ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 16:24:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển nguồn nhân lực người dân tộc Khmer

Báo Cà Mau Ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 402/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (DTTS) trong thời kỳ mới (Ðề án); ngày 10/1/2018, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương, nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt hiệu quả khả quan, góp phần xây dựng hệ thống chính trị và lực lượng vũ trang (LLVT) vững mạnh, tạo sự đồng thuận cao, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc Khmer đối với Ðảng, Nhà nước, tích cực góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chất lượng nâng cao

Theo đánh giá của Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh Trà Vinh: đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer của tỉnh hiện đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị; tư tưởng kiên định, vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng; có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, đoàn kết nhất trí, nêu cao ý thức tự lực tự cường, luôn phấn đấu để lãnh đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương.

Ông Lê Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết: “Tỉnh rất quan tâm công tác giảng dạy tiếng, chữ viết cho đồng bào dân tộc Khmer. Tuy vậy, cần quan tâm hơn nữa chất lượng giảng dạy, học tập, chú trọng giao tiếp tốt với bà con, đảm bảo tuyên truyền sâu sát và hiệu quả. Ðời sống đồng bào DTTS tỉnh phát triển nhanh và bền vững, đến nay 100% xã ở Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới”.

Ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, cho biết: “Là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (31,53%), nhiều năm qua, tỉnh triển khai thực hiện Ðề án đạt kết quả tốt. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc Khmer các cấp đều đạt trên 10% (19,85% cấp tỉnh; 23,25% cấp huyện và 16,68% cấp xã). Sự đóng góp của đồng bào dân tộc Khmer từ các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn lực trong đồng bào vùng DTTS là rất lớn".

Theo bà Néang Sam Bô, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tri Tôn (An Giang): "Huyện có 5 xã đông đồng bào dân tộc Khmer. Người DTTS chiếm 26,65% so với dân số toàn huyện. Nhiều năm qua, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát triển giáo dục - đào tạo, tỷ lệ người dân tộc Khmer trên địa bàn tham gia công tác ở các ngành, lĩnh vực cũng tăng và đảm bảo công tác tốt, hiệu quả".

Ông Kiên Ngọc Hone, người dân Khóm 1, thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú (Trà Vinh), phấn khởi: “Cán bộ địa phương là người dân tộc Khmer khi đến gặp gỡ, trao đổi nội dung, chương trình gì cũng dễ dàng, người dân chúng tôi dễ hiểu, vì cảm giác gần gũi như người nhà. Qua đó, chúng tôi vui mừng và làm theo hiệu quả”.

Ông Thạch Mu Ni cho biết thêm: “Về lý luận chính trị của cán bộ người dân tộc Khmer, tỉnh có 1 trình độ cử nhân, 82 cao cấp; 351 trung cấp và 1.432 sơ cấp. Về chuyên môn, đến tháng 7/2023, tỉnh có 1 tiến sĩ; 169 thạc sĩ; 2.731 đại học; 843 cao đẳng và 501 trung cấp. Lực lượng cán bộ người Khmer tăng, được đào tạo, bố trí sử dụng hiệu quả, từ đó thúc đẩy phát triển tư duy học tập trong toàn tỉnh. Trình độ dân trí phát triển, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về nếp sinh hoạt văn hoá, việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống”.

Lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ LLVT ở Trường Quân sự Quân khu 9.

Ðại tá Phạm Văn Sỹ, Phó cục trưởng Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhận định: “Cục ghi nhận những nỗ lực của LLVT Quân khu 9, cũng như các tỉnh, thành phố đã quan tâm thực hiện hiệu quả nội dung, dự án thành phần trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc. Do vậy, thời gian tới cần phát huy và đảm bảo tính hiệu quả hơn nữa, nhất là công tác tuyên truyền để cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học, bồi dưỡng tiếng dân tộc, cũng như vai trò công tác dân vận”.

Lớn mạnh lực lượng vũ trang

Ðại tá Lê Văn Thống, Phó chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Trà Vinh, cho biết: “Xuất phát từ vai trò của đội ngũ cán bộ người DTTS đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những năm qua, Ðảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh luôn lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ này”.

Hiện, đơn vị có 17% quân số là cán bộ, chiến sĩ dân tộc Khmer; 15% đảng viên dân tộc Khmer. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ trong LLVT còn được quan tâm bồi dưỡng tiếng, chữ viết Khmer. “Ðến nay, cán bộ, chiến sĩ LLVT ở Trà Vinh biết nói tiếng Khmer 155 đồng chí, biết đọc và viết tiếng Khmer 50 người. Qua đó, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền đến với bà con vùng đồng bào dân tộc”, Ðại tá Lê Văn Thống, Phó chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh, thông tin.

Trang bị tiếng Khmer tạo điều kiện thuận lợi giúp cán bộ, LLVT tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vùng đồng bào ở Cà Mau.

Ðại tá Lê Quang Luật, Phó chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Cà Mau, thông tin: “Ðảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh và cấp uỷ các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác học tập ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số, trong đó tập trung đào tạo tiếng Khmer là chủ yếu, nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếng DTTS cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh. Hằng năm, cán bộ, chiến sĩ được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng tiếng Khmer đều đạt và vượt chỉ tiêu, trình độ tiếng Khmer cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, nhất là đơn vị đóng quân trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống”.

Bên cạnh đó, đối với người dân tộc Khmer đang công tác trong LLVT tỉnh Cà Mau, Ðảng uỷ, Bộ CHQS tỉnh thường xuyên quan tâm đưa đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở các trường trong và ngoài quân đội. Tính đến nay, 100% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp là người dân tộc Khmer có trình độ đại học.

Ðại tá Nguyễn Văn Rạng, Phó chính uỷ Trường Quân sự Quân khu 9, thông tin: “Những năm qua, trường đào tạo nhiều đối tượng, nội dung, trong đó có tiếng Khmer cho LLVT các đơn vị, địa phương. Ðến nay, trường mở hơn 23 khoá dạy tiếng Khmer và cơ bản hoàn thành chương trình, nhiệm vụ. Học viên học tiếng Khmer ở trường, ngoài học trên lớp còn thực tập thực tế, thực hành giao tiếp tiếng Khmer với người dân địa phương. Ðảm bảo chất lượng giao tiếp bằng tiếng dân tộc Khmer sau khi học viên trở về đơn vị công tác. Ngoài ra, trường còn tập trung vào 2 kỹ năng nghe và nói, đảm bảo tiếp xúc thuận lợi với bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer”.

Trung tá Thạch Phú Cường, Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Trà Cú (Trà Vinh), cho biết: “Huyện dân số đông, địa bàn rộng (15 xã, 2 thị trấn), cán bộ LLVT huyện cơ bản trên 50% là người dân tộc Khmer. Cả cán bộ người dân tộc Khmer và dân tộc khác đều nói và viết được tiếng Khmer. Từ đó, giúp công tác tuyên truyền sâu, sát, hiệu quả”.

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, Thiếu tá Huỳnh Minh Triều, Trợ lý chính trị Ban CHQS huyện Trà Cú (Trà Vinh), nói: “Học tiếng của đồng bào dân tộc Khmer trước hết giúp cán bộ nâng cao kỹ năng, hiểu rõ về văn hoá, truyền thống của đồng bào, qua đó giúp ích cho công tác chuyên môn, tạo sự gần gũi với bà con. Tôi cũng được đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành và bố trí vị trí công tác phù hợp, phát huy sở trường công tác”.

Ðại đức Hữu Nhiều, Trụ trì chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình (Cà Mau), cho biết: “Gần đây, cán bộ cơ sở khi làm việc với sư và Ban quản pháp chùa có bước phát triển hơn so với trước về sử dụng tiếng Khmer. Chúng tôi rất vui vì đó là sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền với đồng bào. Việc cán bộ không phải người đồng bào dân tộc Khmer nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ của đồng bào còn thể hiện sự gần gũi, tôn trọng và am hiểu về bản sắc văn hoá. Từ đó, công tác phối hợp hiệu quả hơn, đồng bào phật tử chùa cũng vui, thuận lòng, nhất là trong vận động xây dựng nếp sống văn minh, nông thôn mới”.

Ông Hữu Sếp, ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình (Cà Mau), chia sẻ: “Cán bộ vào vùng đồng bào nói tiếng đồng bào thì chúng tôi xem như người nhà, trải lòng tiếp đón và lắng nghe. Ðó còn là niềm vinh hạnh của chúng tôi khi được quan tâm giữ gìn ngôn ngữ và bản sắc văn hoá”.

Công tác cán bộ, sử dụng cán bộ người dân tộc Khmer đã qua như Cà Mau, Trà Vinh nói riêng và các địa phương trong khu vực nói chung đang phát huy hiệu quả ấn tượng. Trong tình hình mới, các địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2021-2025, đồng thời đảm bảo thực hiện hiệu quả các quy định liên quan công tác dân tộc./.

 

Phong Phú - Phúc Danh

 

Gáo Giồng mùa cò ốc sinh sản

Rừng Gáo Giồng (thuộc địa bàn tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp) có hệ sinh thái đặc trưng vùng Ðồng Tháp Mười vô cùng độc đáo, diện tích 1.600 ha (có 1.200 ha rừng tràm, 250 ha rừng nguyên sinh). Với nhiều loài thực vật như tràm, lau sậy, sen, súng, cà na, gáo... rừng Ráo Giồng thích hợp cho các loài động vật, đặc biệt là loài chim cò quý hiếm được đưa vào sách đỏ, trong đó có loài cò ốc sinh sống.

Sẽ có một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Chiều 15/10, tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Ðề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đến năm 2030".

Trăm năm nghề tranh kiếng Chợ Mới

Nghề vẽ tranh trên kiếng từ xưa ở Nam Bộ trứ danh với 3 vùng sản xuất là: Lái Thiêu (Bình Dương), Chợ Lớn (Sài Gòn) và Chợ Mới (An Giang). Mỗi nơi sản xuất có riêng đặc điểm và phong cách của vùng miền, văn hoá tín ngưỡng, nếp sống người dân. Tranh kiếng Chợ Mới tuy xuất hiện muộn, nhưng mẫu mã phong phú, đa dạng, giá thành hợp lý. Hiện nay, sản phẩm tranh kiếng Chợ Mới vẫn được người dùng ưa chuộng.

Sức vóc miền biên giới Hồng Ngự

Thực hiện Chỉ thị 07/CT-TTg, ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống Nhân dân; Nghị quyết số 23/NQ-CP, ngày 2/3/2022 của Chính phủ về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền, những năm qua, tỉnh Ðồng Tháp không ngừng đẩy mạnh các giải pháp, ban hành nhiều chủ trương, cùng với sự phát huy nội lực, các địa phương trong tỉnh đã vươn mình, khởi sắc. Trong đó, huyện Hồng Ngự là một trong những điển hình cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Ðặc sản "cơm đình"

Trong rất nhiều hoạt động của lễ hội kỷ niệm 156 năm ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, "cơm đình" là một trong những nét văn hoá độc đáo mà rất nhiều du khách háo hức mong chờ.

Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”

Nằm trên bờ Nam sông Cổ Chiên và dọc theo kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) có một làng nghề gạch, gốm đỏ nổi tiếng hàng trăm năm tuổi, được ví như "Vương quốc lò gạch" đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Trải qua hơn 2 thế kỷ thăng trầm, nay làng nghề ấy dần hình thành "Di sản đương đại Mang Thít", thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mục tiêu 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Diện tích trồng lúa ở nước ta hiện nay khoảng 7,1 triệu héc-ta, riêng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) khoảng 3,8 triệu héc-ta. Trước những thách thức lớn của ngành lúa gạo ÐBSCL trước tình trạng biến đổi khí hậu, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030” được coi là giải pháp phù hợp, khả thi, mở ra hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo và gia tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.

Nghề nuôi cá lồng bè

Ở vùng biển Tây Nam, như các đảo của tỉnh Kiên Giang, Cà Mau..., người dân đầu tư nhiều lồng bè nuôi cá. Ðây cũng là nơi sống và sinh hoạt của nhiều hộ dân trên biển.

Làng nông thôn mới Saemaul ở Hậu Giang

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng Tổ chức Nông thôn mới (NTM) Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM - Saemaul tại ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành (huyện Phụng Hiệp) và Ấp 9, xã Lương Tâm (huyện Long Mỹ). Thời điểm được chọn, 2 ấp nêu trên thuộc diện khó khăn, hạ tầng nông thôn còn yếu, người dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, đời sống ở mức thấp.

Hãy đến Trại rắn Ðồng Tâm

Trại rắn Ðồng Tâm có diện tích 12 ha, toạ lạc tại ấp Tân Thuận B, xã Bình Ðức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm TP Mỹ Tho 9 km. Nơi đây có bảo tàng trưng bày gần 100 loài rắn quý hiếm và lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loài rắn hiện có ở Việt Nam. Ða số rắn được nuôi và bảo tồn trong lồng, một số loài không có nọc độc được nuôi thả tự nhiên trên các nhánh cây, để du khách có thể quan sát trực tiếp chúng. Trong khuôn viên Trại rắn Ðồng Tâm còn trồng hơn 60 cây thuốc Nam.