ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-5-24 19:39:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ vượt khó làm giàu

Báo Cà Mau Thời gian qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu được các cấp hội phụ nữ huyện U Minh triển khai thực hiện hiệu quả, lan toả sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn. Qua đó, xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Điển hình như chị Lê Ngọc Loan ở Ấp 16, xã Khánh An. Là hộ nghèo không đất sản xuất, chủ yếu làm thuê kiếm sống qua ngày, nhưng nhờ cần cù, vượt khó trong lao động, năm 2015 chị Loan chăn nuôi heo để phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Ban đầu chị xây 2 chuồng, nuôi 8 con heo giống, gần 5 tháng nuôi đã xuất chuồng bán, trừ chi phí còn lãi gần 20 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, chị tiếp tục xây thêm 3 chuồng, nuôi từ 25-30 con heo lớn, nhỏ và 2 con heo nái, mỗi năm sinh sản từ 25-30 heo con, mang lại thu nhập từ 150-180 triệu đồng/năm.

Chị Loan chia sẻ kinh nghiệm: “Người nuôi phải thực hiện tốt quy trình chăn nuôi theo hướng dẫn của ngành chức năng. Chuồng trại phải xây dựng nơi khô ráo, thoáng mát; heo giống phải có nguồn gốc rõ ràng; cho ăn điều độ, thường xuyên phun thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Với cách làm này, mô hình nuôi heo của tôi đạt hiệu quả”. Cũng theo chị Loan, hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi heo thương phẩm là kết quả của sự phấn đấu lao động miệt mài, đồng lòng của vợ chồng chị và sự hỗ trợ, động viên của chị em hội viên phụ nữ địa phương.

Bà Mai Cẩm Nang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khánh An, nhận xét: “Chị Lê Ngọc Loan là hội viên phụ nữ luôn cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. Từ hộ nghèo, khó khăn, nhờ áp dụng mô hình nuôi heo thương phẩm hiệu quả, hiện nay kinh tế gia đình chị đã khá lên. Chị xứng đáng là tấm gương phụ nữ vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế. Ngoài ra, chị Loan còn tích cực tham gia các hoạt động trong phong trào phụ nữ tại ấp”.

Chị Nguyễn Thị Huệ, Ấp 12, xã Khánh Lâm, là hộ nghèo không đất sản xuất. Tận dụng đất trống dọc theo tuyến lộ xe, chị trồng hành, hẹ, cải xanh, cải ngọt, đậu bắp, đậu đũa, khoai ngọt, rau má... mỗi năm từ 5-6 vụ. Nhờ chịu khó chăm sóc, rau màu phát triển tốt.

Nhờ tận dụng đất trống để trồng màu mà kinh tế gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ổn định hơn.

“Các loại rau màu đầu ra ổn định. Trước khi thu hoạch rau màu từ 5-7 ngày, tôi đến các điểm chợ trong huyện tìm sẵn bạn hàng, nhờ vậy vụ màu nào cũng bán hết. Hiện nay tôi đã trồng thêm gần 8 ngàn dây dưa leo, khổ qua, được gần 20 ngày tuổi, đang phát triển xanh tốt, nếu giá cả thị trường như hiện nay thì đến khi thu hoạch sẽ được khoảng hơn 20 triệu đồng. Nhờ trồng rau màu mà kinh tế gia đình tôi được cải thiện, cuộc sống ổn định hơn”, chị Huệ chia sẻ. 

Bà Ðoàn Thảo Nhi, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện U Minh, cho biết: “Nhờ nguồn vốn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, hội tập trung phát triển thêm các mô hình, tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” phù hợp với từng địa phương. Ngoài ra, còn huy động vốn nội lực trong hội viên trên 3 tỷ đồng, cho chị em mượn xoay vòng để sản xuất, kinh doanh”./.

 

Trọng Nguyễn

 

Tiếp thêm động lực cho người lao động

Thông qua các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động (NLÐ) tại Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Cà Mau, đã tạo thêm động lực khích lệ, động viên đoàn viên, NLÐ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Học nghề sau bậc THCS, tại sao không?

Tại Cà Mau, công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau bậc THCS đã có những tín hiệu khởi sắc. Học nghề sớm đã trở thành phương án phù hợp, và dần trở thành xu hướng lựa chọn chung của nhiều học sinh, phụ huynh.

“Cầu nối” xuất khẩu lao động

Ðến thời điểm này đã có hơn 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh tham gia xuất khẩu lao động (XKLÐ). Ðây là tín hiệu đáng phấn khởi ở nửa chặng đường thực hiện Ðề án đưa người lao động (NLÐ) tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025.

Hơn 600 lao động tham gia Phiên giao dịch việc làm

Ngày 28/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau tổ chức Phiên giao dịch việc làm dành cho lực lượng lao động bị mất việc làm trở về địa phương, sinh viên và người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, với sự tham gia của 15 công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và du học.

Quản lý lao động từ cơ sở dữ liệu quốc gia

Thực hiện Thông tư số 11/2022/TT-BLÐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu thập thông tin về người lao động (NLÐ), phối hợp với ngành công an tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu số hoá thị trường lao động.

Hiểu đúng mình, chọn đúng ngành, nghề

Ðó là lời khuyên của các chuyên gia tại Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 (Chương trình) vừa được tổ chức tại Trường THPT Trần Văn Thời (huyện Trần Văn Thời). Chương trình thu hút đông đảo học sinh cả 3 khối lớp: 10, 11 và 12 của 5 trường THPT trên địa bàn huyện.

Cân nhắc “được - mất” khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chỗ dựa cho người lao động (NLÐ) những lúc rủi ro khi đang làm việc và lúc về già không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, việc gia tăng số người rút trợ cấp BHXH một lần là điều đáng lo ngại đối với hệ thống an sinh xã hội.

Chuyển đổi ngành nghề gắn đảm bảo sinh kế

Huyện Ngọc Hiển đang nỗ lực đẩy mạnh công tác chuyển đổi ngành nghề cho các phương tiện khai thác thuỷ sản gần bờ, sử dụng ngư cụ khai thác mang tính huỷ diệt theo hướng vươn khơi và thu sản phẩm có giá trị kinh tế.

Chuyển đổi nghề để giảm nghèo bền vững

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, nên thời gian qua, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, đã có nhiều giải pháp thực hiện, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Ðặc biệt, địa phương luôn quan tâm đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Chuyển đổi nghề có khó?

Câu chuyện cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản đang là vấn đề nóng đối với tỉnh Cà Mau hiện nay, nguyên nhân chính là do tình trạng ngư dân khai thác ven bờ theo hình thức tận diệt tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề đối với bà con sinh sống bằng nghề khai thác ven bờ, lâu nay vẫn là bài toán khó. Liên quan vấn đề này, chúng tôi tìm về địa phương có nhiều phương tiện khai thác ven bờ nhất khi xưa, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, để tìm hiểu câu chuyện chuyển đổi nghề của các hộ dân, xem có thật sự khó?.