ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:04:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hoa thơm điểm đẹp đất lành

Báo Cà Mau Quyết định phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) lần thứ 10/2023, do Chủ tịch nước ký, đã trở thành làn gió xuân tươi mát đến nhiều thế hệ nghệ sĩ trên mọi miền đất nước. Riêng Cà Mau, có 2 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND và 3 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT. Niềm vui, niềm tự hào cứ thế lan truyền, khu vườn nghệ thuật năm này toả ngát hương hoa...

NSND Minh Ðương: Rạng danh “nghệ sĩ - chiến sĩ”

NSND Minh Ðương.

Nghe Nghệ sĩ Minh Ðương được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND, đông đảo văn nghệ sĩ cũng như khách mộ điệu cảm thấy rất ấm lòng. Bởi, suốt cả cuộc đời gắn bó với nghiệp ca cầm, ông đã góp cho sân khấu cải lương những gam màu thật đẹp. Xuất thân là “nghệ sĩ - chiến sĩ” Ðoàn Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau, từ giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, tiếng ca của Minh Ðương đã sớm tạo được dấu ấn đẹp trong lòng đồng bào, chiến sĩ với những bản vọng cổ hào hùng như: Bài ca địa đạo, Sóng Tam Giang, U Minh rực lửa... Sau ngày giải phóng, cùng với lực lượng nghệ sĩ hùng hậu như: NSƯT Huỳnh Hảnh, NSƯT Minh Sang, NSƯT Minh Hoàng, NSƯT Diệu Hiền, NS Loan Thảo, NS Thanh Thảo…, ông đã góp mặt trong hàng loạt vở tuồng, làm nên thời kỳ vàng son của sân khấu cải lương Hương Tràm.

NSND Minh Ðương được biết đến là chàng kép tài danh, đạo diễn sân khấu, nhà quản lý nghiêm cẩn trong gần 30 năm đảm nhiệm vai trò Phó, rồi Trưởng đoàn Cải lương Hương Tràm. Mãi đến khi về hưu rất nhiều năm, ông vẫn cần mẫn với nhiều vai trò: đào tạo thế hệ trẻ cho sân khấu qua các lớp tập huấn đờn ca tài tử; giám khảo tại các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ cấp huyện, tỉnh và là một trong những thành viên cốt cán của Câu lạc bộ Truyền thống Văn công giải phóng tỉnh.

NSND Hoa Phượng - Cánh phượng đẹp của miền đất cuối trời

Nhạc phẩm “Bài ca đất phương Nam” (tác giả: Lê Giang - Lư Nhất Vũ) qua giọng ca ngọt ngào, sâu lắng của NSND Hoa Phượng.

Ðồng nghiệp hay truyền tai nhau rằng: “Hoa Phượng được Tổ đãi”. Bởi, sau bao năm, chị vẫn là cô đào chánh sáng giá của Ðoàn Cải lương Hương Tràm. Khán giả gặp chị ở ngoài sẽ thương lắm cái chất mộc mạc, giản đơn; và rồi khi điểm phấn tô son, dưới ánh đèn sân khấu, chị bỗng trở nên lung linh, thần sắc duyên dáng rất lạ. Thật khó để nhắc lại những vai diễn đã làm nên tên tuổi của chị, bởi hầu như Hoa Phượng không kén vai, nhân vật nào qua sự hoá thân của chị cũng trở nên vừa vặn, tròn đầy.

Tài năng ca diễn của chị liên tục được khẳng định qua hàng loạt Huy chương Vàng cá nhân tại các cuộc hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Cái duyên sân khấu lớn đến nỗi, dù tham gia phụ diễn cho thí sinh khác, Hoa Phượng vẫn toả sáng với giải “Diễn viên phụ diễn xuất sắc”. Ðồng nghiệp và khán giả thương cô đào này không chỉ bởi tài năng mà còn ở đạo đức, lối sống kính trên nhường dưới, chan hoà với tất cả mọi người. Gắn bó với bức màn nhung từ tuổi 13, chớp mắt, chị đã tròn 30 năm góp tiếng khóc cười với nhân gian.

NSƯT Phạm Ðiền: Con tằm khao khát nhả tơ

NSƯT Phạm Ðiền (bên phải) hoá thân vai Ðại tá Mạnh trong vở cải lương “Nỗi niềm sau cuộc chiến” (tác giả: NSƯT Nguyễn Tiến Dương; đạo diễn: NSND Minh Ðương).

Thỉnh thoảng đi đâu đó gặp lại chàng kép Phạm Ðiền, khán giả U60, U70 vẫn thường nhắc lại những vai diễn cũ và dành cho ông nhiều sự ái mộ. Ðối với chàng kép thuộc thế hệ vàng của sân khấu cải lương Hương Tràm này, đó là niềm hạnh phúc vô biên. Còn nhớ, tại Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2018, Phạm Ðiền có dịp tái ngộ công chúng với vai Ðại tá Mạnh trong vở cải lương "Nỗi niềm sau cuộc chiến" (tác giả: NSƯT Nguyễn Tiến Dương; đạo diễn: NSND Minh Ðương). Với phong cách diễn đĩnh đạc, giàu chiều sâu, vai Ðại tá Mạnh đã góp phần mang về vinh quang cho CLB Truyền thống Văn công giải phóng tỉnh Cà Mau với Huy chương Bạc toàn đoàn.

Cũng như NSND Minh Ðương, dù đã về hưu nhiều năm nhưng hễ có lời mời tham gia truyền dạy các lớp tập huấn đờn ca tài tử, ông lại sẵn sàng. Bên cạnh đó, với vai trò đạo diễn, ông luôn hết lòng hỗ trợ, vun bồi những tài năng trẻ và thổi bùng ngọn lửa đam mê cho họ.

 NSƯT Nguyễn Tiến Dương: Tận hiến cho nghệ thuật

NSƯT Nguyễn Tiến Dương.

 Mặc dù hoạt động nghệ thuật tại tỉnh lẻ, nhưng từ lâu rồi, sức ảnh hưởng của Ðạo diễn Nguyễn Tiến Dương đã lan rộng đến cấp khu vực và toàn quốc. Sức ảnh hưởng này xuất phát từ chính tài năng, sự hết sức, hết lòng cống hiến của ông cho nghệ thuật ở cả hai lĩnh vực: quần chúng lẫn chuyên nghiệp.

Từ mảnh đất Thanh Hoá xuôi theo tiếng gọi của đam mê, Cà Mau trở thành quê hương thứ hai của ông. Suốt quá trình dài hơn 40 năm lao động nghệ thuật miệt mài, số lượng tiểu phẩm, chặp cải lương do ông sáng tác và đạo diễn đã lên đến con số hàng trăm. Trong đó có hàng loạt tác phẩm đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc tại các liên hoan, hội diễn cấp khu vực và toàn quốc. Những năm gần đây, tên tuổi của ông ngày càng sáng chói khi chấp bút nhiều vở cải lương có giá trị nghệ thuật cao, tạo được tiếng vang lớn như: Bến đợi, Nỗi niềm sau cuộc chiến, Mảnh vỡ trái tim, Hương tràm, Ánh sáng soi đường…

Song song với hoạt động chuyên môn, ông còn là một trong những nhà quản lý nghệ thuật kỳ cựu. Ông lần lượt là Phó, rồi Trưởng đoàn Ca múa tổng hợp Minh Hải, Trưởng đoàn Ca múa Tổng hợp Cà Mau, Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh cho đến ngày về hưu và hiện tại là Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu Cà Mau. Chính bề dày kinh nghiệm và chất liệu sáng tạo được tiếp nạp đầy đặn đã làm cho phong độ nghệ thuật ở ông luôn vững bền.

NSƯT Thế Sơn: Vẹn tròn tâm - tài

NSƯT Thế Sơn.

Mỗi khi ngồi bên nhau, có dịp nhắc về Nghệ sĩ Thế Sơn, hầu như bạn bè và đồng nghiệp luôn luôn dành những lời thật đẹp. Với nghề và với đời, anh đều lấy chữ chân thành để bước tới. Khán giả yêu mến Ðoàn Cải lương Hương Tràm từ lâu đã quá quen thuộc với chàng kép này. Dù thanh xuân đã qua đi, nhưng anh vẫn giữ vẹn nguyên những tố chất của chàng kép chánh: sắc vóc vẫn phong độ, câu vọng cổ đổ muồi vẫn ngọt lịm và trong từng điệu bộ diễn xuất vẫn khéo léo cuốn hút người xem. Thành quả nghệ thuật của anh, ngoài những vai diễn nhận được nhiều tình yêu thương của công chúng, còn là tài năng được khẳng định tại các hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc với 1 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Bạc cá nhân.

Trang nghề thỉnh thoảng được lật lại nâng niu. Tuổi 18, vì quá mê ánh đèn màu sân khấu, mê cung đờn lời ca nên chàng thanh niên quê Sài Gòn quyết chọn phong trần theo nghiệp Tổ. Những đoàn hát đã đi qua như: Hương Biển, Cao Văn Lầu rồi đến bến đỗ Hương Tràm bây giờ, đâu đâu cũng lưu lại những khúc buồn vui, đâu đâu cũng đầy đặn mạch ân tình. Ý thức được chuyện “người nghệ sĩ phải vẹn tròn tâm - tài”, Thế Sơn luôn cố gắng hoàn thiện qua từng ngày, trong từng vai diễn. Ðể rồi gần 40 năm sau, khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT, anh cứ nghe lòng mình trỗi lên nhịp song lang hạnh phúc...

 

Minh Hoàng Phúc

 

NSƯT Kim Tử Long: Mong cải lương trở lại thời hoàng kim

Với vai trò bầu show, người quản lý, NSƯT Kim Tử Long có nhiều cơ hội đầu tư cho vở diễn và quan trọng là tìm kiếm thêm nhiều ngôi sao mới cho cải lương. Ðặc biệt, mong mỏi cải lương có thể trở lại thời hoàng kim.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

Sức lan toả lớn của giải thưởng sáng tác về chủ đề Học tập và làm theo Bác

Chiều 18/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2023-2024. Lãnh đạo tỉnh dự có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh.

Ghé Thanh Tùng nghe tài tử đờn ca

Ba giờ chiều, quán nước nhỏ ở ấp Cái Ngay của tài tử Hồng Nhanh đã bắt đầu rộn ràng đón những bước chân tìm đến. Nam sơ mi, nữ áo dài, ai cũng tươi rói cho cuộc tạn mặt thanh nhã. Ðằng sau không gian chốc lát nữa là sân khấu, những câu chuyện ríu ran bên khói bếp, chuẩn bị bữa tiệc để thêm thắt chặt thâm tình.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống để cống hiến, sáng tạo

Chiều 13/6, trong không khí ấm áp, Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (15/6/1964 - 15/6/2024). Đến dự và phát biểu có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh.

Văn học nghệ thuật Cà Mau - Hành trình 60 năm không ngừng sáng tạo

Năm 1960, sau Nghị quyết 15 của Trung ương Ðảng, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam, Tỉnh uỷ Cà Mau ra lời Hiệu triệu kêu gọi Ðồng khởi. Trong khí thế cách mạng dâng trào, Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ chủ trương thành lập Tiểu ban Văn nghệ để trực tiếp lãnh đạo và phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật của tỉnh. Tiểu ban Văn nghệ thành lập Ðoàn Văn công Giải phóng Cà Mau và Tạp chí Lúa Vàng. Ðây chính là mảnh đất ươm mầm và phát hiện, bồi dưỡng cho đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng ở Cà Mau.

Non Khăn Rằn & “Áo Cà Mau có đợi”

Dù công việc chính là phát thanh viên, biên tập viên của Ðài Tiếng nói Việt Nam, nhưng Nguyễn Hữu Nhân lại trót đem lòng say mê âm nhạc. Không chỉ sở hữu chất giọng mộc mạc, truyền cảm, anh còn có khả năng sáng tác ca khúc mang âm hưởng dân ca, trữ tình. “Áo Cà Mau có đợi” là một trong những sản phẩm gây chú ý của anh, với biệt danh khá thú vị “Non Khăn Rằn”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Khi lời ca, tiếng hát kết nối trái tim

Ðời sống tinh thần của người khiếm thị khá buồn tẻ, nhiều người chỉ quẩn quanh nhà, tuy nhiên, từ khi tham gia vào câu lạc bộ (CLB) văn nghệ của Hội Người mù tỉnh thì nội tâm họ trở nên phong phú hơn khi được gặp gỡ những người đồng cảnh ngộ, cùng hoà chung lời ca tiếng hát, đặc biệt là san sẻ những tâm tư, tình cảm với nhau qua sinh hoạt đờn ca tài tử.