ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-4-25 14:23:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nước mát lên ngôi, rau đồng lên giá

Báo Cà Mau Ðể giải nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng gay gắt của mùa khô, nhiều người chọn sử dụng các loại thực phẩm và nước uống có nguồn gốc từ cây, lá tự nhiên, từ đó các mặt hàng này trở nên hút hàng, lên giá.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng vào buổi trưa có lúc lên đến 36-38°C, nước uống giải nhiệt là một trong những lựa chọn của nhiều người khi mua nước giải khát. Chị Nguyễn Thị Kiều Trang, Phường 1, TP Cà Mau, cho biết: “Vào mùa nắng nóng, tôi thường tìm mua rễ cỏ tranh, mía lau, măng sậy, râu bắp... về nấu nồi nước mát, để nguội rồi vô chai, trữ trong ngăn mát tủ lạnh, để mỗi người trong gia đình sử dụng hằng ngày nhằm giải nhiệt cơ thể, phòng ngừa dịch bệnh vào mùa nắng nóng”.

Trước nhu cầu của người tiêu dùng tăng, nhiều người làm nghề bán cỏ tranh và mía lau bán đắt hàng hơn.

Vào mùa nắng nóng, ngoài việc che chắn phòng chống tác hại của ánh nắng khi ra đường vào buổi trưa, nhiều người còn quan tâm chọn mua thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các loại rau, củ, quả có tính thanh nhiệt, tiêu độc, phòng ngừa trúng nắng. Chị Phùng Ngọc Yến, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết: “Những ngày qua nắng nóng gay gắt, người quen của tôi có nấu nước mát để bán. Bữa thì tôi mua nước nha đam đường phèn, bữa thì nước sâm, nước mía lau, râu bắp, rễ tranh nấu đường phèn... Nắng nóng, những ly nước trái cây, nước mát nấu từ cây lá là một giải pháp giải nhiệt hữu hiệu”.

Có thâm niên hơn 12 năm bán rễ tranh, mía lau trên đường Hùng Vương, Phường 7, TP Cà Mau, chị Nguyễn Thị Liễu cho biết: “Ngày thường, tôi chỉ bán được cho vài chục khách, vậy mà mấy hôm nay người mua nhiều, không đủ hàng để bán”. Chị Liễu cho biết thêm, trước đây ít khách hàng, nguồn rễ cỏ tranh, mía lau, lá dứa do nhà trồng, rồi đem bán, nay hút hàng nên chị phải tìm thêm, mua đi bán lại nên giá có tăng chút ít so với trước. Hiện mỗi phần gồm rễ cỏ tranh, mía lau, lá dứa, râu bắp có giá 20 ngàn đồng/phần, còn nấu nước vô chai khoảng 400 ml thì bán giá 10 ngàn đồng/chai.

Từ việc bán rễ cỏ tranh, mía lau, râu bắp..., chị Nguyễn Thị Liễu có thu nhập từ 300-400 ngàn đồng/ngày. Ảnh: HOÀNG VŨ

Hiện tại trên thị trường dễ dàng tìm mua nhiều loại nước giải khát, có hàng cao cấp nhãn mác đầy đủ, cũng có loại bình dân, người bán tự chế biến rồi đóng chai, bán dọc lề đường, hè phố. Có rất nhiều sự chọn lựa, nhưng uống nước mát như thế nào cho đúng với nhu cầu và tình trạng cơ thể, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức như hiện nay là vấn đề cần quan tâm.

Hiện các mặt hàng rau cải, đặc biệt rau đồng đang khan hiếm, giá tăng so với trước.

Theo kinh nghiệm của Ðông y, những cây, cỏ đều là những vị thuốc Nam rất có lợi cho sức khoẻ, được sử dụng từ rất lâu đời. Tuy nhiên, dù là thức uống tốt, có lợi cho sức khoẻ nhưng khi sử dụng cũng cần tuân thủ liều lượng, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.

Ngoài những thức uống giải nhiệt, những ngày nắng nóng như hiện nay, nhiều người nội trợ còn chọn mua các loại rau đồng để làm thực phẩm cho gia đình. Theo các tiểu thương tại chợ Phường 8, TP Cà Mau, cho biết, thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ nhiều và giá các loại rau bán ra tăng khoảng 10% tuỳ loại so với thời điểm trước đó. Tuy được giá nhưng các loại rau, cải không nhiều như trước, do nông dân trồng rau đang phải đối mặt với tình trạng khô hạn, nắng nóng kéo dài, nhiều vườn rau đang có nguy cơ bị bỏ trống do thiếu nước tưới. Còn rau đồng tự nhiên thì không thể sống sót trong mùa hạn khô hanh như hiện nay nên hút hàng, tăng giá./.

 

Trung Ðỉnh

 

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Phản ứng linh hoạt để hoàn thành mục tiêu

Khắc phục khó khăn, chủ động nắm bắt, khai thác tối đa mọi cơ hội, nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển, phấn đấu đạt tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 8% trở lên, làm nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Ðây là nhiệm vụ rất nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh vừa sắp xếp lại bộ máy vừa triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, do đó, cần có kế hoạch theo từng tháng, từng quý cụ thể, rõ ràng.

Làng nghề tàu hủ ky trăm tuổi

Tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, có một làng nghề truyền thống ra đời và tồn tại hơn 100 năm, đó là làng nghề làm tàu hủ ky do ông Châu Xường (người Hoa) cùng vợ và các con duy trì thời gian qua.

Hoàn thiện các mô hình hiệu quả để nhân rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể (KTTT) vào ngày 26/3.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Chuyển biến tích cực từ Nghị quyết 09

Ngày 14/9/2022, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Thới Bình ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU về sản xuất tôm, lúa sạch, lúa hữu cơ gắn với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH) trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo (viết tắt là Nghị quyết 09). Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, huyện Thới Bình có nhiều chuyển biến tích cực trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái.

Giá heo tăng “nóng”, hộ nuôi dè dặt tái đàn

Thời gian gần đây, giá heo hơi liên tục “phi mã”, có thời điểm lên trên 8 triệu đồng/100 kg, mức cao nhất kể từ đầu năm 2021. Với mức giá này, người nuôi có lãi khoảng 2- 3 triệu đồng/100 kg heo. Tuy nhiên, người chăn nuôi đang dè dặt tái đàn bởi nhiều yếu tố.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.