ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 07:01:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa

Báo Cà Mau (CMO) Hơn 5 năm gắn bó với công việc nuôi rắn ri tượng giúp chị Lâm Thị Nâu (ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) có nguồn thu nhập bền vững, thu về lợi nhuận vài chục triệu đồng mỗi năm. Kinh tế gia đình ngày càng khấm khá.

Chị Nâu bén duyên với nghề nuôi rắn ri tượng từ năm 2016, sau khi được người quen tặng cặp rắn nuôi thử. Sau hơn một năm nuôi, rắn có thể tự phối giống và sinh sản, nhận thấy công việc nuôi rắn ri tượng không quá khó mà lại có giá trị kinh tế cao, chị Nâu đầu tư 20 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua con giống nuôi với số lượng lớn.

Chị Lâm Thị Nâu thu về lợi nhuận vài chục triệu đồng mỗi năm từ nuôi rắn ri tượng trong thau nhựa.

Từ một cặp rắn ban đầu nuôi thử, sau 5 năm, hiện tại chị có đến 40 con rắn bố mẹ và vài trăm rắn con. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi, chị Nâu cho biết: “Nguồn nước ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống của rắn nên cần được thay mới thường xuyên và qua xử lý. Thức ăn ưa thích của rắn là cá phi và lượng thức ăn phải được cung cấp đầy đủ, mỗi ngày, trong lúc cho ăn phải canh chừng và đảm bảo con nào cũng được ăn, tránh tình trạng tranh giành, rắn ăn lẫn nhau”.

Rắn giống sau một năm nuôi đạt trọng lượng khoảng 1 kg; sau 18-20 tháng nuôi, được chăm sóc đúng cách là bắt đầu sinh sản. Một con rắn mẹ có thể sinh từ 10-15 rắn con/lần và sẽ được bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/con tuỳ kích cỡ.

Tận dụng ao vuông nuôi tôm, chị Nâu thả nuôi cá phi để làm mồi cho rắn nhằm hạn chế chi phí trong quá trình nuôi, tăng lợi nhuận. Trung bình mỗi năm từ việc bán rắn giống, chị Nâu thu lãi khoảng 50 triệu đồng.

Sau 5 năm nuôi, có nhiều kinh nghiệm, chị Nâu cải tiến cách nuôi, thay vì nuôi trong chuồng xi-măng, hiện tại chị chuyển sang nuôi rắn trong thau nhựa. Cách này giúp người nuôi kiểm soát số lượng con giống và theo dõi được quá trình phát triển của rắn.

Chị Nâu cho biết: “Nuôi rắn trong chuồng xi-măng, việc vận động, phát triển làm cho rắn dễ bị trầy xước, tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Nuôi trong thau, tôi dễ dàng quản lý được số lượng giống và thay nước cũng dễ dàng hơn”.

Rắn ri tượng con có giá bán từ 80.000-100.000 đồng/con tuỳ kích cỡ.

Thời gian qua, chị Nâu nuôi rắn chỉ để bán rắn giống nhưng vì giá trị thương phẩm của rắn ri tượng rất cao nên dự định sắp tới chị sẽ mở rộng quy mô, nuôi với số lượng lớn để cung cấp thêm rắn thịt ra thị trường.

Chị Nâu tính toán: “Rắn ri tượng có trọng lượng trên 1 kg sẽ có giá bán dao động 700.000-800.000 đồng/kg, mà loại rắn này vốn đầu tư nuôi thấp, vì nguồn thức ăn tôi cũng chủ động được nên hạn chế nhiều chi phí. Hơn nữa, rắn ri tượng dễ nuôi, đạt đầu con mà lại tiêu thụ dễ, nếu không bán được rắn thịt thì rắn giống cũng hút hàng”.

Chị Nguyễn Kiều Mi, Chủ tịch Hội LHPN xã Thạnh Phú, cho biết: “Mô hình nuôi rắn vi tượng của chị Nâu mang lại giá trị kinh tế khá cao. Sáng tạo nuôi rắn trong thau nhựa, chị Nâu có nhiều thuận lợi trong quá trình chăm sóc, mô hình ngày càng phát huy hiệu quả, từ việc bán rắn giống cho chị nguồn thu nhập bền vững mỗi năm”./.

 

Phương Thảo

 

Pavico Việt Nam Công ty pallet nhựa Hà Nội Chai thủy tinh Khay chống tràn hóa chất bằng nhựa giá rẻ Thùng nhựa chất lượng, bền đẹp, giao tận nơiTham khảo Lựa chọn an toàn

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Cà Mau quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

“Dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu và nếu không có sự đột phá thì cuối năm các chủ đầu tư sẽ không hoàn thành nhiệm vụ”, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại nêu thực trạng tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sau hợp nhất, chiều 11/7.

Gắn 5 sao OCOP cho con tôm, cua Cà Mau

Cà Mau, tỉnh cực Nam Tổ quốc, nổi tiếng với các đặc sản như tôm, cua, muối và nhiều loại nông sản khác. Với diện tích và sản lượng tôm lớn nhất cả nước, tỉnh đã chế biến ra nhiều sản phẩm đa dạng từ tôm. Nhiều sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Hiện địa phương đang tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực như tôm, cua thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn quốc gia 5 sao, nhằm nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.