ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-12-24 13:58:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng bệnh sởi, không thể lơ là

Báo Cà Mau (CMO) Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, trong 3 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã ghi nhận 475 ca sởi, trong đó số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mắc 158 ca, chiếm 33,3%, tăng 100% so cùng kỳ năm 2018.

Hiện tại, bệnh sởi đã xuất hiện tại 9 huyện/thành phố trong toàn tỉnh. Thới Bình là một trong những địa phương có số ca mắc bệnh sởi cao với 55 trường hợp, tập trung tại các xã: Hồ Thị Kỷ, Thới Bình, Tân Lộc... Bác sĩ Quách Thành Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Thới Bình, cho biết: "Để đảm bảo công tác khám, điều trị bệnh nhân sốt phát ban nghi sởi và sởi, trung tâm đã lập khu cách ly, tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị để tránh tình trạng các ca bệnh biến chứng nặng và lây lan rộng. Đồng thời, cơ động tăng cường nhân lực từ các khoa khác đến hỗ trợ Khoa Nhi nếu số ca mắc tăng đột biến".

Bệnh nhi mắc sốt phát ban nghi sởi, được theo dõi bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thới Bình.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện các ca bệnh sởi, trung tâm đã triển khai đồng loạt các biện pháp phòng chống dịch sởi như khoanh vùng, cách ly bệnh nhân sởi, xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân dương tính với vi rút sởi. Rà soát thống kê trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ở các khu vực nguy cơ cao. Đồng thời, tổ chức tập huấn lại phác đồ điều trị cho nhân viên y tế làm công tác điều trị ở tuyến xã nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế trường hợp biến chứng nặng và tử vong do sởi. Tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông cho cộng tác viên y tế khóm, ấp và các ban, ngành, đặc biệt là ngành giáo dục để nâng cao nhận thức phòng bệnh trong cộng đồng…

Chị Giang Thanh Đài, Ấp 7, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, chia sẻ: "Thấy con ho nhiều, sốt cao và bị nổi nhiều đốm đỏ ở bộ phận sinh dục tôi đã nhanh chóng đưa bé đi khám và theo dõi bệnh. Tôi cảm thấy hoang mang và lo sợ lắm".

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra, thường lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi, họng của người bị bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Do đó, sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền tại cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống bệnh sởi đạt hiệu quả, giúp nâng cao tỷ lệ tiêm chủng và hạn chế nguồn lây.

Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 89,22% so với kế hoạch tháng, tiêm vắc xin sởi - rubella cho cho trẻ  từ 18-24 tháng tuổi đạt 91,2% so với kế hoạch tháng.

Bên cạnh đó, ngành y tế đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm ngừa sởi, như tăng cường tuyên truyền về bệnh sởi cũng như vận động tiêm vắc xin sởi, quản lý chặt chẽ đối tượng, thực hiện tiêm vét, tiêm bổ sung đối với trẻ trong độ tuổi chưa tiêm vắc xin sởi để hạn chế thấp nhất việc tiêm sót mũi. Quản lý chặt các đối tượng di chuyển từ vùng có dịch sởi về để khoanh vùng hạn chế lây lan, xây dựng kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ 1-5 tuổi tại 8 huyện trong tỉnh Cà Mau. Ngoài tiêm chủng mở rộng, ngành y tế khuyến khích người dân ở mọi lứa tuổi đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để tiêm các vắc xin có thành phần sởi. "Trước tình hình bệnh sởi đang diễn biến phức tạp thì tiêm chủng được xem là chiến lược quan trọng và chủ đạo trong công tác phòng chống bệnh sởi. Trong những năm qua, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi, sởi - rubella trên địa bàn tỉnh  luôn đạt trên 90% và thực hiện đạt các chỉ tiêu của chương trình tiêm chủng quốc gia đưa ra", Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Lê Ngọc Định thông tin.

Mặc dù bệnh sởi trên địa bàn tỉnh vẫn trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đều được phát hiện sớm và khoanh vùng, xử lý kịp thời. Song, với diễn biến thời tiết như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sởi phát triển. Bởi, bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh theo đường hô hấp, có thể gây dịch lớn. Bệnh rất nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và trẻ suy dinh dưỡng, một số biến chứng của bệnh bao gồm viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy và viêm não có thể gây tử vong.

Theo số liệu điều tra về bệnh sởi trên cả nước và điều tra thực tế tại Cà Mau, có đến 90% các trường hợp mắc sởi là do không tiêm ngừa. Các nguyên nhân có thể là do người nhà không quan tâm đến tiêm chủng, trẻ thuộc gia đình lao động nơi ở không cố định nên không tiếp cận được dịch vụ tiêm chủng hoặc trẻ chưa tới tuổi tiêm chủng. Do đó, để phòng bệnh sởi đạt hiệu quả, các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi cần đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi. Mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi nên đến ngay các điểm tiêm chủng để được tiêm ngừa, bởi tiêm vắc xin là biện pháp có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao nhất để phòng bệnh./.

Mai Thanh

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.

Tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân da cam

Sáng ngày 23/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh phối hợp Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) năm 2024.

Yoga cân bằng và phục hồi

Căng thẳng, lo âu, stress hay trầm cảm ngày càng trở thành những vấn đề phổ biến và khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Trong số các phương pháp giúp tái tạo năng lượng và cân bằng tinh thần, yoga cân bằng và phục hồi đang nổi lên như một giải pháp toàn diện, không chỉ cải thiện sức khoẻ thể chất mà còn mang lại sự ổn định, thư thái cho tâm hồn.

Hơn 5.500 trẻ được sàng lọc khuyết tật

Sáng ngày 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý dự án Direct, Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” (dự án Direct) trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.

Lan toả thông điệp tích cực về sức khoẻ và bình đẳng

Tối 17/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ban quản lý Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Nhóm MCN và các nhóm cộng đồng khu vực ĐBSCL tổ chức sự kiện truyền thông tuyên truyền về HIV và PrEP năm 2024.

Không để bệnh dại lây lan

Hiện nay, tình hình bệnh dại trên địa bàn huyện Cái Nước tiếp tục diễn biến khá phức tạp, chỉ trong thời gian ngắn đã ghi nhận 2 ổ dịch. Các ổ dịch có điểm chung là chó nuôi ở hộ gia đình không tiêm phòng vắc xin bệnh dại và nuôi theo hình thức thả rông, khi nghi ngờ, lấy mẫu gửi xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh dại.

Làm chủ kỹ thuật nội soi

Ông Trần Quang Dũng, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Cà Mau, cho biết, sau thời gian chuẩn bị, mới đây, đơn vị đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm từ chuyên gia của Bệnh viện Phổi Trung ương.

Chọn lựa thực phẩm sạch, an toàn cho sức khoẻ

Thực phẩm luôn là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể ổn định và phát triển. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên biết tự trang bị cho mình những kiến thức bổ ích trong việc chọn lựa thực phẩm như thế nào được xem là đúng cách, an toàn để mang lại nhiều lợi ích tối ưu cho sức khoẻ.