ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 00:26:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển kinh tế từ cây mai vàng

Báo Cà Mau Niềm đam mê trồng mai vàng làm cây cảnh giúp ông Huỳnh Văn Ánh, ở ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh mạnh dạn đưa 4 công đất vườn vào trồng mai vàng, trong khi những hộ khác lân cận ông thì ban liếp vườn xuống để nuôi tôm. Đã 7 năm trôi qua, những cây mai vàng ông trồng ngày nào giờ đây đã “nên hình nên dạng” cây cảnh, càng giúp ông Ánh tin tưởng vào quyết định táo bạo của mình.

Niềm đam mê trồng mai vàng làm cây cảnh giúp ông Huỳnh Văn Ánh, ở ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh mạnh dạn đưa 4 công đất vườn vào trồng mai vàng, trong khi những hộ khác lân cận ông thì ban liếp vườn xuống để nuôi tôm. Đã 7 năm trôi qua, những cây mai vàng ông trồng ngày nào giờ đây đã “nên hình nên dạng” cây cảnh, càng giúp ông Ánh tin tưởng vào quyết định táo bạo của mình.

Ông Ánh cho biết: “Tôi rất thích trồng mai vàng bởi nó rất có ý nghĩa cho mỗi gia đình vào dịp Tết. Trước đây, khu vườn của tôi trồng cây ăn trái nhưng hiệu quả không cao. Vào năm 2008, tôi phá bỏ vườn cam để trồng 400 cây mai vàng. Giống mai vàng tôi tự ương loại có bông 12 cánh, sau đó chọn những cây có bộ đế và hình dáng đẹp để trồng. Năm nào tôi cũng vài lần tỉa cành, sửa dáng cho cây”.

Ông Huỳnh Văn Ánh (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm trồng mai với những người tham quan.

Cũng theo ông Ánh, khi ông và vợ quyết định phá bỏ cây ăn trái để trồng mai vàng thì ông rất có niềm tin vào loại cây này. Qua quan sát, những cây mai vàng trong vườn của ông Ánh phát triển tương đối đều, do ông trồng với khoảng cách khá rộng và được chăm sóc thường xuyên. Có những cây đã có giá trị, đặc biệt là có vài cây mai gốc xù xì rất lạ mắt, được những người chơi mai để mắt tới. “Hôm trước có mấy người đến hỏi mua mai nhưng tôi chưa bán. Dẫn họ đi quan sát vườn mai thì họ chọn một vài cây để mua làm cảnh. Họ trả giá từ 3-4 triệu đồng mỗi cây. Nếu bán nhỏ lẻ như vậy thì không thể dành dụm được tiền nên tôi chờ thêm vài năm nữa khi cây lớn hơn sẽ bán với số lượng lớn”, ông Ánh thông tin.

Ông Châu Văn Thừa, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 3, xã Nguyễn Phích, nhận xét: “Nếu tính bình quân mỗi cây mai có giá 1 triệu đồng thì vườn mai của anh Ánh phải có giá trị hàng trăm triệu trồng. Tuy trồng mai vàng đem lại kinh tế cao, nhưng thời gian kéo dài nên đòi hỏi người trồng phải có tâm huyết, am hiểu và lòng đam mê”.

Ðể có vườn mai vàng phát triển tốt như ngày hôm nay, ông Ánh đã bỏ ra rất nhiều công sức. Do đây là vùng chuyển dịch nuôi tôm nên phải lên liếp thật cao để không bị ảnh hưởng bởi nước mặn xâm hại. Ông Ánh phải bỏ công sức gần 2 năm để lặn đào khoảng 40.000 viên đất đắp gốc mai. Ông thường xuyên làm cỏ, bón phân và phun thuốc trừ sâu. “Mai vàng rất dễ nhiễm bệnh nấm và sâu rầy gây hại, nhất là sâu đục thân, nếu không phát hiện phòng trừ cây sẽ chết”, ông Ánh chia sẻ.

Ông Ánh còn tận dụng khoảng đất dưới gốc mai để trồng rau má. Vào mùa rau phát triển tốt, cứ cách 3-4 ngày gia đình ông thu hoạch từ 5-10 kg rau má. Hiện tại, vào mùa khô hiếm hàng nên bình quân mỗi ký rau má bán ra được 20.000 đồng. Rau má của ông Ánh được tiêu thụ mạnh ở các quán ăn, quán nhậu, quán cà phê, có bao nhiêu người ta cũng mua hết. Ðây là nguồn thu chính của gia đình ông hiện nay. Ông Ánh cho biết, trong khi chờ đến ngày bán mai vàng thì ông sẽ duy trì mô hình trồng rau má với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”./.

Bài và ảnh: Khánh Vy

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Quyết tâm cao để đạt mục tiêu lớn

Mục tiêu đạt mức tăng trưởng 8% trở lên đang được các cấp, các ngành và từng địa phương trong tỉnh triển khai hiện thực hoá bằng những kế hoạch, giải pháp và hành động cụ thể với quyết tâm cao nhất.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Dự án Cảng Hàng không Cà Mau - Ðẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng

“Các đơn vị và UBND TP Cà Mau đang tăng tốc các phần việc nhằm sớm bàn giao hoàn toàn diện tích cho chủ đầu tư thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau, trên quan điểm thu hồi đến đâu bàn giao đến đó”, ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết.

Tài chính minh bạch - Ðạo đức là kim chỉ nam

Trên hành trình phát triển của ngành ngân hàng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp luôn là kim chỉ nam cho mỗi nhân viên trong ngành. Tại Cà Mau, nơi kinh tế đang vươn mình mạnh mẽ, vai trò của những người làm công tác tài chính - ngân hàng càng trở nên quan trọng. Không chỉ là người quản lý dòng vốn, họ còn là những người dẫn lối tài chính, đảm bảo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và bền vững.

Biến mục tiêu thành kết quả cụ thể

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối để tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy; năm tiến hành đại hội Ðảng các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng. Nhằm tăng tốc, bứt phá nhanh hơn nữa, chuẩn bị tốt các điều kiện cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt từ 8% trở lên, tạo nền tảng để đạt tốc độ tăng trưởng “hai con số” giai đoạn tiếp theo. Ðây là động lực lớn để tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Liên kết tạo thành công

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, thời gian qua, không chỉ tập trung vào con tôm truyền thống, huyện Ngọc Hiển còn đẩy mạnh đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.

Trao “cần câu” giúp dân thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo, giúp người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của địa phương đã đạt được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, toàn huyện đã giảm 548 hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 0,92%, giảm 2,07% so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020.