ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 22:13:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Toả sáng nhiều tài năng tài tử, cải lương

Báo Cà Mau Đêm chung kết xếp hạng và công diễn Hội thi Tài năng tài tử - cải lương tỉnh Cà Mau 2023 đã diễn ra sôi nổi vào tối 28/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Thí sinh Nguyễn Ngọc Tiên vai má Năm trong trích đoạn “Hoa đất”.

 Phần thi diễn trích đoạn cải lương “Đào Duy Từ” của thí sinh Phạm An Tin (Bạc Liêu).

Thí sinh Lê Hồng Giang hoá thân vào vai nữ anh hùng Võ Thị Sáu trong trích đoạn cải lương “Võ Thị Sáu”.

Hội thi do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, với mục đích phát huy loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử và nghệ thuật cải lương Nam Bộ, quy tụ hơn 100 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL có sở thích và năng khiếu về đờn ca tài tử và cải lương tham gia.

Qua 2 tháng diễn ra hội thi, các thí sinh ở cả 2 bảng A và B đã nỗ lực tập luyện, thi diễn hết mình, đem đến cho hội thi các phần thi diễn hay, ý nghĩa, mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ và đặc biệt là tỉnh Cà Mau

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trao giải Nhất cho 2 thí sinh Nguyễn Ngọc Tiên (Cà Mau) và Phạm An Tin (Bạc Liêu).

Trải qua các vòng thi sơ khảo, chung khảo, sự hiện diện của 17 thí sinh khu vực ĐBSCL ở 2 đêm thi diễn chung kết xếp hạng đã khẳng định họ là những nhân tố tài năng mới trong lĩnh vực nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương, đã được rèn luyện để dần trưởng thành hơn.

Trong 17 phần thi với các trích đoạn cải lương như: “Đào Duy Từ”; “Giọt máu oan cừu”; “Võ Thị Sáu”; “Bão biển”; “Hoa đất”; “Tình phụ tử”;... , sự hỗ trợ của các diễn viên tài tử chuyên nghiệp đã giúp cho thí sinh thi diễn tự tin trên sân khấu, đem đến cho khán giả rất nhiều cung bậc cảm xúc.

Nhà văn Lê Minh Nhựt, Phó chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật, trao thưởng cho 4 thí sinh đoạt giải Nhì.

NSƯT Lịch Sử, Trưởng Đoàn Cải lương Hương Tràm, Phó Ban Tổ chức, trao giải phụ diễn cho các diễn viên, nghệ sĩ.

Nhạc sĩ - NSƯT Trường Giang, Trưởng Ban giám khảo, chia sẻ: “Đa số thí sinh tham gia hội thi là những người không chuyên. Ngoài việc rèn luyện giọng ca, các em cần phải trau dồi thêm kỹ năng diễn xuất các trích đoạn và các tiết mục một cách tự tin, để từ đó từng bước phát triển theo con đường chuyên nghiệp”.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tặng giấy khen cho các nghệ nhân trong ban nhạc phục vụ hội thi.

Kết quả, giả Nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Ngọc Tiên (Cà Mau) và thí sinh Phạm An Tin (Bạc Liêu); 4 giải Nhì thuộc về các thí sinh: Đoàn Văn Cộp (Cà Mau), Lê Hồng Giang (Cà Mau), Huỳnh Văn Út (Hậu Giang) và Trần Văn Khiêm (Kiên Giang); giải Ba được trao cho 2 thí sinh: Trần Phú Vinh và Nguyễn Thu Ba (Cà Mau).

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 4 giải Khuyến khích và các giải phụ gồm: giải Triển vọng, giải Đam mê và giải Thí sinh lớn tuổi./.

 

Huỳnh Lâm

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.