ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 10:46:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

OCOP - “Ðại sứ truyền thông” hữu hiệu

Báo Cà Mau (CMO) Khi gia nhập sân chơi lớn OCOP, với lợi thế về con tôm trên dòng Sông Ðầm, nhiều cơ sở tại huyện Ðầm Dơi tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào để xây dựng chuỗi thương hiệu và hướng đến phát triển thêm nhiều sản phẩm mới. Bên cạnh giữ vững mức sao đạt chuẩn, chủ thể quyết tâm phấn đấu nâng hạng sao cho sản phẩm.

Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tôm, năm 2021, Hợp tác xã (HTX) Trúc Thương (ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân) được thành lập và có sản phẩm đầu tiên tôm khô đạt chuẩn 3 sao OCOP cho riêng mình. Quá trình vào nghề và phấn đấu trong ngần ấy năm không dễ dàng khi HTX Trúc Thương là 1 trong 2 HTX hoạt động trên lĩnh vực thu mua và sản xuất tôm tại xã Tân Dân.

Bà Trần Xuân Oanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Trúc Thương, chia sẻ: “Từ khi sản phẩm vào OCOP đã làm thay đổi rất nhiều điều. Về mẫu mã, thay vì chỉ đóng bọc ni lông đơn thuần thì nay chúng tôi đầu tư để làm đẹp thương hiệu, mỗi sản phẩm đều có nhãn mác, bao bì hẳn hoi, đó cũng là cách để quảng bá sản phẩm đi khắp mọi miền đất nước. Giá sản phẩm bán ra được nâng mức, tôm khô đất loại 1 trước đây chỉ 1,2 triệu đồng/kg thì nay đã lên 1,8 triệu đồng. Ðối tác và người tiêu dùng tin tưởng, sẵn sàng mua sản phẩm, một phần vì thương hiệu, một phần vì OCOP đã mang lại sự tín nhiệm cho khách hàng. Không cần quen biết hay không, một khi đã đạt chuẩn OCOP thì đồng nghĩa với sản phẩm đó chất lượng, là niềm tin để khẳng định uy tín”.

Từ người sản xuất theo lối truyền thống, nay vợ chồng anh Tuân và chị Xuân Oanh khẳng định được thương hiệu uy tín khi gắn sao cho 4 sản phẩm, gồm tôm khô, tôm khô chà bông, mắm tôm và tôm thẻ ép.

Hiện tại, HTX Trúc Thương có 4 sản phẩm, gồm tôm khô, tôm khô chà bông, mắm tôm và tôm thẻ ép được công nhận 3 sao OCOP. Bình quân mỗi tháng HTX thu mua từ 5-6 tấn tôm nguyên liệu, bán ra khoảng 400 kg sản phẩm các loại, gần Tết thì lượng tôm mua vào tăng khoảng 10 tấn. Ðể có nguồn nguyên liệu, HTX liên kết với hơn 10 thương lái tôm. Ngoài ra, HTX còn thu mua tôm nguyên liệu từ các xã lân cận như Tân Tiến, Tân Thuận, Nguyễn Huân... với giá cao hơn so với mặt bằng chung. Trong mọi quy trình, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đầu vào đến sản xuất đều tuân thủ nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại cơ sở sản xuất, ngoài tận dụng nắng tự nhiên để phơi tôm, HTX còn có 3 lò sấy thủ công để sử dụng trong những lúc thời tiết mưa, thiếu nắng. Thời gian tới, HTX mong muốn được hỗ trợ thêm máy sấy năng lượng mặt trời, đây cũng là những bước đệm để giữ và nâng hạng cho sản phẩm OCOP.

HTX đang nỗ lực toàn diện, từng bước để nâng từ chất đến lượng, quy trình sản xuất rõ ràng minh bạch, theo tiêu chuẩn, có truy xuất nguồn gốc đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi sản phẩm gắn sao được ví von như một “đại sứ truyền thông”, qua đó chuyển tải những câu chuyện khởi nghiệp và truyền cảm hứng về vùng miền, cơ sở có tập quán sản xuất lâu năm, sẵn sàng tham gia những chương trình mới để chuyển mình hội nhập.

Anh Huỳnh Văn Tuân, chồng chị Xuân Oanh, bộc bạch: “Với HTX, khi chọn con tôm vốn là thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, tôi xem đây là cơ hội tiềm năng, không chỉ tạo được công ăn việc làm cho người lao động mà còn giúp địa phương có thêm sản phẩm đặc trưng vùng miền. Tôi quan tâm và đánh giá cao những buổi tham gia trưng bày sản phẩm, vì thông qua đó bản thân chủ cơ sở học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để từng bước cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn, và đây cũng là bước lớn để quảng bá thương hiệu đi xa. Tôi không nghĩ là sẽ phát triển thêm những mặt hàng mới từ tôm, mà thay vào đó là chuyên tâm làm tốt cho 4 sản phẩm đạt 3 sao và nâng thành 4 sao trong thời gian tới”.

Từ khi gia nhập sân chơi OCOP, mỗi tháng HTX Trúc Thương thu mua từ 5-6 tấn tôm nguyên liệu, cung ứng ra thị trường khoảng 400 kg sản phẩm từ tôm. Quy mô hoạt động đang dần được mở rộng là bước đệm quan trọng để nâng hạng sao OCOP.

Bên cạnh giữ vững các tiêu chí, HTX đặt ra mục tiêu kế tiếp là nâng hạng sao cho các sản phẩm của mình. Trong đó, đối với việc chủ động về chất lượng thì cơ sở có thể đáp ứng, tuy nhiên, để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các kênh Online, sàn thương mại điện tử thì rất cần sự chung tay của địa phương cùng cơ quan truyền thông. Ðây cũng là bài toán khó của nhiều sản phẩm OCOP khác.

Hạng sao OCOP được xem là thước đo chuẩn mực để đánh giá chất lượng hàng hoá, đồng thời cũng tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Quá trình nâng sao cho sản phẩm OCOP là tất yếu nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, một khi đã tham gia sân chơi cạnh tranh OCOP thì ai cũng mong muốn nâng mức sao hiện tại sau khi đáo hạn.

Hai sản phẩm chủ lực tiêu thụ mạnh tại HTX là tôm khô và mắm tôm, được đầu tư bao bì, nhãn mác.

“Ðối với chương trình mỗi xã một sản phẩm, hàng năm chúng tôi đều xây dựng kế hoạch cụ thể tuyên truyền sâu rộng đến từng cán bộ, đoàn viên, hội viên để đăng ký thực hiện. Qua nhiều năm thực hiện tại xã Tân Dân, có 2 chủ thể, gồm 8 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh, là HTX Sông Ðầm và HTX Trúc Thương. Riêng đối với các sản phẩm của HTX Trúc Thương, thời gian trước chỉ tiêu thụ trong xã, huyện, tỉnh là chính, nhưng khi nâng hạng 3 sao thì mở rộng thị trường tiêu thụ đến các tỉnh ÐBSCL, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Bắc. Trong năm 2023, sẽ định hướng thêm 2 sản phẩm mới để tham gia OCOP, là chân gà rút xương, khô cá chét”, ông Trần Bá Ðởm, Phó chủ tịch UBND xã Tân Dân, cho biết./.

 

Yến Nhi

 

Liên kết hữu ích

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất tôm khi Mỹ áp thuế đối ứng

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các ngành chức năng, chính quyền địa phương trước tình hình Hoa Kỳ đã công bố mức thuế áp dụng đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang nước này.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.