ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 15:53:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ông Trần Thế Hùng: Ðam mê làm du lịch

Báo Cà Mau Sở dĩ nhân viên gọi ông bằng “bác” vì đây là cách gọi trân trọng đối với bác sĩ có thâm niên nghề, mặc dù khi đến giờ làm việc chiều, ông đã về với cương vị là Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV DLSTQT.

Đồng hồ vừa điểm 14 giờ đúng, ông bước xuống xe, nở nụ cười thân thiện chào nhân viên rồi bước vội về phía văn phòng làm việc vì hôm nay có lịch hẹn. “Với bác ấy, giờ giấc phải nghiêm túc. Ðều đặn từ đầu giờ sáng đến 12 giờ trưa ở phòng khám bệnh; rồi kể từ 14 giờ, bác sẽ có mặt tại khu du lịch này đến tối mịch mới về. Có hôm nhiều việc, 12 giờ đã thấy bác về đây”, chị Tú Huyên, nhân viên Khu Du lịch sinh thái Quốc tế (DLSTQT), cho hay.

Sở dĩ nhân viên gọi ông bằng “bác” vì đây là cách gọi trân trọng đối với bác sĩ có thâm niên nghề, mặc dù khi đến giờ làm việc chiều, ông đã về với cương vị là Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV DLSTQT.

Ông Trần Thế Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV DLSTQT đón nhận chứng nhận Hội viên chính thức Hiệp hội Du lịch ĐBSCL

Chia sẻ niềm vui về thông tin dự án Khu DLSTQT do công ty đầu tư với tổng số vốn trên 445 tỷ đồng là 1 trong 3 dự án được trao chứng nhận đầu tư tại “Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh ÐBSCL năm 2015”, ông Trần Thế Hùng cho biết, dự án được hình thành xuất phát từ cái tâm và niềm đam mê du lịch. Ông đã quyết định đúng khi chọn thêm hướng đi mới ngoài nghề bác sĩ. Ông cho rằng du lịch là một trong những biện pháp giải toả căng thẳng tốt nhất, tái tạo năng lượng cuộc sống. Hơn thế, ông mong muốn đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Cà Mau với nhiều tiềm năng tự nhiên sẵn có.

Sinh ra tại Cà Mau, vì gia cảnh nghèo khó, từ nhỏ 8 anh em ông theo ba mẹ rày đây mai đó mưu sinh trên chiếc ghe nhỏ. Năm 10 tuổi, ba mẹ gửi ông cho người cậu ở Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) để theo học lớp 1. Tuy học muộn, nhưng thành tích rất đáng nể, từ lớp 1 đến lớp 9, cậu học trò “lớn tuổi” luôn đứng nhất lớp. “Hết lớp 4, ba mẹ tôi mua được mảnh đất cập bên nhà cậu để tôi vừa học, vừa chăn heo “tích vốn” đi học. Lúc đó còn nhỏ xíu, tôi đã nuôi được 6-7 con heo mập ú. Cứ vậy, tôi học hết lớp 9”, ông Thế Hùng kể.

Khi đất nước thống nhất, gia đình ông mới dọn hẳn lên bờ. Lúc ấy, ông đã lên lớp 10, đã ra dáng thanh niên giỏi giang, 10 công ruộng, 2 công rẫy với 3 công vườn của gia đình không lên được cọng cỏ với ông. Cũng vì thế mà ông bị chi phối nhiều trong học tập, có năm rớt xuống hạng Tư trong lớp. Khi đó một số bạn chuyển trường từ Sài Gòn về học cùng lớp, họ học rất giỏi, nên ông quyết chí “bơi theo”.

Năm 1982, tốt nghiệp phổ thông, ông thi đại học năm đầu không đậu, vì ngành y, mỗi tỉnh chỉ đậu từ 1-2 người. Ông trần tình, chọn học y vì mong sau này có thể chăm sóc tốt sức khoẻ cho ba mẹ và có thể cứu người khác. May mắn đã mỉm cười với ông, năm 1983, ở tỉnh Minh Hải tổ chức đưa học sinh đi luyện thi tại Ðại học III, Thủ Ðức (TP Hồ Chí Minh), ông là 1 trong số gần 200 người tham dự. Thời điểm đó, học cực khổ, chỉ toàn ăn chao, nước tương. Mỗi Chủ nhật muốn “rửa ruột” thì chỉ được mỗi trái mít 10.000 đồng, chia cả phòng cùng ăn.

Ông nhớ như in “lịch cơm trắng”, nghĩa là 10 ngày ăn gạo trắng, còn 20 ngày phải ăn gạo trộn thóc, bông cỏ, mà vẫn ăn ngon lành. Có những ngày luyện thi tới gần 12 giờ trưa, đói kiệt sức. Nhất là khi về khuya học bài, bụng cồn cào cũng phải cắn răng chịu trận. Sau 1 năm “dùi mài kinh sử”, 85% thí sinh luyện năm đó đậu đại học, và ông đã đạt được kết quả mong đợi, mặc dù chỉ được vào dự bị, nhưng ông vững tin cánh cửa Trường Ðại học Y sẽ sớm đặt chân đến.

6 năm miệt mài tại Trường Ðại học Y, được đào tạo bài bản, được trui rèn ở mức độ cao nhất, ông “lăn lê” ở thư viện, ở bệnh viện học nghề. Tốt nghiệp đại học, năm 1991, ông về công tác tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện tỉnh. Là người được học siêu âm khoá đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh, ông kiêm nhiệm thêm phòng siêu âm; ngoài ra, ông còn vững kiến thức về cận lâm sàng, X-quang, nội soi và điện tim. Ông là người thành lập Phòng Nội soi của bệnh viện. Suốt những năm công tác tại bệnh viện, ông miệt mài đến 21-22 giờ tối chỉ để nghiên cứu, vận dụng hết những kiến thức trước đây ông tích luỹ được từ các bác sĩ kỳ cựu của Bệnh viện Chợ Rẫy khi trực đêm thời đại học. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm, công suất làm việc, sự cống hiến và sự cẩn thận tuyệt đối mà đến nay đã hơn 23 năm nghề y, ông chưa một lần gây ra tai biến nghề nghiệp cho bệnh nhân.

Thời điểm năm 1994, nhận thấy nhu cầu của tỉnh quá lớn về siêu âm chẩn đoán hình ảnh, ông nghĩ ra chuyện mở phòng mạch có cả điện tim, X-quang. Say nghề, tận tâm vì người bệnh, gần 7 năm sau đó, ông duy trì lịch làm việc nghiêm túc tại bệnh viện và phòng khám, không để bệnh nhân bất cứ nơi nào phải chờ đợi. Sở rút ông về làm Phó Giám đốc  Trung tâm Ðào tạo bồi dưỡng Cán bộ y tế. Ít năm sau, ông đưa ra hàng loạt đề xuất cho vấn đề đào tạo của ngành y tế, như: Dược tá (khoá đầu tiên, đích thân ông dạy môn Sử dụng thuốc), liên kết mở lớp điều dưỡng trung cấp, đào tạo nhân viên y tế khóm, ấp...

Ông cũng là một trong những người đóng góp trong việc chuyển Trung tâm Ðào tạo bồi dưỡng Cán bộ y tế của tỉnh thành Trường Trung học Y tế (nay là Trường Cao đẳng Y tế) để tự đào tạo, không phải liên kết. Nhiều năm sau đó, ông tiếp tục mở nhiều lớp dược tá, các lớp trung cấp điều dưỡng... Sau 2 năm hoạt động, Trường Trung học Y tế Cà Mau đứng hạng Ba trong khu vực về chất lượng.

Ðến năm 2001, ông tiếp tục được phân công nhiệm vụ làm toàn bộ kế hoạch phòng, chống AIDS cho tỉnh trong 5 năm, kiêm chức danh Phó Ban Ðiều hành các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trong suốt 5 năm, ông đã củng cố toàn bộ các xã đạt chuẩn và nâng hiệu quả công tác phòng chống AIDS của tỉnh lên.

Năm 2008, ông quyết định mở phòng khám lớn nên xin phép “hưu non”, và được sự chấp thuận từ cấp trên. Kể hết cả chẳng đường dài chông gai, ông Hùng cho rằng, ý nghĩa cuộc sống mỗi ngày với ông là trực tiếp khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, nhất là tự tay ký duyệt khám, chữa bệnh miễn phí, có khi là cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Việc làm ấy là niềm hạnh phúc của một lương y.

Sau hơn 2 tháng chính thức đi vào hoạt động, Khu DLSTQT (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm các loại hình du lịch.    Ảnh: THANH CHI

Xuất thân từ nghèo khó, từ cái “chất” nông dân, nên ông chăm chút mảnh đất gia đình (có từ năm 2000) ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước để làm vườn, trồng cây, nuôi cá. Tận dụng khu vườn, ông tạo điều kiện cho các nhân viên phòng khám nghỉ ngơi, vui chơi dịp cuối tuần. Nào ngờ, nay ngồi tại Khu DLSTQT, ông đã có “cơ ngơi” mà đôi lúc nghĩ lại, ông phải tấm tắc, “Dám nghĩ, dám làm thôi chưa đủ. Phải cảm ơn sự ủng hộ, động viên và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và tất cả bạn bè, gia đình… Tôi đã làm nên việc mà trước kia người ta cho là tôi quá mạo hiểm, tôi khùng. Giờ khẳng định rằng, tôi đã đầu tư đúng”.

Ðiều khiến ông quyết định bỏ vốn hàng trăm tỷ đồng đầu tư vào ngành du lịch, lĩnh vực trước nay chưa ai dám mạnh tay làm, chính là lần “tâm sự” cùng anh bạn Lê Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quảng bá du lịch tỉnh về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến 2030, tạo tiền đề hướng đến sự phát triển du lịch sinh thái bền vững. Như tìm đúng đích đến, ông ấp ủ dự định mở khu du lịch. Ngày đêm đọc, nghiên cứu, và khi hiểu được mục tiêu của làm du lịch, ông quyết tâm phải làm để: tạo công ăn việc làm, giúp mọi người nhận thức được bảo vệ cảnh quan môi trường, cây trồng, vật nuôi và duy trì bản sắc văn hoá dân tộc.

Ðầu năm 2013, ngay khi công bố dự án Khu DLSTQT với nhiều ý tưởng mới lạ, ông Hùng nhận được nhiều sự ủng hộ, được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch và tiến hành thực hiện ngay dự án theo đúng tiến độ. Sau hơn 2 năm đầu tư, xây dựng, ngày 26/4/2015, Khu DLSTQT chính thức khai trương và đưa vào hoạt động với nhiều hạng mục công trình của giai đoạn 1 trên diện tích 6,4 ha. Với mục tiêu trở thành khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng mới, hiện đại tầm cỡ khu vực, giai đoạn 2 với 13,6 ha, ông thực hiện nhiều ý tưởng độc đáo dự kiến hoàn tất vào năm 2018.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ÐBSCL Lê Thanh Phong cho rằng, sự tiên phong đầu tư của Bác sĩ Trần Thế Hùng đã mang đến hy vọng các nhà đầu tư chiến lược sẽ chú ý và đầu tư phát triển du lịch nhiều hơn nữa tại Cà Mau. Khu DLSTQT với quy hoạch cụ thể, hướng bền vững, sẽ là bước phát triển mới, đầy kỳ vọng cho bức tranh du lịch Cà Mau. Do vậy, Hiệp hội Du lịch ÐBSCL đã trao chứng nhận hội viên chính thức cho công ty đúng vào ngày chính thức khai trương./.

Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.