ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-6-25 08:02:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phải thiết kế được nền tảng thu hút đầu tư trong năm 2021

Báo Cà Mau (CMO) Đó là chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), vào chiều ngày 22/1. Cùng dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân đề nghị Ban Giám đốc Sở quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nguồn ngân lực của đơn vị; sáng thứ Bảy hằng tuần dành thời gian mời các chuyên gia chia sẻ nhiều về các vấn đề: quy hoạch, xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh phát triển hợp tác xã...

 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở KH&ĐT cần đổi mới quy trình làm việc để xử lý thủ tục hồ sơ nhanh hơn, trong đó chú ý công tác phối hợp lấy ý kiến các sở, ngành. Làm việc cần có tính hệ thống, quy trình đánh giá và tăng cường trao đổi công việc qua môi trường mạng để công việc mang lại hiệu quả hơn.

Trong năm 2020, Sở KH&ĐT đã tiếp nhận 183 dự án đầu tư, trong đó xử lý hoàn thành 177 dự án; cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 44 dự án (tăng 21 dự án so với cùng kỳ năm 2019), với tổng vốn đăng ký trên 10.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 353 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 109.225 tỷ đồng. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đối với các dự án đầu tư được thực hiện thường xuyên hơn. Nhiều dự án hoàn thành, đưa vào hoạt động và đang triển khai đúng tiến độ.

Công tác cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Trong năm đã tiếp nhận và xử lý 2.815 hồ sơ đăng ký mới; thay đổi, giải thể, tạm ngừng kinh doanh tăng 28% so với năm 2019.

Tính đến 31/12/2020, toàn tỉnh có trên 4.346 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 48.200 tỷ đồng.

Hội nghị đề ra 13 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021.

Mặc dù năm 2020 Sở KH&ĐT đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên còn gặp không ít khó khăn: Tiến độ xây dựng Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn chậm so với kế hoạch; việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa kịp thời; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tuy có cao hơn so với năm trước, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu,…

Để hoàn thành nhiệm vụ UBND tỉnh giao trong năm 2021, Sở đề ra 13 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tham mưu xây dựng các nghị quyết của Tỉnh ủy, đề án của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; triển khai thực hiện các nghị định, hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2020./.

Hồng Phượng

 

 

Liên kết hữu ích

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tận dụng thế mạnh phát triển công nghiệp nông thôn

Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, chế biến đóng góp quan trọng cho giá trị của ngành công nghiệp tỉnh Cà Mau. Tại huyện Trần Văn Thời, vùng đất có lợi thế với đa dạng hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ, tạo ra các sản phẩm đặc sản như: khô cá bổi, chuối khô, các loại thuỷ, hải sản biển, lúa gạo, mật ong, các sản phẩm từ cây, trái địa phương, dược liệu... Nhờ tận dụng lợi thế địa phương và sự đồng hành của hoạt động khuyến công đã tạo động lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Cánh tay nối dài đưa vốn chính sách đến dân

Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại tỉnh Cà Mau khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng, góp phần đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận tay người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác. Với tổng số 2.644 tổ TK&VV đang hoạt động, mạng lưới này thực sự là “cánh tay nối dài” giúp chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước lan toả sâu rộng đến từng địa bàn, từng hộ dân.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị đẩy mạnh giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vào chiều 10/6. Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đồng chủ trì hội nghị.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.

Văn hoá số - Nền tảng của ngân hàng hiện đại

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi công nghệ không chỉ là xu thế tất yếu mà còn trở thành động lực sống còn của ngành ngân hàng. Thế nhưng, bên cạnh các sáng kiến số hoá sản phẩm, quy trình hay dữ liệu thì yếu tố ngày càng khẳng định vai trò nền tảng, đó là văn hoá số. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang từng bước kiến tạo hệ giá trị văn hoá số sáng tạo và gắn kết, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững từ bên trong.