ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 08:47:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, độc

Báo Cà Mau Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, từ khi thành lập vào năm 2021 đến nay, hằng năm, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam tiếp nhận và xử lý hàng ngàn tin giả, tin sai sự thật, dán nhãn tin giả và công bố công khai trên website www.tingia.gov.vn, bước đầu tạo được niềm tin trong Nhân dân.

Đối với địa phương, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Sở TT&TT Cà Mau tham mưu lãnh đạo tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức tuân thủ quy định khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng. Ðồng thời, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, để kịp thời nắm bắt, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng, tác động của các luồng thông tin xấu độc từ các thế lực chống phá.

Bên cạnh đó, Sở tham mưu UBND tỉnh thành lập Kênh quảng bá tỉnh Cà Mau trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, YouTube và Zalo, cập nhật kịp thời các thông tin chỉ đạo, điều hành của tỉnh để người dân theo dõi.

Tranh: Kiều LoanTranh: Kiều Loan

Tính đến thời điểm hiện tại, Fanpage Cà Mau thu hút 235.857 lượt theo dõi, 226.589 lượt yêu thích, 1.566.892 triệu lượt tiếp cận, tương tác, chia sẻ; Zalo page Cà Mau thu hút 8.880 lượt quan tâm, 1.577 lượt đăng bài viết; 261.746 lượt xem, 11.028 lượt tương tác; kênh YouTube Cà Mau thu hút 3.119 lượt đăng ký, 55.110 lượt xem.

Thời gian qua, các kênh này đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác, ngăn chặn sự phát tán các thông tin xấu độc, nhất là thời kỳ diễn ra đại dịch Covid-19, Ðại hội Ðảng lần thứ XIII, Bầu cử đại biểu Quốc hội và HÐND các cấp.

Ngoài ra, Sở thành lập Tổ 35 để theo dõi, thường xuyên rà soát trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội, nhằm sớm phát hiện thông tin xấu độc, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Những năm qua, hoạt động của Tổ 35 gặt hái kết quả tích cực, số trường hợp vi phạm bị xử lý giảm đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2021, phát hiện và ngăn chặn 145 bài đăng vi phạm trên Facebook với số lượt bình luận, chia sẻ là 41,140 lượt; gỡ bỏ hơn 400 tin, bài; phối hợp với Thanh tra Sở và đơn vị có liên quan xử phạt 18 tài khoản trên Facebook với tổng số tiền xử phạt là 149,5 triệu đồng. Năm 2022, phát hiện và ngăn chặn 52 tài khoản trên Facebook; phối hợp xử phạt tổng số tiền là 62,5 triệu đồng. Năm 2023, phát hiện và ngăn chặn 22 tài khoản trên Facebook; phối hợp xử phạt tổng số tiền 45 triệu đồng.

Ðể đạt được kết quả tích cực nêu trên, Sở chỉ đạo tổ chuyên môn và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

Thứ nhất, thành lập và cơ cấu thành viên Tổ 35 là những công chức, viên chức nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ; am hiểu sâu về Internet và đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội.

Thứ hai, nhận diện và phân loại nhóm các đối tượng vi phạm để áp dụng biện pháp đấu tranh, ngăn chặn phù hợp. Có hai nhóm chính: nhóm thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá Ðảng và Nhà nước của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; nhóm vi phạm do thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm vì lợi ích cá nhân, tổ chức. Ðối với nhóm thứ nhất, lập danh sách theo dõi và đấu tranh lâu dài, kết hợp với cơ quan chuyên môn của Bộ để khoá tài khoản vi phạm. Với nhóm thứ hai, thực hiện tuyên truyền để đối tượng vi phạm hiểu và tự giác tháo gỡ nội dung vi phạm, yêu cầu viết cam kết không tái phạm. Ðối với các trường hợp cố tình vi phạm, tiến hành xử phạt theo quy định.

Thứ ba, xác định thời điểm các đối tượng vi phạm tăng cường các hoạt động chống phá. Thực tiễn cho thấy, các hoạt động này thường tập trung vào thời điểm tổ chức sự kiện, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; trước, trong và sau các kỳ đại hội Ðảng, Hội nghị Trung ương, các kỳ họp Quốc hội, HÐND các cấp; sự kiện các điểm nóng; các sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế liên quan đến tình hình chính trị, an ninh, quốc phòng. Từ đó, bộ phận chuyên môn tăng cường theo dõi, rà soát để sớm phát hiện, xử lý.

Thứ tư, xác định rõ các nền tảng chủ yếu mà đối tượng vi phạm tập trung khai thác, hướng đến. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, các nền tảng mạng xã hội đã được chúng tập trung khai thác để phát tán thông tin xấu độc: Facebook, YouTube, TikTok, Instagram, LinkedIn và Twitter. Trong đó, Facebook, YouTube và TikTok được đối tượng vi phạm khai thác nhiều nhất do dễ tạo lập tài khoản, dễ ẩn danh, lượng người tham gia lớn, phạm vi phát tán rộng, nội dung phong phú, đa dạng, thu hút nhiều người tham gia.

Thứ năm, xác định cách thức khai thác, phát tán thông tin xấu, độc của đối tượng vi phạm. Thông thường, sau khi thu thập được thông tin liên quan đến các sự kiện mà dư luận đang quan tâm, các đối tượng điều chỉnh, bóp méo sự thật, bịa đặt thông tin dễ gây bức xúc trong xã hội. Tiếp theo, tiến hành phát tán thông qua các hình thức: đăng tải trên các nhóm, Fanpage có nhiều lượt theo dõi; sử dụng các gói dịch vụ chạy quảng cáo để tăng lượt người tiếp cận; sử dụng công nghệ để thiết kế các đoạn video clip và lồng ghép hình ảnh các phát thanh viên nổi tiếng, logo của các cơ quan báo chí để tạo lòng tin cho người xem.

Thứ sáu, lựa chọn giải pháp, công nghệ phù hợp để phản bác thông tin xấu, độc. Trong đó, ưu tiên sử dụng các biện pháp tương tự mà đối tượng vi phạm thực hiện để phản bác lại các lực lượng chống phá. Ðối với các đối tượng vi phạm không nhằm mục tiêu xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, tiến hành áp dụng các biện pháp theo trình tự tuyên truyền, giáo dục, cam kết và cuối cùng là xử phạt nếu tái phạm hoặc cố ý không tuân thủ pháp luật.

Thứ bảy, phối hợp cùng các cơ quan báo, đài đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân đặc biệt là người dùng mạng xã hội nhận diện được tin giả, tin xấu độc; các phương thức, thủ đoạn mà đối tượng vi phạm thường sử dụng. Ðồng thời, giúp người dùng tránh trường hợp vô tình trở thành lực lượng phát tán thông tin xấu, độc cho đối tượng vi phạm thông qua các hoạt động chia sẻ, bình luận trên các nội dung đăng tải.

Thứ tám, sử dụng các kênh quảng bá của tỉnh kết hợp với các cơ quan báo chí công khai kết quả xử lý các trường hợp vi phạm để giáo dục, răn đe và hạn chế các hành vi vi phạm của người dùng trên không gian mạng. Từng bước hướng người dùng mạng xã hội thành lực lượng tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch./.

 

Lâm Thành Thép

 

Bảo vệ chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị

Công tác tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gắn với tinh giản biên chế đã, đang và tiếp tục được Ðảng, Chính phủ, bộ, ngành và hệ thống chính trị của cả nước thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Ðây là chủ trương lớn, là bước ngoặt, tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Kiên quyết vững bước trên con đường đã chọn

Ðảng Cộng sản ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là tất yếu khách quan, là sự lựa chọn của lịch sử. Những thành tựu dưới sự lãnh đạo của Ðảng trong hơn 94 năm qua đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng, gần đây trên không gian mạng, các thế lực thù địch không ngừng nêu những quan điểm để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng ta, đòi đa nguyên, đa đảng... Ðó là quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cần đấu tranh phản bác để đảm bảo sự lãnh đạo duy nhất của Ðảng ta trên con đường đã lựa chọn.

Những nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quốc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã tích cực triển khai đồng bộ biện pháp tấn công chính trị, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, bước đầu phát huy hiệu quả.

Ðập tan “cơn bão độc” trước thềm đại hội Ðảng

Chưa bao giờ và không lúc nào mà các thế lực thù địch từ bỏ chống phá Việt Nam. Tuy nhiên, trước những vấn đề chính trị lớn của đất nước như trước thềm đại hội Ðảng thì sự chống phá của các thế lực thù địch lại tăng cường mạnh mẽ cả tần suất và tính chất nguy hiểm, khôn lường. Vì vậy, việc đập tan “cơn bão độc” của các thế lực thù địch, với phương châm “ba dự báo, bốn nhận diện, năm giải pháp đấu tranh” là cần thiết, cấp bách, góp phần bảo vệ Ðảng, hệ thống chính trị và Nhân dân.

Nhớ lời Bác dạy, ra sức phát huy sức trẻ

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Người đã đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là vô cùng to lớn. Bác căn dặn thanh niên: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”. Bác luôn nhấn mạnh đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên có thể vươn mình ra biển lớn, lấy sức trẻ làm giàu cho Tổ quốc, quê hương...”. Khắc sâu lời dạy của Bác, từng đảng viên, đoàn viên, thanh niên Chi đoàn cơ sở Vietcombank Cà Mau luôn giữ gìn phẩm chất cách mạng, phấn đấu thi đua lao động, học tập, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành.

Rèn đức, luyện nghề phụng sự nhân dân

Lúc sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn luôn dành sự quan tâm của mình đến hoạt động ngân hàng và ngành Ngân hàng. Người luôn dặn dò cán bộ ngân hàng phải nâng cao đạo đức cách mạng và hết lòng phục vụ Nhân dân. Để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, viên chức và người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (Vietcombank) luôn có ý thức tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tính tuân thủ, sự cẩn trọng, liêm chính, tận tâm, chuyên cần, ý thức bảo mật thông tin; chủ động tìm tòi, sáng tạo thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời nhấn mạnh: “Động lực và nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thực hiện tốt vấn đề nêu gương thì mới có thể khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Phải thích nghi và làm chủ mạng xã hội

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội... càng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, khi các thế lực thù địch ra sức chống phá với những thủ đoạn ngày càng tinh vi trên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, YouTube, Instagram, TikTok...