ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 01:19:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ

Báo Cà Mau Ðất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề vô cùng quan trọng. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là cốt cách riêng của mỗi dân tộc, là sức mạnh nội sinh để xây dựng đất nước phát triển.

Hiện nay, lợi dụng sự phát triển của khoa học, công nghệ, các thế lực thù địch tăng cường chống phá ta trong nhiều lĩnh vực, trong đó chúng tập trung nhiều vào lĩnh vực văn hoá, do đó, việc bảo vệ bản sắc văn hoá, nhất là cho thế hệ trẻ hiện nay là hết sức cấp thiết.

Giáo dục con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp của nhiều chủ thể, nhiều nguồn lực,  đồng thời gia đình cần có mối liên hệ mật thiết với nhà trường và cộng đồng xã hội. (Trong ảnh: Cô trò Trường Mầm non Hương Tràm, Phường 5, TP Cà Mau - Ảnh minh hoạ).                                                                                                                                                                                                                                              Ảnh: MINH TẤN

Giáo dục con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp của nhiều chủ thể, nhiều nguồn lực, đồng thời gia đình cần có mối liên hệ mật thiết với nhà trường và cộng đồng xã hội. (Trong ảnh: Cô trò Trường Mầm non Hương Tràm, Phường 5, TP Cà Mau - Ảnh minh hoạ). Ảnh: MINH TẤN

“Văn hoá Genz”, sự mới mẻ và những hệ luỵ

GenZ là nhóm người sinh từ năm 1995 đến 2012, được sinh ra trong thời đại của sự bùng nổ công nghệ và Internet. Lối suy nghĩ của GenZ tại Việt Nam hiện nay đang phản ánh sự đổi mới và tiến bộ trong cách nhìn nhận và tiếp cận các vấn đề xã hội, văn hoá và kinh tế. Họ có khả năng tiếp thu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ truyền thông truyền thống đến các nền tảng trực tuyến hiện đại. Ðiều này giúp họ có cái nhìn đa chiều và phong phú về thế giới xung quanh.

Thế nhưng, trong thời đại hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, bên cạnh “làn gió mới” cũng không thể tránh khỏi được “bụi bẩn và độc hại” bám theo. Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, lợi dụng các phương thức truyền thông mới, thế lực thù địch luôn tìm cách để đưa các tư tưởng, cách thực hành, lối sống xa lạ, không phù hợp của phương Tây đến với giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là đối với GenZ. Việc tôn thờ giá trị vật chất, lối sống cá nhân, lười biếng, ích kỷ của một số bạn trẻ hiện nay chính là những biểu hiện đi ngược lại truyền thống văn hoá tôn trọng yếu tố cộng đồng của dân tộc ta.

Trên các nền tảng mạng xã hội nước ngoài, nhiều sản phẩm văn hoá ngoại lai, không phù hợp, thậm chí đi ngược lại những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam đã và đang được phổ biến rộng rãi. Có những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ cũng đã có nhiều người “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, không giữ được chuẩn mực đạo đức cá nhân, bê bối đời tư, phát ngôn thiếu xây dựng, hành xử thiếu văn hoá... Một số sản phẩm nghệ thuật chạy theo thị trường, mang nội dung sáo rỗng... đã trở thành đối tượng tác động xấu đến nhận thức cho giới trẻ.

Mặt khác, sự phát triển của các tập đoàn và công ty công nghệ nước ngoài, cùng các công ty công nghệ đa quốc gia đã tạo ra cách tiếp cận mới trong sử dụng công nghệ. Các mô hình kinh doanh, phương pháp quảng cáo và sản phẩm công nghệ đã thay đổi cách mà người Việt sử dụng và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Theo phân tích của các tổ chức kinh tế tiêu dùng trên thế giới, công nghệ kỹ thuật số hiện nay đã giúp thế hệ trẻ dễ dàng tiếp cận hơn với những khoản cho vay tín dụng, đáp ứng các nhu cầu và mong muốn tiêu dùng tức thời, thế hệ trẻ ngày nay dường như đã quá quen với việc mắc nợ và nguy hiểm hơn, việc mắc nợ đã trở thành một trạng thái suy nghĩ bình thường với thế hệ GenZ. Ðiều này cho thấy sự thay đổi trong phong cách sống và giá trị của thế hệ trẻ người Việt, thúc đẩy sự tiêu thụ vượt quá khả năng chi trả, tăng cường tính trung tâm của cá nhân và làm mất đi giá trị cộng đồng.

Vấn đề thần tượng lệch lạc trong giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng đáng báo động, có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Chúng ta dễ dàng bắt gặp không ít nhân vật “bất hảo” được các bạn trẻ chào đón như những “ngôi sao”, họ có những hành động, cách cư xử không lành mạnh, thiếu chuẩn mực. Chỉ cần một vài câu nói “đạo lý”, “bắt trend” đã dễ dàng trở thành “thần tượng” của một số bạn trẻ hiện nay, thậm chí có những nhân vật vừa thụ lý xong án tù quay về tái hoà nhập cộng đồng đã được giới trẻ chào đón như những người “nghĩa khí, quân tử”. Nhiều gia đình, trường học lo lắng khi giới trẻ bị tiêm nhiễm thói ngông cuồng, manh động, bất cần đời. Một loạt vụ việc bạo lực học đường ở nhiều lứa tuổi, một số vụ án mạng man rợ gần đây khiến nhiều người lo ngại về sự xuống cấp trầm trọng của lối sống và văn hoá ứng xử trong một bộ phận giới trẻ.

Âm mưu phá hoại nền văn hoá bằng cách gây “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch thông qua mạng xã hội được thực hiện bằng cách lợi dụng những sơ hở, tiến hành khai thác thông tin từ một số vụ việc tiêu cực đơn lẻ rồi xuyên tạc sự thật, thổi phồng thiếu sót, khuyết điểm; lấy hiện tượng quy kết thành bản chất; đăng tải thông tin thật, giả lẫn lộn để đả kích, phủ nhận truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, chia rẽ mối quan hệ mật thiết giữa Ðảng và Nhân dân; truyền bá lối sống thực dụng, tư tưởng văn hoá ngoại lai vào đời sống văn hoá, tinh thần, đạo đức.

Giải pháp gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Ðể ứng phó với tác động của “bụi bẩn, độc hại” trong quá trình hội nhập, bảo vệ và giữ gìn văn hoá dân tộc, nhất là định hướng cho thế hệ trẻ cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, dùng văn hoá đẹp dẹp văn hoá xấu. Cần tập trung định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ bằng các văn hoá phẩm văn học nghệ thuật, đây là một biện pháp rất quan trọng. Việc phát huy, bảo vệ văn hoá trước các tác động tiêu cực bằng cách đổi mới nhiều hình thức, nội dung tuyên truyền phong phú, hợp thời đại, thu hút được người xem, thẩm thấu vào tư tưởng người xem là hết sức cần thiết. Cần xây dựng không gian văn hoá bằng những tác phẩm điện ảnh, nghệ thuật có chất lượng.

Thứ hai, tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng, sự tiến hành đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Ðể nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là giới trẻ thế hệ GenZ hiện nay, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch truyền thông trong cộng đồng nhằm định hướng, trang bị cho giới trẻ khả năng tự bảo vệ mình, phân biệt được những nội dung độc hại trên lĩnh vực văn hoá.

Các cơ quan chức năng cần siết chặt việc phát tán sản phẩm văn hoá độc hại của nước ngoài, không để lan truyền trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh; siết chặt quản lý dịch vụ có nguồn gốc từ nước ngoài, hạn chế và tiến tới ngăn chặn triệt để các sản phẩm văn hoá độc hại, đồi truỵ vào Việt Nam là giải pháp cần được chú trọng. Cùng với đó, nên nhanh chóng xây dựng mạng xã hội dành riêng cho Việt Nam, không để lệ thuộc vào các nền tảng của nước ngoài.

Thứ ba, tạo ra cơ chế, sân chơi phù hợp để giới trẻ được sáng tạo. Một trong những giải pháp hiệu quả khác cần được các ngành chức năng quan tâm đẩy mạnh đó là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thế hệ trẻ sáng tạo, tận dụng công nghệ phát huy giá trị văn hoá truyền thống, lan toả văn hoá Việt Nam tới cộng đồng quốc tế, qua đó giúp thế hệ trẻ tăng cường sự hiểu biết, niềm tự hào dân tộc, chống lại sự “xâm lăng văn hoá”.

Thứ tư, tăng cường giáo dục truyền thống, bản sắc văn hoá. Ðẩy mạnh việc lồng ghép giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc địa phương vào các hoạt động ngoại khoá của nhà trường và các tổ chức Ðoàn, Hội, Ðội. Ðưa các nội dung giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc vào trường học thông qua nhiều hoạt động như: tổ chức lễ hội dân gian của địa phương, tổ chức trò chơi văn hoá...Thông qua đó để giúp các bạn trẻ có kiến thức về bản sắc văn hoá của dân tộc, bồi đắp nhân cách, đạo đức, sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh tinh thần của dân tộc.

Thứ năm, phát huy tính xung kích trong giữ gìn văn hoá đối với thế hệ trẻ trong quân đội. Thanh niên quân đội là một lực lượng hết sức quan trọng trong cuộc chiến gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Với số lượng đông đảo và mang bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, đây là lực lượng trực tiếp góp phần gìn giữ, quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc thông qua việc rèn luyện phẩm chất, nhân cách, lối sống, lan toả giá trị văn hoá “Bộ đội Cụ Hồ”; phục vụ việc phát triển hệ giá trị văn hoá quân sự truyền thống, một bộ phận quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam./.

 

Nguyễn Kim Thiền

 

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư

Chiều 26/6, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2025. Cuộc thi dành cho các viên chức, giảng viên, học viên đang công tác và học tập tại trường.

Vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của các thế lực thù địch

Thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, xuyên tạc hòng làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng. Vì thế, để vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của những kẻ đang rắp tăm phá hoại niềm tin của Nhân dân với Ðảng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Hệ thống chính trị cơ sở khẳng định sức mạnh bảo vệ Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, gắn kết cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Báo chí Cà Mau trong dòng chảy tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là kim chỉ nam cho nền báo chí Việt Nam mà còn là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của báo chí địa phương, trong đó có Cà Mau - vùng đất tận cùng Tổ quốc.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong đồng bào dân tộc

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan và của từng cán bộ, đảng viên; nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá.

Lá chắn tinh thần

Trên mặt trận tư tưởng, ngành văn hoá không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn là lực lượng tiên phong xây dựng “lá chắn tinh thần”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Tại huyện Trần Văn Thời, ngành văn hoá nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt trong nhiệm vụ hệ trọng này.

Kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở bất kỳ quốc gia nào, việc kiểm soát quyền lực quyết định tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng trong tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và của bộ máy hành chính Nhà nước nói riêng của các nước trên thế giới. Vấn đề kiểm soát quyền lực được Ðảng ta rất chú trọng trong lãnh đạo toàn diện đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà đất nước ta đang tâm thế đón nhận kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

Ðấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử, thành quả cách mạng

Trước sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, những thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Ðấu tranh với các luận điệu sai trái không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân.