ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 9-1-25 02:47:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng chống biến đổi khí hậu từ nhận thức

Báo Cà Mau (CMO) Những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường đã gây nhiều thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, nhất là tại các địa phương ven biển. Trước thực tế đó, nâng cao ý thức phòng chống biến đổi khí hậu là việc làm cấp bách và thiết thực nhằm hạn chế tổn thương đến mức thấp nhất.

Điểm sáng từ một dự án

Hàng năm, các ấp: Sào Lưới, Tân Quảng Đông, Xẻo Sâu và Gò Công của xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân chịu ảnh hưởng nặng nề của mùa triều cường (từ tháng 9-12 âm lịch). Những đợt sóng cao bất thường làm ngập nhà, nhiều tài sản, đồ đạc bị hư hại.

 Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Việt Khái Đào Thị Thanh An bộc bạch: “Tôi còn nhớ giao thừa năm 2016, nước dâng đột ngột hơn 1 m tràn vào nhà dân, làm bể bờ bao vuông tôm vài chục hộ, sình ngoài biển lùa vào vuông. Trận đó bà con mình rầu dữ lắm, hết ăn tết”.

Chị Lê Thị Liên, ấp Sào Lưới, nhớ lại: “Bữa đó chuẩn bị bánh trái để cúng giao thừa, nước lên trở tay không kịp. Chỉ nhanh tay rinh ti vi, đồ điện để lên cao thôi. Bánh trái, quần áo, vật dụng linh tinh trong nhà không trôi thì cũng hư hỏng hết”.

Mặc dù sống nơi đầu sóng nhưng người dân lâu nay quen ỷ lại, "nước tới chân mới nhảy" nên khi đợt nước lên đầu tiên, họ vớt được gì thì vớt. Chỉ qua một đợt nước quét, tài sản trong nhà lần lượt đội nón ra đi.

Ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt liên tiếp hiện nay như lời cảnh báo sâu sắc buộc người dân phải thay đổi ý thức để tự bảo vệ chính mình và tài sản.

Tiếp nối nhiều dự án cho xã ven biển

Bà Đào Thị Thanh An thông tin thêm, trước đó Hội LHPN tỉnh chọn xã Nguyễn Việt Khái thực hiện dự án Nâng cao khả năng ứng phó của phụ nữ với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2015-2016. Nhưng vì nhiều lý do nên còn một số hộ chưa tiếp cận được, chủ yếu do người dân chủ quan và chưa đủ điều kiện kinh tế để thực hiện các giải pháp phòng chống.

Dự án trao tặng 850 phần quà cho chị em phụ nữ (gồm 17 món đảm bảo sức khoẻ tối thiểu cho phụ nữ). Từ khi dự án kết thúc đến nay, Hội LHPN xã tiếp tục duy trì thực hiện. Theo đó, mỗi ấp thành lập một tổ, trong các cuộc họp thường niên, sinh hoạt các chi, tổ hội tuyên truyền cho hội viên chủ động phòng chống rủi ro thiên tai khi có tình huống bất ngờ xảy ra, cách ứng phó với mưa bão, nước dâng, chằng chống nhà cửa, tận dụng cây cối, gạch có sẵn để kê cao vật dụng trong nhà, hoặc bất đắc dĩ là phải sống chung một cách thông minh với biến đổi khí hậu.

Nhà sàn chống ngập của người dân ấp Sào Lưới, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân.

“Nhờ thường xuyên nhắc nhở, rồi cảnh báo, tuyên truyền kiểu mưa dầm thấm lâu, giờ chị em phần nào ý thức hơn. Như đợt ảnh hưởng bão số 3 vừa rồi, các hộ không thiệt hại gì vì đã có phòng bị từ trước”, bà Đào Thị Thanh An phấn khởi.

Hiện xã Nguyễn Việt Khái không hiếm kiểu nhà có kiến trúc lạ lẫm: Nhà cao cẳng chống ngập nước. Với những gia đình chưa có điều kiện, các chị ý thức hơn trong việc kê cao vật dụng tránh hư hỏng khi nước dâng đột ngột. Đó là thành quả ngọt ngào mà dự án mang lại: Thay đổi tư duy, cách sống của người dân địa phương.

Chị Trương Thị Lến, ấp Sào Lưới, chia sẻ: “Sống đâu quen đó, chỗ hay nước ngập thì mình cất cao lên, giờ mỗi khi nước dâng đỡ lo hơn trước, có thể ngủ yên giấc”.

Thông thường các vật dụng, đồ đạc trong nhà như lương thực thực phẩm, quần áo... đều được chị Lến kê cao trên các kệ, hay bục thềm. Mặt khác, do ý thức từ những lần nước dâng cao, các thiết bị điện tử, đường dây điện cũng được giăng mắc cao, tránh nguy hiểm.

Đó là ở trong nhà, đối với đất canh tác, chị Lến mướn xáng cuốc bồi cao những phần đất trũng mỗi năm, rào lưới chắn xung quanh các ao, vuông để tránh thất thoát. “Mỗi năm mình bỏ ra một ít tiền kê cao vật dụng. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên theo dõi đài khí tượng, dự báo thông tin để chuẩn bị các vật dụng cần thiết”.

Chị An cho biết: “Mới đây, xã tiếp cận dự án Giảm nhẹ rủi ro thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu của Tổ chức SC (Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam), dự án bắt đầu từ cuối tháng 12/2018 và  kéo dài đến 10/2020.

Dự án tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh về phòng chống thiên tai, đội ứng phó nhanh, ban chỉ đạo phòng chống lũ lụt của xã. Giai đoạn đầu (6 tháng đầu năm) dự án hỗ trợ 30 bồn trữ nước mưa (1.500 lít) cho các ấp Xẻo Sâu, ấp Tân Quảng Đông, nơi chưa có các mạch nước ngọt. Đồng thời, cấp 30 bồn tự hoại làm nhà tiêu hợp vệ sinh cho 2 ấp: Cái Đôi Nhỏ, Tân Quảng Tây vì nhiều nguyên nhân nên phần lớn các hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Chị Liên hớn hở: “Từ lúc có bồn chứa thì tranh thủ những đợt mưa xuống, tôi hứng nước mưa để xài lâu dài, tiết kiệm cũng qua mùa nắng nóng đợi đợt mưa xuống. Do nguồn nước ngọt khan hiếm nên chỉ sử dụng để nấu ăn là chính”.

Nâng cao vai trò của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu là kịp thời ngăn chặn, giảm bớt những rủi ro do thiên tai mang đến. Tuỳ tình hình thực tế ở mỗi địa phương mà áp dụng các biện pháp thích hợp. Dự án không chỉ hiệu quả trong thời gian triển khai mà còn tác động tích cực lâu dài về sau./.

Ngô Nhi

Khả quan công cuộc giảm nghèo của xứ rừng

U Minh là địa phương vùng rừng, ven biển. Tuy nhiên, bằng sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, cải tạo đất tốt, cùng với việc đầu tư dần hoàn thiện về hạ tầng từ đê biển đến hệ thống thuỷ lợi nội đồng, đến nay đời sống của người dân huyện từng bước thay đổi, công cuộc giảm nghèo của địa phương có nhiều tiến bộ.

Ðặc sản vùng ngọt vào vụ Tết

Những ngày này, trời nắng ấm, những đặc sản truyền thống ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như chuối khô, khô cá bổi được phơi đầy giàn, bắt đầu vào vụ mùa đón Tết.

Hàng Tết "lên sàn"

Mua sắm Online đã trở thành thói quen của đại bộ phận người tiêu dùng và mua sắm Tết cũng không ngoại lệ. Thời điểm này, thị trường mua sắm Tết Online đã bắt đầu trở nên sôi động, từ đồ trang trí, bánh mứt, thực phẩm, trái cây, cho đến mâm cỗ để cúng trong những ngày Tết, đều có thể tìm thấy trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Phụ nữ năng động, sáng tạo phát triển kinh tế

Thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, phụ nữ không chỉ đóng góp vào các hoạt động gia đình mà còn trở thành lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại tỉnh Cà Mau, phong trào phụ nữ khởi nghiệp đang ngày càng phát triển, với những sáng tạo và nỗ lực mạnh mẽ, phụ nữ nơi đây đang khẳng định vai trò trong thúc đẩy kinh tế địa phương.

An cư song hành sinh kế

Suốt một năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã quyết liệt trong công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát, song hành cùng công tác giảm nghèo hiệu quả để người dân không chỉ an cư mà còn ổn định cuộc sống dài lâu.

Khát vọng cất cánh

Nhìn lại năm 2024, Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau có thể tự hào với những thành tựu quan trọng đạt được trong hành trình phát triển. Tổng thể của bức tranh ấy là gam màu tươi sáng, đa sắc, sôi động với những nét chấm phá đầy ấn tượng và lòng người trọn vẹn, son sắt chung một ý chí, niềm tin.

Cà Mau thu ngân sách năm 2024 vượt 760 tỷ đồng

Chiều tối ngày 31/12, UBND tỉnh tổ chức Họp mặt khoá sổ kế toán cuối năm 2024. Tham dự có các đồng chí: Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều; Phó Trưởng đoàn Phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Quốc Hận.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Ðiểm sáng bức tranh kinh tế - xã hội Cà Mau năm 2024

Năm 2024 khép lại với nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng là năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế tỉnh nhà khi có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao. Ðó là kết quả hết sức tự hào của toàn Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau sau 1 năm nỗ lực, đoàn kết, đồng lòng vượt khó, tạo lập những thành tích mới cho quê hương.