ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-10-24 00:30:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy ý tưởng sáng tạo của chủ thể OCOP

Báo Cà Mau Ngày 3/11, vòng chung kết Hội thi “Mẫu mã bao bì và câu chuyện sản phẩm OCOP” diễn ra sôi nổi với sự tranh tài của các chủ thể.

Sự kiện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực của UBND tỉnh về tổ chức Hội thi “Mẫu mã bao bì và câu chuyện sản phẩm OCOP” trong chuỗi sự kiện Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023, tổ chức.

Đại diện chủ thể Công ty TNHH Thúy Lực (TP Cà Mau) thuyết trình câu chuyện sản phẩm của sản phẩm bắp bò ngâm nước mắm và bò viên.

Tỉnh Cà Mau với tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông lâm, thủy, hải sản,... tạo ra nhiều đặc sản địa phương đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tỉnh đã có 119 sản phẩm được công nhận OCOP (6 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao) của 58 chủ thể.

Hội thi “Mẫu mã bao bì và câu chuyện sản phẩm OCOP” nhằm khuyến khích và phát huy ý tưởng sáng tạo của các chủ thể OCOP, qua đó lựa chọn được những sản phẩm có thiết kế đẹp, câu chuyện hay tiêu biểu cho các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau; đồng thời, tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về phát triển sản phẩm giữa các chủ thể.

Ban Giám khảo và các chủ thể ấn tượng với mẫu mã “Mật ong rừng tràm 5 Quốc” của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch sinh thái U Minh Hạ (huyện U Minh).

Sau thời gian chuẩn bị và tổ chức chấm điểm vòng sơ khảo với 30 sản phẩm của 16 chủ thể tham gia, Ban Tổ chức đã chọn ra 20 sản phẩm của 15 chủ thể đại diện cho 8 đơn vị cấp huyện vào vòng chung kết.

Các chủ thể đã tự tin thuyết trình trước Hội đồng, chia sẻ về câu chuyện sản phẩm của mình, cũng như hành trình khởi nghiệp nhiều gian nan để gắn sao cho các sản phẩm OCOP, thay đổi bao bì với quyết tâm đưa sản phẩm đi xa hơn vào các thị trường trong, ngoài tỉnh và cả thị trường nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  Trưởng Ban Tổ chức hội thi, trao thưởng cho các chủ thể có sản phẩm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  Trưởng Ban Tổ chức hội thi, cho biết: “Dù là lần đầu tổ chức nhưng Ban Tổ chức đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các chủ thể. Các chủ thể rất chú trọng, quan tâm về mẫu mã bao bì; câu chuyện sản phẩm của một số sản phẩm có cốt truyện cụ thể, có ý nghĩa, gần gũi, chân thực, súc tích, gắn liền với nét đặc trưng nổi trội của địa phương về văn hóa, ẩm thực hoặc nguồn gốc ra đời sản phẩm”.

Theo ông Quân, hội thi không chỉ là cơ hội để các chủ thể học hỏi, giao lưu, mà những câu chuyện sản phẩm sẽ truyền động lực cho các chủ thể đã, đang và sẽ khởi nghiệp trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  Trưởng Ban Tổ chức hội thi, trao giải thuyết trình hay nhất cho thí sinh Huỳnh Ngọc Như, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát (huyện Năm Căn).

Ban Tổ chức đã chọn 16 sản phẩm để trao giải và 1 giải phụ về thuyết trình hay nhất. Kết quả, giải Nhất thuộc về sản phẩm bánh phồng tôm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát (huyện Năm Căn), đơn vị này cũng giành giải thưởng phụ về thuyết trình hay nhất./.

 

Phú Hữu

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nơi nào có nông dân, nơi đó có tổ chức hội

Những năm qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích của tập thể và hội viên làm động lực để tập hợp nông dân vào tổ chức hội. Qua đó, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, không ngừng phát huy nguồn lực của hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phát triển kinh tế đêm cần cơ chế đặc thù

TP Cà Mau là đô thị trung tâm của tỉnh, thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi đến tham quan, trải nghiệm ẩm thực đường phố, các chương trình nghệ thuật... Ðề án phát triển kinh tế đêm tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sẽ là động lực để TP Cà Mau phát triển kinh tế.

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Gia tăng giá trị con tôm

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.