ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 15-6-25 21:47:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ông Hai chăn nuôi

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, tại nhiều vùng nông thôn tỉnh Cà Mau, chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Bên cạnh vật nuôi như heo, gà, vịt, hiện nay nhiều bà con nông dân có hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi bò, dê kết hợp. Tuy đồng vốn ban đầu bỏ ra khá lớn, song mô hình này được người nuôi đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Nguyễn Quốc Hưng (Hai Hưng), ở Ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh là một trong những hộ chăn nuôi bò, dê thành công tại xã Khánh An. Khởi nghiệp ban đầu chỉ bằng 1 con bò cái, nhờ cần cù và chịu khó, đến nay vợ chồng ông Hai Hưng đã nhân rộng thành công mô hình.

Từ niềm đam mê chăn nuôi, ông Hai Hưng dành nhiều thời gian học hỏi và nghiên cứu về con giống, kỹ thuật chăn nuôi. Khi có đủ vốn, ông Hai Hưng mạnh dạn tìm tới tận Bến Tre để mua bò. Nhờ đặc tính khá dễ nuôi, cộng thêm chịu khó bỏ công chăm sóc, 2 con bò cái phát triển khoẻ mạnh và sinh sản đều. Sau 6 năm chăn nuôi, chuồng bò của ông lúc nào cũng đông con, từ dê thịt đến bê con. Bò đực thì bán, riêng bò cái thì ông để lại nhân giống. Ông Hai Hưng cho biết: “Hiện nay bê con 6 tháng tuổi khoảng 12 triệu đồng, 14 tháng tuổi khoảng 30 triệu đồng. Mỗi năm đàn bò nhà tôi đẻ được 3 bê con. Hiện nay, việc nhân giống cho bò thường không dùng bò đực mà người nuôi sẽ mua tinh về gieo. Cách gieo tinh này tuy tốn kém nhưng dễ đậu, tỷ lệ thành công cao. Bê con sinh ra cũng khoẻ mạnh hơn, tránh được tình trạng đồng huyết sau nhiều lứa bò sinh đẻ sẽ không tốt”. 

Ðàn dê 19 con được ông Hai Hưng chừa lại để nhân giống, mở rộng cơ sở chăn nuôi.

Thành công từ chăn nuôi bò, cách đây hơn 1 năm ông Hưng tìm mua thêm 3 dê cái và 3 dê đực để kết hợp chăn nuôi. Hiện nay, chuồng dê của ông Hai Hưng đã nhân giống được 19 con. Ông Hai Hưng chọn nuôi bò và dê vì cả hai đều có tập tính như dễ nuôi, nguồn thức ăn khá giống nhau là cỏ nên tiện cho việc tìm thức ăn. “Bò tuy nhiều vốn nhưng dễ nuôi và chăm sóc hơn dê. Người nuôi dê phải thường xuyên theo dõi vì dê dễ bị ho viêm phổi, các bệnh vặt. Dê nuôi khoảng 5 tháng là có thể đẻ. So với bò, dê khó nuôi hơn nhưng nhanh bán. Hiện nay trên thị trường thịt dê và bò đều có giá, khoảng từ 180.000-250.000 đồng/kg nên người nuôi đều có lời”, ông Hai Hưng phân tích.

Ðể tiết kiệm chi phí chăn nuôi, nguồn thức ăn cho bò, dê được ông Hai Hưng tận dụng từ các nguồn khác nhau, như rơm khô, cắt cỏ mé bờ… Ngoài ra, ông Hai Hưng còn mạnh dạn đầu tư đất trồng thêm cỏ xả, cỏ voi để làm nguồn thức ăn cho bò và dê. Ông Hai Hưng tính toán: “Mùa mưa thì cỏ cắt vòng vòng sân nhà, thêm vụ lúa tôi chừa rơm lại nữa là cho bò, dê ăn không hết. Phần cỏ mềm cho dê ăn trước, phần nào cứng dê không ăn thì mình chuyển qua cho bò. Tới mùa khô hạn, lượng cỏ không đủ thì mình mới dặm thêm thức ăn”.

Hiện tại, số lượng dê và bò trong chuồng ông Hai Hưng đều đã lớn nhưng ông Hai Hưng không bán mà để lại nhân giống  thêm. Ngoài lợi nhuận từ bò, dê, ông Hai Hưng còn kiếm thêm thu nhập nhờ tận dụng được nguồn phân từ chăn nuôi. Mỗi bao phân bò khoảng 15 ký bán được 25.000 đồng, phân dê thì 30.000 đồng. Tính ra mỗi tháng ông Hai Hưng bán được từ 1,5-2 triệu đồng từ phân chăn nuôi. Tiền này ông Hai Hưng để mua thức ăn dặm thêm cho bò, dê. Ông Hai Hưng bộc bạch: “Sau nhiều năm tôi nhận thấy việc chăn nuôi dê và bò rất phù hợp với bà con nông dân. Chỉ cần nguồn vốn ban đầu rồi lấy công làm lời, đi cắt cỏ cho nó ăn chứ không tốm kém gì thêm. Hiện tại tôi để lại hết số bò, dê đang nuôi trong chuồng để nhân giống, sang năm sẽ mở thêm trang trại. Mong rằng thời gian tới, những người có mô hình chăn nuôi hiệu quả như tôi sẽ được tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất thấp để mở rộng việc chăn nuôi”.

Anh Nguyễn Chí Nguyện, phụ trách khuyến nông xã Khánh An, cho biết: “Thời gian gần đây dê và bò ngày càng có giá trên thị trường nên việc chăn nuôi của bà con có nhiều lợi nhuận hơn. Người nuôi dê, bò tại địa phương đã tận dụng đất trồng được các loại cỏ để chăn nuôi tiết kiệm chi phí. Hiện tại, mô hình nuôi bò, dê kết hợp rất có triển vọng và hiệu quả để nhân rộng trong thời gian tới”./.

 

An Kỳ

 

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.

Cái Nước kích hoạt nhiều giải pháp phát triển

Ðể phấn đấu đưa chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2025 tối thiểu ở mức 8%, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cái Nước đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hiệu quả nuôi sò huyết xen canh

Sò huyết trở thành vật nuôi quen thuộc với nhiều hộ dân ở huyện Ðầm Dơi nói chung, xã Quách Phẩm nói riêng. Tận dụng lợi thế tự nhiên phù sa nhiều, nhiều hộ ở xã Quách Phẩm mạnh dạn đầu tư nuôi tôm kết hợp sò huyết xen canh, bước đầu đem lại hiệu quả cao.