ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 13-5-24 17:22:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển kinh tế hiệu quả trên đất rừng

Báo Cà Mau Ở tuổi ngoài 70, vợ chồng ông Nguyễn Văn Ánh và bà Hồ Thị Hồng, Ấp 12, xã Nguyễn Phích, vẫn miệt mài lao động sản xuất, áp dụng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, mang về thu nhập khá cho gia đình, là tấm gương sáng sản xuất giỏi nhiều năm liền tại địa phương.

Năm 1990, vì cuộc sống khó khăn nên vợ chồng ông Nguyễn Văn Ánh ở huyện Ðầm Dơi, rời quê tìm về vùng đất U Minh lập nghiệp. Tại đây, ông được cấp 7 ha đất để sản xuất nông nghiệp và trồng rừng. Ngày nhận đất, gia đình mừng vui khôn tả, cứ ngỡ từ đây cuộc sống sẽ đỡ vất vả, thế nhưng, do đất bị nhiễm phèn nặng, lại hoang sơ, cây cỏ um tùm nên việc sản xuất nông nghiệp của gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Nhân chuyến làm việc tại huyện U Minh tháng 5/2023, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đã đến tham quan mô hình sản xuất hiệu quả của ông Nguyễn Văn Ánh (thứ hai, từ phải sang) và tặng quà cho gia đình.

Ðể có tiền trang trải cuộc sống gia đình, vợ chồng ông Ánh phải làm đủ mọi nghề. Dành dụm được ít vốn, vợ chồng ông sắm phương tiện nhỏ để hành nghề khai thác biển, rồi chuyển qua mua bán ghẹ, cá, tôm... Cuộc sống gia đình ngày một khá hơn. Cũng nhờ nghề này, đến nay vợ chồng ông bà không chỉ dựng vợ gả chồng cho 4 người con mà còn sắm cho mỗi người một phương tiện khai thác biển, nhờ đó cuộc sống gia đình riêng của các con cũng khá ổn định.

Khoảng 6 năm trở lại đây, ông Ánh cải tạo 2 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để trồng hơn 3 ngàn gốc mít Thái, đến nay mô hình này cho thu nhập khá. Bà Hồng chia sẻ: “Nhờ tích cực chăm sóc nên vườn mít mỗi năm mang về cho vợ chồng tôi từ 70-100 triệu đồng”.

Chưa dừng lại ở đó, vợ chồng ông Ánh và bà Hồng còn tận dụng đất trống xung quanh nhà trồng vú sữa, dừa và hoa màu; chăn nuôi gà nòi trên đất trống dưới vườn mít; tận dụng ao đìa nuôi cá đồng và ốc bươu đen. Các mô hình này cũng mang về cho ông bà từ 20-30 triệu đồng mỗi năm.

Kinh tế gia đình ổn định, ông Ánh và bà Hồng tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, nhất là xây dựng NTM với nhiều việc làm thiết thực như: trồng hàng rào xanh, xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh nhà xanh - sạch - đẹp, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Ông Huỳnh Thanh Tùng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Ấp 12, xã Nguyễn Phích, nhận xét: “Gia đình ông Nguyễn Văn Ánh có truyền thống cách mạng, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, đặc biệt là tích cực phát triển kinh tế gia đình, các mô hình kinh tế đều mang về nguồn thu nhập khá. Ngoài thu nhập từ trồng mít, nuôi gà, nuôi ốc... còn có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi khi khai thác tràm và keo lai. Mô hình sản xuất của vợ chồng ông Ánh được xem là một trong những mô hình điểm ở địa phương”./.

 

Trần Thể

 

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Làm giàu từ con tôm

Hiện nay, huyện Ðầm Dơi có 299 ha, với 492 hộ nuôi tôm thâm canh; hơn 1.500 ha, với hơn 1.900 hộ nuôi nuôi tôm siêu thâm canh. So với trước đây, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh phát triển khá nhanh, vì hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, bình quân đạt 30-40 tấn/ha/vụ.

Cần tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Công tác giải ngân vốn đầu tư công được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Thế nhưng, đã hơn 4 tháng trôi qua, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận tỷ lệ đạt thấp, tiến độ giải ngân chậm. Cần có những giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng thời quyết liệt hơn trong đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, để đảm bảo giải ngân đúng theo kế hoạch đề ra.

Vùng dân tộc đổi thay nhờ chính sách

Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trên địa bàn huyện Trần Văn Thời không ngừng được cải thiện.

Ðòn Dong hôm nay

Có dịp trở lại Khu căn cứ cách mạng ấp Ðòn Dong, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, mới thấy được sự đổi thay tích cực về đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây.

Ấp Chống Mỹ vươn mình

Thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm, người dân ấp Chống Mỹ (xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) nêu cao lòng yêu nước, theo cách mạng. Những chàng trai, cô gái chỉ mới 14, 15 tuổi đã hăng hái trốn nhà đi đánh giặc. Ông Phạm Thanh Tòng, năm nay 78 tuổi, người dân cố cựu ở ấp, kể lại: “Sau này Nhà nước đặt tên ấp là ấp Chống Mỹ để biểu dương tinh thần yêu nước của người dân nơi đây. Thời đó, Nhân dân chung một lòng quyết chiến vì độc lập của Tổ quốc. Tôi nhớ những ngày trốn nhà đi chiến đấu khi chỉ mới 14 tuổi, lúc ấy chỉ với suy nghĩ là phải thắng giặc thù, giành lại độc lập".

Xây dựng nền tảng tài chính cho tương lai

Việc sở hữu kiến thức về tài chính là kỹ năng hữu ích, yếu tố quyết định đến sự thành công trong cuộc sống. Ðể thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho cộng đồng, vai trò của ngân hàng trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục tài chính (GDTC) trở nên vô cùng quan trọng. Bằng cách cung cấp kiến thức, sản phẩm, dịch vụ phù hợp, ngân hàng không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, mà còn góp phần xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Phát triển điện mặt trời khu vực nuôi tôm quảng canh

Ngày 7/5, tại xã Tân Thuận (Đầm Dơi) diễn ra Hội nghị tồng kết nghiên cứu thí điểm “Mô hình phát triển điện mặt trời trên khu vực nuôi tôm quảng canh - Dự án Điện gió, điện mặt trời để sản xuất hydro xanh Cà Mau”.

Siết chặt quản lý chất lượng tôm giống

Cà Mau có lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, đặc biệt là mặt hàng tôm. Với diện tích nuôi và sản lượng lớn, phong phú về chủng loại, phương thức canh tác đa dạng, nên việc quản lý, kiểm dịch chất lượng tôm giống luôn được ngành chức năng tăng cường, nhằm mang lại lợi ích cho người nuôi, giữ vững giá trị cho con tôm Cà Mau trên thị trường.

Số hoá quản lý khai thác

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh số hoá trong quản lý, khai thác thuỷ sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, kiểm soát tàu cá, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).