ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 7-1-25 22:46:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ở đó, phía đất Cà Mau…

Báo Cà Mau Lật lại những trang sử mảnh đất Cà Mau này, có biết bao nhiêu dấu mốc vàng son. Cà Mau tự hào ghi dấu những năm tháng kháng chiến. Với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Cà Mau có một tình cảm đặc biệt sâu sắc, thân thương và đời đời ghi khắc.

Sinh thời, bác Ba Vị (Ðoàn Thanh Vị, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải) kể về lần gặp Bí thư Khu uỷ Tây Nam Bộ Võ Văn Kiệt. Khi ấy, bác Ba Vị đang làm Bí thư Huyện uỷ Thới Bình, có hứa đinh ninh là sẽ gom “một mẻ” vũ khí về để tăng cường cho các cơ quan Tỉnh uỷ. Bác Ba giữ đúng lời hứa và “có dư chút đỉnh”.

Những người con trung hiếu

Khi đi họp ở căn cứ ven đầm Thị Tường, ông bị một “cán bộ” hỏi: “Vậy “mẻ” là thế nào?”. Ông Ba hơi bối rối nhưng trả lời: “Thì như “mẻ cá chụp đìa”, thấy chắc ăn thì nói vậy”. Ông khách nghe cười ngất, rất khoái. Khi biết đó là bác Sáu Dân, cả hai người cùng trao nhau cái ôm thật chặt.

Về sau này, khi đất nước hoà bình, Cà Mau còn được tiếp đón bác Sáu nhiều lần về thăm. Nụ cười hào sảng, đôn hậu của ông là ấn tượng còn lưu giữ mãi mãi ở đất này. Ông Sáu ăn bữa cơm tại Cà Mau thấy ngon, nhìn dòng sông, rặng đước, vạt tràm, hết thảy đều thân thuộc.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.            Ảnh: THANH QUANG

Ông nói, về Cà Mau là về nhà. Mỗi lần về ông lại khoẻ ra và hứa sẽ nhiều lần về nữa. Nền tảng phát triển và những định hướng cốt lõi của Cà Mau đều có dấu ấn của bác Sáu Dân. Từ rất lâu, ông đã nhìn thấy nội lực phi thường, tiềm năng to lớn và vị thế khó nơi nào sánh kịp của vùng đất này. Tầm nhìn chiến lược của bác Sáu đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ông Chín Anh (đồng chí Trần Quốc Anh, nguyên cận vệ của bác Sáu Dân) nhớ lại: “Tháng 10/1970, đồng chí Võ Văn Kiệt về Trung ương Cục nhận nhiệm vụ Bí thư Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ rồi cấp tốc về Cà Mau”.

Cà Mau lúc này giặc phản kích điên cuồng, riêng huyện Trần Văn Thời (cũ), từ năm 1969-1972, Mỹ - nguỵ chiếm đóng từ 3 lên 64 đồn. Giặc tăng cường tàu chiến với mật độ cao trên vàm sông Ông Ðốc, đẩy mạnh hoạt động Chi khu Rạch Ráng, lập hàng loạt đồn bót dày đặc chặn các tuyến giao thông huyết mạch hầu hết các xã còn lại. Ông Chín Anh cho biết: “Khánh Lâm (cũ) gần như bị bao vây, chia cắt. Ðây cũng là trọng điểm giặc thực hiện chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, tiêu diệt căn cứ Khu uỷ, cho cả máy bay chiến thuật B52 oanh tạc và cả pháo hạng nặng từ hạm tàu trên biển hòng băm nát cả U Minh Hạ và U Minh Thượng”.

Trong bối cảnh đó, bác Sáu Dân quyết định chọn Khánh Lâm làm nơi đặt căn cứ lãnh đạo từ năm 1972-1974. Ông Chín Anh liên hệ với Xã uỷ Khánh Lâm, đặt vấn đề với gia đình ông Ðỗ Văn Biện (Hai Biện) để cất nhà làm nơi an dưỡng cho thương bệnh binh. Ông Hai gật đầu cái rụp, cảm khái nói: “Tao cho mượn miếng đất ở bờ đìa hậu đất. Tao theo cách mạng, cần thêm gì cứ nói”. Vậy là một ngôi nhà, hầm tránh phi pháo được xây dựng gấp rút đón bác Sáu về trong bí mật.

Ông Chín Anh nhớ mãi những ngày bên Bí thư Khu uỷ Võ Văn Kiệt: “Theo anh Sáu hơn 20 năm, biết tánh anh cởi mở, dễ chịu, rất trọng cán bộ, coi cách mạng và công việc quý hơn mạng sống”. Bên bờ đìa, vườn chuối và khu rừng chồi, bác Sáu đã đưa ra nhiều chỉ đạo, tham mưu nhiều vấn đề hệ trọng liên quan đến chiến trường Tây Nam Bộ. Cả Tây Nam Bộ đồng loạt tiến công với phương châm “xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh, tiến lên giải phóng toàn miền Tây cùng cả dân tộc giải phóng hoàn toàn miền Nam”. Sức mạnh vũ bão đã bóc sạch ngoài dự kiến hàng trăm đồn bót giặc chỉ trong thời gian ngắn. Trên vùng trọng điểm quyết chiến ở Cần Thơ, ta đẩy lùi và đánh tan tác lần lược 75 tiểu đoàn địch, buộc chúng phải trở lại thế co cụm, bị động. Chiến trường miền Tây tạo nên cục diện mới, góp phần quan trọng cho thắng lợi trên toàn miền Nam…

Ngôi nhà khi ấy nằm ở kinh Công Nghiệp, Ấp 9, Khánh Lâm, Trần Văn Thời, còn bây giờ là xóm Khmer Lớn, Ấp 6, Khánh Hoà, U Minh. Ðịa giới hành chính có thể thay đổi, nhưng chỗ này với ông Chín Anh mãi mãi vẫn như xưa: “Chính thời gian bảo vệ anh Sáu ở đây, tôi gặp vợ đang công tác phụ nữ xã. Tôi quê Ðà Nẵng thành rể U Minh cũng nhờ anh Sáu”.

Giai đoạn này cục diện chiến trường thay đổi mau lẹ, bác Sáu Dân đi công tác liên tục, đôi khi chỉ rảo về căn nhà để chuẩn bị cho chuyến tiếp theo. Với ông Chín, con cá, mớ rau, nải chuối U Minh hay cả vạt rừng tràm lưa thưa nở bông thơm nức sau hậu đất của ông Hai Biện, cứ mỗi lần về là nhung nhớ.

Ðất khó “trổ bông”

Ông Hồng Phương (Năm Phương), nguyên Bí thư Xã uỷ Nguyễn Phích, vẫn nhớ mãi giai đoạn bác Sáu về hoạt động tại Khánh Lâm: “Giặc nó “giãy chết” nên điên cuồng phản kích. Có anh Sáu về chỉ đạo, Cà Mau nói riêng, cả Tây Nam Bộ nói chung đều vững lòng. Ðịch tập trung hoả lực vì chắc chắn rằng, đánh được U Minh coi như ta bại. Ðất, rừng và người U Minh che chở cho bác Sáu Dân trong tuyệt đối an toàn, bí mật".

Ông Chín Anh khẳng định: “Những ngày đó chiến tranh ác liệt lắm, nhưng anh Sáu vẫn lạc quan, rất yên tâm vì đang sống và làm việc tại căn cứ cách mạng kiên cường, bất khuất U Minh”. Sau Hiệp định Paris năm 1973 ít lâu, cả miền Tây hừng hực khi thế chiến thắng thì bác Sáu Dân rời Cà Mau để nhận những trọng trách mới, nhiệm vụ to lớn của Ðảng, của dân.

Ông Trịnh Văn Ngọt, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh, chia sẻ: “U Minh tự hào khi được các đồng chí cán bộ cấp cao lựa chọn làm nơi ở, hoạt động qua các thời kỳ. Riêng với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông lựa chọn nơi này trong giai đoạn ác liệt nhất để làm căn cứ, quả là khí chất của một nhà cách mạng kiên trung, tài trí, dũng lược. U Minh về sau này đều ghi ơn của bác Sáu Dân trong quá trình tái thiết, phát triển. Ông bất tử ở đất này, trong lòng mỗi người dân”.

Bên ly trà, ông Năm Phương khoe: “Con gái út của tôi (chị Hồng Thị Thắm) giờ là Bí thư Xã uỷ của Khánh Hoà này nè”. Khánh Hoà đã là xã nông thôn mới, một sự lột xác diệu kỳ của vùng đất phèn cằn cỗi.

Xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà giờ bon bon đường xe chạy, ông Chín Anh ngẩn ngơ: “Mấy năm không về thăm, quê vợ giờ khác quá. Xóm làng đông đúc, nhà cửa đàng hoàng”.

Ông Chín tranh thủ tạt qua thăm tía vợ đã gần trăm tuổi, vẫn nhớ hình ảnh anh cận vệ của bác Sáu Dân ngượng ngùng trong ngày làm đám cưới với cô dâu ở Khánh Lâm. Nhìn khắp một lượt, ông Chín nói như nhắn nhủ: “Anh Sáu Dân hồi đó rất trân trọng cán bộ. Phải trân trọng và giữ tình đoàn kết thì công tác mới thuận lợi”. Ông Năm Phương thì tin tưởng: “Tụi nhỏ tấn tới mà, cán bộ giờ học hành đàng hoàng, cái nhìn thấy rõ nhất là quê mình thay đổi quá trời”.

Căn nhà, bàn làm việc, hầm tránh bom của bác Sáu Dân ở Khánh Hoà không còn nữa. Bây giờ, nơi ấy là những đầm tôm nối màu xanh vụ lúa. Cánh rừng tràm xanh ngút ngàn phía xa, buổi họp chợ lao xao sáng sớm. Anh Lâm Vũ An, Chủ tịch UBND xã Khánh Hoà, thông tin: "Ðịa phương đã đạt được những kết quả nhất định trong quá trình kiến thiết, phát triển, những thử thách lớn nhất cũng đã vượt qua. Truyền thống cách mạng, sự đồng lòng nhất trí và ủng hộ của Nhân dân chính là sức mạnh của chúng tôi”.

Ðất khó “trổ bông”, Khánh Hoà đang đi tới những mùa ấm no, hạnh phúc. Ở đâu đây, bác Sáu Dân vẫn nở nụ cười…

Ở đó, phía đất Cà Mau./.

Nơi ở và làm việc của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 7/11/2016. Ðây là niềm vinh dự, tự hào của Khánh Hoà nói riêng, của mảnh đất anh hùng U Minh nói chung. Khu di tích sẽ phục dựng các hạng mục nhà ở, nơi làm việc, hầm trú ẩn nhằm tái hiện cuộc sống, tinh thần chiến đấu, trí tuệ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Phạm Nguyên

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.