ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 06:57:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ông Dú đá đậu

Báo Cà Mau Cặp bên khuôn viên Chùa Bà, đường Lê Lợi, phường 2, TP Cà Mau có con hẻm nhỏ và ngắn ngủn dẫn xuống bến đò đi qua bên kia kinh Rạch Rập. Trong con hẻm này có xe đá đậu tồn tại đã hơn 45 năm nay. Và gần như tất cả những ai từng sống, trải qua tuổi thơ ở thị xã Cà Mau xưa, TP Cà Mau nay đều biết đến xe đá đậu này.

Cặp bên khuôn viên Chùa Bà, đường Lê Lợi, phường 2, TP Cà Mau có con hẻm nhỏ và ngắn ngủn dẫn xuống bến đò đi qua bên kia kinh Rạch Rập. Trong con hẻm này có xe đá đậu tồn tại đã hơn 45 năm nay. Và gần như tất cả những ai từng sống, trải qua tuổi thơ ở thị xã Cà Mau xưa, TP Cà Mau nay đều biết đến xe đá đậu này.

Chỗ bán của xe đá đậu đơn sơ, vài bộ bàn ghế bằng cây, nép sát 2 bên vách hẻm, chính giữa là lối đi, gió từ đường Lê Lợi lồng lộng xuống bến đò. Xe đá đậu cũng đóng bằng cây, áo ngoài lớp nhôm mỏng trắng tinh, trên kệ vài chai si-rô, nhiều hũ thuỷ tinh tròn đựng đậu xanh, đậu đỏ, chuối khô thái mỏng, khóm ngào, đường cát, bột báng, nước cốt dừa và cái bàn đá bào tay đã trở thành của hiếm. Chủ nhân của xe đá đậu là ông Dú, mọi người quen gọi là ông Dú “đá đậu”.

Ông Dú bên xe đá đậu.                       Ảnh: A.N

Ông Dú tên thật là Ngô Chấn Như, người Hoa, sinh năm 1952, ở thị trấn Năm Căn. Gia đình ông Dú nghèo, mần rẫy ở kinh Cả Nhép, nhà có tất cả 3 anh em, ông là anh trai cả. Do vùng đất rẫy của gia đình ông thường xảy ra tranh chấp chiến sự, cha ông lại đau yếu, mất sức lao động, năm 1965, gia đình ông Dú dời về thị xã Cà Mau sinh sống. Gia đình mua được căn nhà thiếc nhỏ, lụp xụp trong con hẻm Chùa Bà xuống bến đò. 3 anh em ông Dú đi học ở Trường Tư thục Dục Tài, nay là Trường Tiểu học Nguyễn Tạo. Cha, mẹ ông kiếm sống bằng nghề bán bánh kẹp nướng, bánh bò xốp xịa hằng ngày ở góc chợ Vưu Văn Tỷ, phường 2.

Chỗ ở mới của gia đình ông Dú chưa ổn định bao lâu thì cha ông bị bệnh và qua đời. Ông mất, công việc mần bánh mang ra chợ bán của bà khó khăn, bà quyết định mở xe bán đá đậu tại nhà cho khách đi đò vãng lai trong hẻm. Con hẻm có phần bị khuất, nhưng nhờ có khách đi đò lai rai qua sông, công việc bán đá đậu của bà cũng kiếm sống được.

Có điều, công việc bán đá đậu đòi hỏi phải mất nhiều công sức, thời gian trong khâu chuẩn bị và lúc bán hàng như đi chợ mua đồ, nấu đậu, nạo dừa, vắt nước cốt dừa, bào đá, làm đá đậu, bưng đá đậu cho khách, một mình mẹ ông Dú mần không xuể. 2 người em gái của ông Dú phải nghỉ học sớm, ở nhà tiếp bán với mẹ. Có xe bán đá đậu, cuộc sống của 4 má con ông Dú có phần khấm khá hơn. Nhưng không may, 2 năm sau đó, mẹ của ông Dú đỗ bệnh thường xuyên, 2 người em gái của ông phải xoay như chong chóng bên xe đá đậu.

Thương mẹ và 2 em gái mua bán vất vả, năm 1970, đang là học sinh giỏi lớp 7 của Trường Dục Tài, ông Dú quyết định nghỉ học, ở nhà tiếp đảm đương công việc xe bán đá đậu.

Ông Dú tiếp đứng bán đá đậu một thời gian ngắn, mau chóng trở nên thành thạo, chuyên nghiệp nên đứng bán chính luôn. Bán được một thời gian, ông Dú thấy quay đi quay lại, quanh năm suốt tháng cũng chỉ có bao nhiêu đó khách hàng hằng ngày qua sông, bao nhiêu đó khách hàng mua đá đậu. Ông nghĩ phải tìm cách nào đó tăng thêm được khách hàng, cạnh tranh được với những xe bán đá đậu ở ngoài hẻm.

Vào thời điểm ấy, quanh khu vực Chùa Bà và Trường Dục Tài có đến 4, 5 xe bán đá đậu, chứ không phải có độc nhất xe bán đá đậu như của ông bây giờ. Những xe bán đá đậu quanh khu vực Chùa Bà và Trường Dục Tài có vị trí thuận lợi, lượng khách vãng lai đông, học sinh ghé ăn nhiều. Nghề bán đá đậu lại cũng chẳng có gì gọi là bí quyết hay gia truyền, ai cũng giống ai, giá cả như nhau, hơn thua nhau chỉ là vị trí bán.

Trong cái khó đó, ông Dú nảy sinh ý tưởng lạ, chỉ lấy công làm lời. Tức là cũng bán đá đậu như những xe đá đậu kia, giá cả cũng như họ, nhưng trong ly đá đậu của ông đậu nhiều hơn, nước cốt dừa béo hơn, chất lượng ly đá đậu ngon hơn, chấp nhận lời chỉ còn là cái công. Ý tưởng này của ông Dú không ngờ đánh trúng ngay yêu cầu quan trọng và được coi là cốt lõi nhất của người tiêu dùng. Ðó là chỗ bán ngon, vệ sinh, giá cả hợp lý. Khi anh đã bán ngon rồi, dù anh có ở trong hóc, trong kẹt nào đó, khách hàng cũng tìm đến. Còn khi anh đã bán dở rồi, dù anh có ở mặt tiền, sáng sủa, ngon lành cũng bán ế chết.

Ý tưởng của ông Dú thành công. Xe bán đá đậu của gia đình ông Dú không lâu sau đó được coi là ngon nhất ở thị xã, ông hạ gục dần mấy đối thủ cạnh tranh với mình. 1 ngày ông bán tới 4, 5 cây nước đá. Gắn với xe đá đậu, suốt thời niên thiếu, đến khi có gia đình và nuôi 4 người con khôn lớn, thế giới của ông Dú gần như chỉ biết quanh quẩn con hẻm bến đò Chùa Bà. Thế giới bên ngoài đối với ông là những mẩu chuyện của học trò, khách vãng lai, khách đi đò qua sông bên những ly đá đậu. Nhưng mặt ông lúc nào cũng tươi, cởi mở, miệng cười hiền hoà, không thấy buồn.

Nhiều người thấy ông Dú như vậy và hỏi ông, bán đá đậu cực, thu nhập đâu có như mở tiệm này tiệm nọ. Bán đá đậu chỉ là một công việc nhỏ, tạm thời lúc kiếm sống khó khăn, khi có điều kiện rồi người ta chuyển qua công việc mần ăn khác. Ông Dú đã có điều kiện rồi, sao ông cứ phải bán đá đậu như vậy? Ông Dú chỉ cười hiền cho qua chuyện. Thiệt ra, ông Dú đã rất thành công với thành ngữ “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, nghề nào cũng vinh quang cả. Làm nghề gì mà giỏi, có tâm với nghề, có tình yêu với nghề, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội thì ở đâu cũng được mọi người và xã hội trân trọng, tôn vinh.

Từ xe bán đá đậu nhỏ, ông Dú đã chăm sóc tốt sức khoẻ cho mẹ già nay đã gần 90 tuổi, ổn định cuộc sống cho mình, gia đình, các con, 2 người em gái, biến căn nhà thiếc lụp xụp trong hẻm thành căn nhà lầu khang trang. Và cũng không bao nhiêu người Hoa ở phường 2 biết được rằng, từ xe bán đá đậu nhỏ như thế, ông Dú nuôi 4 người con thành tài.

Cô con gái lớn của ông là Ngô Mỹ Loan, tốt nghiệp Ðại học Dược, công tác ở Hậu Giang. Cô con gái thứ hai của ông là Ngô Mỹ Linh, lấy bằng Thạc sĩ Ðịa ốc ở Anh quốc, công tác ở Trung tâm Phát triển Quỹ đất Cà Mau. Cô con gái thứ ba là Ngô Mỹ Cầm, tốt nghiệp Ðại học Kế toán, công tác ở Hậu Giang. Người con trai út là Ngô Chí Hùng, tốt nghiệp Cao đẳng Xây dựng, công tác ở Cần Thơ.

Ông Dú làm được một điều hiếm có trong người Hoa ở phường 2, thành đạt cả trong cuộc sống và nuôi dạy các con tiến bộ, nên người. Mấy năm gần đây, ông Dú bị bệnh tai biến và giãn tĩnh mạch chân, hậu quả của việc hơn 45 năm đứng bán đá đậu, ông đi lại có phần khó khăn. Dù vậy, ông Dú vẫn không bỏ xe đá đậu, vẫn hằng ngày mở cửa đều đặn bán đá đậu ở hẻm bến đò Chùa Bà. Lúc thì ông đứng bán, mệt quá, vợ ông thay phiên đứng bán.

Ông Dú bán đá đậu giờ đây không còn là chuyện vì tiền, ông bán vì tình yêu của mình với xe đá đậu và lòng tri ân của mình với khách hàng. Ở xe đá đậu, ông nhìn thấy đầy ắp kỷ niệm của tuổi thơ, học trò, thuở hàn vi của mọi người. Và ở xe đá đậu, ông nhìn thấy đầy ắp tình yêu, hơi, hướng, hồn của quê hương./.

Bút ký của Ái Như

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.

Khi ý Ðảng gặp sức dân

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”, ở Cà Mau, một mô hình tổ chức xã hội đặc biệt đang âm thầm bén rễ và lan toả sức sống: Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ). Thoạt nghe, cụm từ này có vẻ khô khan, mang nặng tính hành chính, nhưng khi đặt chân đến những xóm, ấp nơi mô hình này đang hoạt động, người ta mới cảm nhận được hơi thở của sự tự nguyện, tinh thần đoàn kết và khát vọng làm chủ cuộc sống cộng đồng. Ðây không chỉ là hình thức tập hợp người dân theo địa bàn cư trú, mà sâu xa hơn, nó đang dần khẳng định vai trò như một cầu nối sống động, nơi ý Ðảng được truyền tải một cách gần gũi nhất, hoà quyện với nhu cầu và sức mạnh nội tại của Nhân dân.

Với nghề, tôi thấy mình như vừa chập chững tập đi...

Tôi bắt đầu công việc viết lách từ rất sớm, như các bạn tuổi mới lớn khác, tập tành sáng tác thơ và tản văn. Ở những năm học cấp III, tôi chi tiêu cho mua dụng cụ học tập, hàng quà hay những thứ lặt vặt khác, từ chính nguồn nhuận bút viết lách.