ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-6-25 05:44:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ổn định cuộc sống nhờ nghề ruốc

Báo Cà Mau (CMO) Ông Nguyễn Văn Bảy, người dân ở Mai Hoa thường gọi Bảy Muỗng, năm nay gần 70 tuổi, là một trong những “già làng” xứ Hố Gùi, ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. Ông đang lom khom ngồi vá mấy miệng đáy để kịp con nước.

Đôi tay lão luyện vừa rút chỉ vừa nói: “Nghề đóng đáy, cào ruốc đã ăn vào máu của mấy thế hệ gia đình tôi rồi. Nhờ nó mà cuộc sống nghèo khó cách nay mấy mươi năm không còn”.

Ông Bảy Muỗng là một trong hàng trăm hộ dân ở cửa Hố Gùi từ nơi khác về đây lập nghiệp. Năm nay đã gần 70 tuổi, không còn đi biển được nhưng ngày ngày ông vẫn phụ giúp việc vá lưới, nẹp viền miệng đáy… Ngoài 18 miệng đáy, ông còn có 2 chiếc ghe cào ruốc.

Bí thư Chi bộ ấp Hoa Mai Võ Phước Thiện cho hay: "Gần 540 hộ dân của ấp, nhà nào cũng có việc làm ổn định từ nghề biển, nghề nuôi tôm, đóng đáy, nghề ruốc. Huê lợi từ ruốc mấy năm gần đây cũng ổn định, vừa đảm bảo đầu ra, vừa có giá. Mỗi ngày cào ruốc, một hộ dân thu nhập trung bình vài triệu đồng, vào con nước trúng thì vài chục, thậm chí cả trăm triệu đồng. Sau khi trừ chi phí và nhân công cũng còn đủ khoản trang trải cuộc sống".

Nói về huê lợi từ ruốc, ông Bảy Muỗng tiếp lời: “Hổm rày ngọn chướng mạnh, ruốc cũng khá lắm. Với lại giá cả lúc này cũng tăng. Một cắt (khoảng 50 kg) ruốc loại lớn, ruốc bông lau thương lái từ Gành Hào qua mua giá từ 1,2 triệu đồng trở lên. Ruốc nhỏ cũng có giá từ 500-600 ngàn đồng, bao nhiêu cũng mua hết”.

Ông Bảy Muỗng vẫn gắn bó với nghề biển dù gần 70 tuổi.

Một cắt ruốc mà ông Bảy Muỗng vừa nói đó là phương thức để lưu trữ, vận chuyển ruốc. Xưa thì đong, đựng bằng cần xé, nay được tái chế bằng phuy nhựa loại 200 lít cắt đôi ra và tra quai để tiện khuân vác. Mỗi cắt trọng lượng khoảng 50 kg (tính cả ruốc và muối).

Ông Võ Phước Thiện cho biết thêm: "Khi chuyển đổi từ nghề đáy (vì vừa thu hoạch ít, vừa ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thuỷ sản), nhiều người dân ở đây chọn nghề cào ruốc và đánh bắt ven bờ (xưa nay ngư dân xứ Mai Hoa chưa ai mạnh dạn đầu tư tàu ghe lớn để vươn khơi). Nhờ huê lợi từ ruốc, mấy năm nay đời sống và thu nhập của ngư dân ổn định".

Xưa, hết con nước đóng đáy thì ngư dân chuyển sang cào ruốc, đặt lú, kéo lưới cá khoai, cá nục. Hết mùa cá, mùa ruốc thì chuyển sang đóng đáy bắt cá kèo giống, cua giống. Nhưng vào mùa đăng lưới bắt cá kèo giống năm nay, cả đoạn cửa sông chục cây số và phía ven bờ ngoài cửa Hố không miệng lưới nào đăng hết. Bởi cá kèo giống nhiều năm trước có giá cao ngất ngưỡng, vài chục triệu đồng/kg, mấy năm nay chỉ vài triệu nên ít người mặn mà.

Bỏ nghề đăng lưới bắt cá kèo đồng nghĩa với ít gây ra tác động lớn đến cây rừng và sạt lở. Bởi theo kinh nghiệm của những ngư dân lớn tuổi như ông Bảy Muỗng, đóng đáy, đăng lưới bắt cá kèo trên sông sẽ tác động làm thay đổi dòng chảy của nước lớn, nước ròng, là nguyên nhân để dòng nước đạp vào bờ gây sạt lở.

Phơi ruốc, công việc thường ngày của phụ nữ ở Mai Hoa.

Mặt khác, đăng lưới cá kèo giống thì nhiều người không ngần ngại đốn hạ cây rừng có sẵn để cắm trụ. Cứ vậy, xong một mùa rồi bỏ, mùa đăng năm sau lại tiếp tục đốn hạ. Năm nay không có người đăng thì cây không bị đốn. “Ở đây không nhờ con ruốc thì cây rừng cũng mất, bà con bỏ xứ đi Bình Dương hết”, vừa nói, ông Bảy Muỗng vừa cười tươi.

Cũng giống như nhiều vùng cửa biển khác trong tỉnh, Hố Gùi là một trong những địa chỉ mà nhiều năm trước tình hình an ninh trật tự phức tạp. Đó là do dân di cư tứ xứ đổ về. “Còn nay đã là dân Hố Gùi, quen nhau, quen nếp sống, cộng thêm có công ăn việc làm ổn định nên tình hình an ninh trật tự không còn phức tạp”, ông Bảy Muỗng khề khà.

Ông Dương Văn Chinh, người dân gắn bó nhiều năm ở Hố Gùi, vui vẻ chia sẻ: “Tôi ở Hố Gùi nhưng không hành nghề biển mà hành nghề đưa đò. Mấy năm nay nhờ đường sá thuận lợi giữa 2 bên bờ Hố Gùi nên bà con đi lại bằng xe máy tăng hẳn. Giờ có dịp ra xã hay về huyện, ở Hố Gùi, phía bờ Mai Hoa đi tiện lắm. Còn về an ninh trật tự cũng đã ổn định nhiều”.

Hôm chúng tôi đến Mai Hoa trùng dịp Chi bộ ấp đang họp chuẩn bị ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và lồng ghép công tác tuyên truyền về đánh bắt thuỷ hải sản an toàn. Cả chi bộ có 11 đảng viên, ai cũng tranh thủ dự họp và bày tỏ ý kiến xác đáng về tình hình kinh tế - xã hội; Bày tỏ mong muốn đổi đời bằng chính nghề biển trên quê hương Mai Hoa, Hố Gùi. Từ ấp nghèo nhất, nhì xứ Nguyễn Huân, giờ Mai Hoa chỉ còn 43 hộ nghèo./.

Phong Phú

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.