ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-4-25 03:03:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Báo Cà Mau Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Tham gia cùng đoàn có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Đoàn thẩm định tiến hành thẩm định thực tế tại các khoa của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Bệnh án điện tử (BAĐT) đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu, cần thiết cho sự chuyển đổi số ngành y tế. BAĐT hiện nay đã được công bố sử dụng tại 148 bệnh viện trên cả nước, chiếm khoảng 10%. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau được thí điểm triển khai BAĐT từ cuối năm 2024 đến nay.

Theo đó, đoàn đã thẩm định kết quả thực hiện các nhóm về tiêu chí hạ tầng; nhóm tiêu chí phần mềm quản lý điều hành; tiêu chí hệ thống thông tin bệnh viện (HIS); tiêu chí lưu trữ chuyền tải hình ảnh (RIS/PASC); tiêu chí hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS); tiêu chí phi chức năng; tiêu chí bảo mật an toàn thông tin, bệnh án điện tử… Đây cũng là những nhóm tiêu chí quy định trong Thông tư 54/2017/TT-BYT về ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Ông Trần Văn Tuyên, Cán bộ Cục Khoa học – Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, Trưởng Ban tổ chức Hội viện - Hội Tin học Việt Nam, phát biểu tại buổi làm việc.

Theo báo cáo đánh giá, BAĐT tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đã thực hiện 18 tiêu chí, đạt mức nâng cao. Trong đó, quản lý thông tin tiền sử của bệnh nhân; quản lý tài liệu lâm sàng, kết quả cận lâm sàng; quản lý chỉ định, điều trị; quản lý thuốc đã kê đơn cho người bệnh; quản lý hồ sơ bệnh án theo thời gian quy định của Luật khám, chữa bệnh…

Ngoài ra, đảm bảo mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ BAĐT; hồ sơ BAĐT ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy; có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ BAĐT; tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân; đảm bảo bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ BAĐT.

Sau khi tham quan thẩm định thực tế tại các khoa thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đại diện các thành viên hội đồng đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề đảm bảo pháp lý về Luật Khám chữa bệnh, an toàn thông tin; quản lý chữ ký số; hoàn thiện các quy trình điện tử trên phần mềm; có giải pháp, phương án an toàn thông tin, dữ liệu; cần giao trách nhiệm cụ thể trong quy chế hợp đồng cho đơn vị doanh nghiệp cung cấp trong quá trình vận hành. Đồng thời, nhắc nhở đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế tích cực sử dụng, đóng góp ý kiến trong quá trình vận hành để hoàn thiện phần mềm nhanh và thông minh hơn.

Ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học y tế Việt Nam, Chủ tịch hội đồng chuyên môn ghi nhận, đánh giá cao sự chuẩn bị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bệnh viện cơ bản đạt yêu cầu theo các tiêu chí quy định, đủ cơ sở pháp lý để triển khai bệnh án điện tử, phần mềm quản lý khá tốt về thông tin, hình ảnh.

Ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, phát biểu tại buổi làm việc sau khi thẩm định.

Tuy nhiên, bệnh viện cần chú trọng tập trung các quy chế về cập nhật sử dụng quản lý hồ sơ BAĐT; quy chế đảm bảo ATTT, phân cấp phân quyền cho người sử dụng và chịu trách nhiệm, góp phần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân trong chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Đồng thời, bệnh viện cần đầu tư nâng cấp thêm hạ tầng, máy chủ; xây dựng phần mềm về quản lý hoá chất; xây dựng kho lưu trữ, và lưu trữ theo tầng nấc để phân biệt, đảm bảo quá trình truy xuất. Xây dựng những modem thông minh hơn. Thuê đơn vị đánh giá về an toàn thông tin.

Ngoài ra, trước khi bỏ bệnh án giấy cần thống nhất phương thức giám định BHYT của đơn vị BHXH. Cần tập huấn cho tất cả các bộ, bác sĩ, nhân viên y tế thành thạo phần mềm, góp phần số hoá ngành y tế, nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Đại diện Sở Khoa học – Công nghệ đóng góp ý kiến sau khi thẩm định bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Sau khi đánh giá, hội đồng đã bỏ phiếu và thống nhất ý kiến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử nhưng cần sửa chữa và hoàn thiện.

Hồng Nhung

 

 

 

 

Nâng cao hiệu quả công tác dự phòng

Suốt nhiều năm qua, Trung tâm Y tế TP Cà Mau luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng dịch hơn chống dịch” và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. Ðiển hình như năm 2024, trên địa bàn TP Cà Mau chỉ xảy ra 181 ca bệnh sốt xuất huyết (năm 2023 là 241 ca); 540 ca bệnh tay chân miệng (năm 2023 là 871 ca); không có ca Covid-19 (năm 2023 có 52 ca)...

Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống bệnh sởi năm 2025

Sáng 26/3/2025, tại thị trấn Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025.

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Mang đến sự tin tưởng cho người dân

Hiện nay, Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Năm Căn có tổng số 187 viên chức và người lao động, trong đó có 48 bác sĩ (14 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ chuyên khoa II), 14 dược sĩ (1 thạc sĩ dược, 6 dược sĩ đại học, 7 cao đẳng dược), còn lại là trình độ cử nhân, cao đẳng, đại học khác. Ðặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ

Ðể phòng, chống bệnh phát ban dạng sởi, trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước đẩy mạnh tuyên truyền tiêm vắc xin sởi - rubella, giúp trẻ nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa bệnh phát sinh trong cộng đồng.

Xã hội hoá - Nâng chất lượng dịch vụ y tế

Tại huyện Trần Văn Thời, cùng với sự nỗ lực của hệ thống y tế công lập là sự chung tay góp sức của các cơ sở y tế tư nhân, đã tạo nên mạng lưới y tế vững chắc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân.