ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 01:00:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phủ xanh vườn tạp

Báo Cà Mau Việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 8/9/2022, của Ban Chấp hành Ðảng bộ TP Cà Mau, về cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, hoa kiểng gắn với phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 05) bước đầu mang lại kết quả khả quan. Nhiều mảnh vườn sau thời gian bỏ hoang nay đã được phủ xanh bằng rau màu, cây ăn trái.

Đặc thù của TP Cà Mau có các phường nằm ở ven đô, mang dáng vóc nửa thành thị, nửa nông thôn, nên đại đa số nông dân sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản kết hợp với tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Do đó, khi Nghị quyết 05 ra đời đã được sự đồng tình hưởng ứng của cấp uỷ, chính quyền địa phương và người dân.

Ông Nguyễn Văn Thiết, Phó chủ tịch UBND phường Tân Thành, cho biết, trên địa bàn phường có 26 hộ dân, ở các khóm 2, 3, 4, 6, tự nguyện cải tạo vườn tạp, với diện tích 3 ha, tổng số tiền hỗ trợ mua cây giống, hạt giống gần 41 triệu đồng. UBND phường đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau màu, cây ăn trái và hoa kiểng cho các hộ dân. Theo đánh giá, hầu hết các hộ dân nhận cây giống, hạt giống đều rất phấn khởi, tích cực đầu tư cải tạo đất vườn.

Gia đình ông Lương Quốc Dũng, Khóm 3, phường Tân Thành, phát triển giống cây thảo dược để xoá vườn tạp.

Tại xã Lý Văn Lâm, có 56 hộ dân, ở 8 ấp, đăng ký tham gia thực hiện, với diện tích 5 ha, trong đó, có 14 hộ đăng ký trồng màu với diện tích 2 ha, 9 hộ trồng cây mai vàng với diện tích 1 ha, 20 hộ đăng ký trồng cây ăn trái với diện tích 2 ha, 5 hộ đăng ký nuôi heo với số lượng 50 con và 8 hộ đăng ký nuôi gia cầm với số lượng 2 ngàn con. Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 141 triệu đồng, địa phương tiến hành giao các loại cây, con giống cho 56 hộ đăng ký tham gia, hoàn thành vào tháng 7/2023.

Ổi là một trong những cây giống được người dân xã Lý Văn Lâm chọn trồng để thực hiện Nghị quyết 05.

Triển khai thực hiện nghị quyết, phường Tân Xuyên có 55 hộ dân, ở 5 khóm, đăng ký tham gia. Trong đó, hộ ông Nguyễn Văn Quang, ở Khóm 4, ban đầu đăng ký cải tạo 300 m2 vườn tạp nên chỉ được hỗ trợ 9 cây giống sa pô về trồng. Thấy cây mau bén rễ, phát triển tốt, ông quyết định mở rộng thêm 3.000 m2 đất vườn để trồng các loại cây ăn trái khác. Hay như hộ ông Nguyễn Văn Mười, đảng viên ở Khóm 1, sau khi nhận 30 gốc mai vàng về trồng vì “không ai đăng ký nên đảng viên phải gương mẫu lãnh về trồng”, mai bén rễ được 3 tháng thì ông Mười cải tạo 6.000 m2 đất trước đây trồng tràm kém hiệu quả để lên liếp trồng mai. Ông Mười bộc bạch: “Ðất ven đô giờ trồng rau màu, cây ăn trái hoặc trồng cây cảnh, bán có giá trị kinh tế cao. Hoạt động trong Ban Công tác Mặt trận khóm nên khi Nghị quyết 05 triển khai thì mình phải làm gương, nhận cây trồng thí điểm để nhân rộng đến bà con”.

Cải tạo, phát triển kinh tế vườn, chăn nuôi có quy hoạch... không chỉ giúp gia tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mà còn góp phần củng cố những giá trị bền vững trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Hoà Thành. Xã đã hỗ trợ giống gia súc, gia cầm, hạt giống rau màu, cây kiểng cho các hộ dân thực hiện theo Nghị quyết 05 hơn 137 triệu đồng.

Tính chung trên địa bàn thành phố, thực hiện Nghị quyết 05, có 474 hộ đăng ký cải tạo vườn tạp. Hiện các xã, phường đã hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân triển khai thực hiện, với tổng kinh phí trên 1,1 tỷ đồng.

“Nghị quyết 05 như luồng gió mới, kích thích tinh thần hăng say lao động của bà con. Người đã và đang trồng thì tiếp tục trồng; người từng để đất hoang hoá, vườn cây tạp kém hiệu quả thì hồ hởi cải tạo đất để trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, vì mới triển khai nên nhiều địa phương còn bỡ ngỡ, chưa tính toán kỹ thời vụ, cây con chưa phù hợp. Thay vì tập trung vào các miếng vườn, thửa ruộng hoang hoá, vườn tạp thì các địa phương còn ngại rủi ro nên triển khai mỗi hộ vài cây, con giống. Thời gian tới, hy vọng việc triển khai sẽ đồng loạt hơn, hiệu quả sẽ cao hơn”, ông Thái Văn Tính, Phó trưởng Phòng Kinh tế, chia sẻ.

Bên cạnh những thuận lợi, theo phản ánh của hộ dân và chính quyền địa phương, trong quá trình thực hiện cũng gặp khó khăn. Thời tiết nắng nóng gay gắt và mưa nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đàn vật nuôi và sinh trưởng của cây; một số hộ dân tham gia thực hiện mô hình còn chủ quan, lơ là trong việc chăm sóc cây, con giống dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao.

Ðể Nghị quyết 05 thực sự đi vào cuộc sống, tạo thành phong trào xoá vườn tạp mạnh mẽ trên địa bàn thành phố, thiết nghĩ cần có một quyết sách đúng đắn về hỗ trợ vốn và kỹ thuật (ngoài nguồn vốn được hỗ trợ thì nguồn vốn vay phải đáp ứng đủ để người dân mạnh dạn vay cải tạo vườn tạp). Kỹ thuật hướng dẫn phải đến nơi đến chốn, có giám sát chặt chẽ khi cây, con giống bị bệnh. Cần xây dựng những khu vườn mẫu để người dân tham quan và học hỏi; so sánh đầu vào và đầu ra cây, con giống để đảm bảo kinh tế hàng hoá...

 

Mỹ Tâm

 

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Tín hiệu tích cực từ thu ngân sách

Mặc dù đối mặt không ít khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, triển khai các giải pháp hiệu quả, kịp thời, công tác thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tăng khá so với cùng kỳ.

Công cụ hiệu quả trong giảm nghèo và phát triển kinh tế

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội, mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển tín dụng chính sách tại Việt Nam. Sau 10 năm thực hiện, cùng với Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.

Xã khó khăn nỗ lực giảm nghèo

Nguyễn Phích là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hơn 8,3%. Nhằm nâng cao đời sống cho người dân, xã đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo.

Cần đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng ĐBSCL

“An ninh nguồn nước là vấn đề cấp bách, cần có giải pháp chủ động thông qua các giải pháp công trình, phi công trình, thích ứng biến đổi khí hậu, khi tình hình hạn hán trong thời gian qua đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người dân, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tiến độ phát triển của ĐBSCL”, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định tại Hội nghị điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư, tổ chức vào chiều 1/7 tại Cà Mau.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Chi hội trưởng tiêu biểu

Trong 13 năm gắn bó với công tác hội, chị Ðoàn Oanh Muội, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh, được đánh giá là cán bộ hội gương mẫu, tận tuỵ. Ngoài ra, chị còn là tấm gương về sự cần cù, siêng năng lao động sản xuất.

Ðịnh hình diện mạo cầu Gành Hào

Cầu Gành Hào (địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi) là công trình quan trọng, điểm nhấn cuối trong trục hành lang kinh tế Ðông - Tây, từ Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) xuyên qua Phú Tân, Cái Nước, kéo dài đến Ðầm Dơi và sang thị trấn Gành Hào (huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Công trình trọng điểm này được tỉnh chọn là công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII.

Người dân, doanh nghiệp cần chung lòng với chính quyền cải thiện chỉ số PCI, PGI

Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị. Phải làm sâu rộng, quyết liệt hơn nữa, làm đến nơi đến chốn các giải pháp cải thiện chỉ số PCI, PGI. Đó là nhấn mạnh của ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, PGI) năm 2024 vào sáng 28/6.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.