vào số tiền kiếm được từ những đêm hát. Nhiều người phải chạy đi phụ hồ, bưng bê, dọn dẹp nhà cho người ta. Dù sao cũng là nghệ sĩ mà, họ sẽ buồn lắm. Thứ hai, các bạn trẻ không có nhiều nơi để rèn nghề. Có thể đi show diễn ở tỉnh ngắn ngủi nhưng chỉ là được hát. Còn rèn nghề giỏi là phải diễn nhiều ở các vở diễn dài hơi. Muốn bước lên đào chính, kép chính, phải hội tụ nhiều yếu tố, thở cũng phải ra vai diễn, ra thần thái. Các bạn trẻ giờ không nhiều cơ hội để tập cho mình bản lĩnh ca diễn ở những vở dài như chúng tôi ngày xưa.

- Cảm ơn NSƯT Kim Tử Long về buổi trò chuyện này!

 

Lam Khánh

 

Rạng ngời sức trẻ

Từ chỗ chụp ảnh để phục vụ công việc, tình yêu dành cho nhiếp ảnh được anh vun bồi cứ lớn dần, trở thành động lực trong cuộc sống. Tham gia hoạt động Ðoàn vào năm 2011, Lê Tấn Phát thường ghi lại nhiều hình ảnh bằng điện thoại, nhằm kịp thời đăng tải, tuyên truyền về các phong trào của Ðoàn.

Nghệ nhân Ưu tú Thanh Hồng: Cung đờn nâng giấc mơ đời

Mảnh đất Cà Mau có không ít thầy đờn cổ nhạc giỏi với ngón đờn trác tuyệt, nhưng nếu nói tới tiếng đờn Vi-ô-lông thì khách mộ điệu sẽ nhớ ngay đến Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Thanh Hồng - nghệ nhân hiếm hoi “chuyên” về nhạc cụ này và vang danh ở cả hai lĩnh vực: quần chúng lẫn chuyên nghiệp.

Thêm góc nhìn về đồng bằng sông Cửu Long

Liên hoan Ảnh nghệ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lần thứ 39 năm 2024 vừa được tổ chức khai mạc triển lãm vào ngày 30/9 tại tỉnh Vĩnh Long, đây là hoạt động do Hội Văn học - Nghệ thuật các tỉnh trong khu vực luân phiên đảm nhiệm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam bảo trợ về mặt chuyên môn. Ban Tổ chức đã nhận được 1.851 tác phẩm, trong đó có 971 ảnh màu và 880 ảnh đen trắng, của 252 tác giả trong khu vực gửi tham gia.

Phù sa thao thức, gửi lại thương nhớ dòng sông

Tình cờ đọc được tập thơ Ðánh thức Sông Hồng, của tác giả Huỳnh Thuý Kiều, do Nhà xuất bản Văn học vừa ra mắt. Trong cái chiều Cà Mau mưa nặng hạt, nghe trong gió còn vọng tiếng buồn hậu cơn bão số 3, những vần thơ của Huỳnh Thuý Kiều như đưa người đọc vào hành trình cảm xúc tinh tế, đầy trăn trở về tình yêu quê hương, con người và cả những suy tư sâu lắng về dòng chảy thời gian.

Đoàn Nghệ thuật Khmer: Nhiều tiết mục đặc sắc phục vụ lễ Sene Dolta

Nhằm phục vụ tốt lễ Sene Dolta, những ngày qua, Ðoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau không ngừng tập luyện, xây dựng nhiều chương trình, tiết mục văn nghệ đặc sắc. Các tiết mục phục vụ lễ Sene Dolta năm nay được đoàn dàn dựng theo hướng hiện đại, kết hợp với yếu tố truyền thống. Qua đó, không chỉ phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc mà còn chứa đựng nhiều sự mới lạ, độc đáo với người xem.

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Múa bóng, hát rỗi (hay còn gọi là múa bóng rỗi) là bộ môn nghệ thuật diễn xướng, ra đời cách nay hàng trăm năm ở vùng đất Nam Bộ. Bộ môn này thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cúng đình, miếu, cúng Bà Chúa Xứ, Bà Thuỷ Long, Bà Thiên Hậu...

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 29

Sáng 27/9, tại tỉnh Kiên Giang tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 29. Đây là sự kiện được tổ chức luân phiên tại các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Nghề thủ công truyền thống

Nghề thủ công truyền thống của người Việt rất phong phú, phát triển và truyền lại qua nhiều thế hệ, được các đời con, cháu giữ gìn, đúc kết kinh nghiệm, tạo nên các sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo, mang đậm nét đặc trưng vùng miền. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán, nét văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam. Các sản phẩm thủ công truyền thống gắn bó với đời sống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của con người.

Một lần đến Cà Mau

Chương trình Cà Mau Art Tour 2024 với chủ đề “Cà Mau - Hành trình xanh sống động” quy tụ 20 hoạ sĩ và 6 nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước. Các văn nghệ sĩ đã lưu lại trong lòng những xúc cảm và tình yêu đối với những điểm du lịch, phong cảnh, văn hoá và con người Cà Mau.

Yêu màu áo lính

Từ nhỏ đã mê hình ảnh đẹp về quê hương, Nguyễn Lê Tiến hay cắt những tấm ảnh chụp phong cảnh của các nghệ sĩ nhiếp ảnh từ lịch treo tường để dành ngắm nghía. Năm học lớp 10, khi được ba mẹ tặng chiếc điện thoại Samsung Galaxy S3, hành trình chụp ảnh của anh bắt đầu. Cứ tan học, anh lại lang thang loanh quanh trong huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An kiên trì chụp nhiều ảnh sông nước, làng quê... lấy đó làm niềm vui trong cuộc sống, thư giãn.