ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 11:01:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển nghề nuôi hải sản trên biển - Bài cuối: Giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc

Báo Cà Mau (CMO) Cà Mau có thể tận dụng Đề án phát triển nuôi thuỷ sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1664/QĐ-TTg, ngày 4/10/2021 để phát triển nghề nuôi hải sản trên biển theo hướng hiện đại, năng suất, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao. Đề án sẽ hướng tới việc từng bước khuyến khích ngư dân khai thác để chuyển sang nuôi biển, giảm áp lực khai thác thuỷ sản ven bờ; tăng quy mô, năng suất, sản lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo việc làm, thu nhập của cư dân ven biển.

Nghề nuôi biển của tỉnh Cà Mau mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng còn thiếu cơ chế chính sách để thu hút, khuyến khích doanh nghiệp cũng như người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng các công nghệ nuôi xa bờ, cho sản lượng hàng hoá lớn. Do đó, cần xây dựng và áp dụng các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã…) sản xuất theo hình thức liên kết; đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào nuôi cá lồng bè thương phẩm. Bên cạnh đó, Cà Mau cần hỗ trợ chuyển đổi từ nuôi biển gần bờ hoặc khai thác thuỷ sản xa bờ kém hiệu quả sang nuôi biển xa bờ; thu hút đầu tư các lĩnh vực mà tỉnh còn đang yếu (sản xuất con giống, thức ăn công nghiệp và chế biến xuất khẩu cá biển nuôi).

Nhiều mô hình thí điểm

Hiện nay, tỉnh đã triển khai nhiều mô hình thí điểm, qua đó đánh giá mức độ thành công nhằm lan rộng, khuyến khích người dân nuôi cũng như doanh nghiệp tham gia đầu tư. Ông Lê Song Hùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, cho biết: “Giai đoạn 2019-2021, tỉnh đã triển khai một số mô hình như nuôi cá mú Trân Châu, hàu Thái Bình Dương, giống cá mú đen, nuôi thương phẩm cá chẽm bằng lồng nhựa… Qua đánh giá nhiều mô hình phát triển tốt, có thể nhân rộng”.

Điển hình Dự án “Nuôi thí điểm cá mú đen bằng lồng nhựa HDPE tại vùng ven biển hòn Đá Bạc, năm 2020 thí điểm nuôi 5.000 cá mú đen, kích cỡ 10 cm bằng lồng nhựa HDPE. Sau 8 tháng nuôi thương phẩm, cá đạt trọng lượng từ 0,8-1 kg, tổng số cá thu hoạch đạt 3.200 con, tỷ lệ sống 64%. Hộ tiếp nhận mô hình nắm được quy trình kỹ thuật nuôi cá mú đen trong lồng nhựa HDPE, cá phát triển thuận lợi trong môi trường nuôi tại hòn Đá Bạc. Chi cục Thuỷ sản đánh giá kết quả mô hình có khả năng nhân rộng và khuyến khích người dân đầu tư khi có thị trường đầu ra ổn định.

Mô hình nuôi cá mú tại hòn Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Ông Lê Song Hùng chia sẻ: “Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là nuôi theo quy mô công nghiệp, hiện đại để hỗ trợ tối đa cho các hoạt động phát triển nuôi hải sản trên biển của tỉnh. Hỗ trợ thủ tục để doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Cà Mau lâu dài với mục đích phát triển kinh tế; việc thuê đất, thuê mặt nước, giao khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền, khuyến nghị các hình thức tham gia quản lý cộng đồng, mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cũng như bảo vệ môi trường; hình thành kênh cung cấp thông tin thị trường, thông tin về thiên tai, biến đổi khí hậu… để kịp thời khuyến cáo, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất.

Hiện tại, ngành chức năng đã và đang hướng tới tổ chức ương giống và sản xuất giống nhân tạo tại địa phương. Trước mắt, liên hệ một số trại giống thuỷ sản có uy tín trong và ngoài tỉnh để cung cấp nguồn con giống có chất lượng cho nhu cầu của người dân; về lâu dài, liên hệ với các viện, trường và các đơn vị đã sản xuất giống thành công các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế để nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo tại Cà Mau.

Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị

Hiện tại, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã tham mưu UBND tỉnh dự thảo kế hoạch phát triển nuôi thuỷ sản trên biển giai đoạn 2022-2025 và định hướng tới năm 2030. Trong đó sẽ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng như điện, giao thông. Về hậu cần nghề cá sẽ tập trung cho việc cung cấp vật tư, thức ăn ươm nuôi cá, phương tiện vận chuyển, nhu cầu thiết yếu, liên kết đầu ra sản phẩm.

Ông Lê Song Hùng cho biết: “Chúng tôi sẽ tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm thực tế tại các địa phương trong nước có nghề nuôi hải sản phát triển. Qua đó tìm hiểu những quy trình nuôi, đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cà Mau để chuyển giao công nghệ nuôi, quy trình nuôi. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp cùng khảo sát thực tế, đầu tư nuôi ven các đảo”.

Ông Lê Song Hùng cho biết: “Ngành chức năng sẽ rà soát địa điểm nuôi các loài hải sản phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực ven sông, biển để sắp xếp lại các hoạt động nuôi hải sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đào tạo, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm nâng cao trình độ cho ngư dân nuôi biển và cán bộ quản lý. Tìm kiếm phát triển thị trường cho nghề nuôi tại Cà Mau”.

Giải pháp quan trọng là tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ vùng nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với người nuôi. Cơ quan chuyên ngành chủ động cung cấp thông tin thị trường, dự báo xu hướng phát triển và hỗ trợ hình thành các nhóm doanh nghiệp từ cộng đồng ngư dân, tổ chức liên kết các khâu sản xuất (kỹ thuật, công nghệ, con giống, thức ăn, lồng bè, tiêu thụ, dịch vụ, thị trường…). Tổ chức lại các hộ nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng cường hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Ông Lê Văn Út, người nuôi cá bớp bằng lồng bè trên đảo Hòn Chuối, nêu quan điểm: “Để ngư dân nuôi cá bớp phát triển thì ngành chức năng cần có quy hoạch, chính sách hỗ trợ hợp lý. Riêng người nuôi cần nâng cao trình độ để áp dụng khoa học, kỹ thuật mới triển khai vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, cần thành lập các tổ hợp tác sản xuất, HTX để dễ dàng trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”.

Cá bớp ngư dân Hòn Chuối vừa thu hoạch.

Để hiện đại nghề nuôi hải sản trên biển theo hướng công nghiệp cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết trên biển; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân về tầm quan trọng, quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp nuôi biển; xây dựng và nhân rộng các điển hình thành công trong công nghiệp nuôi biển; nghiên cứu các đối tượng nuôi chủ lực, có trọng tâm, trọng điểm.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là tìm giải pháp tiêu thụ sản phẩm. Ông Lê Song Hùng cho biết: “Chúng ta cần xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường sản phẩm nghề này của Cà Mau. Liên kết với các hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối phân phối hải sản trong và ngoài tỉnh. Quảng bá, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có khả năng truy xuất nguồn gốc xuất xứ, cơ sở sản xuất giống và thức ăn. Tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là các hiệp hội chuyên ngành để thúc đẩy xây dựng các liên kết với nhà đầu tư, cộng đồng tài trợ, tổ chức, cá nhân hỗ trợ kỹ thuật, cấp chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng”./.

 

Đặng Duẩn

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.