ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-4-25 02:55:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần có sự gắn kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp

Báo Cà Mau Ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, nhận định, thời gian qua, các doanh nghiệp trong tỉnh đã gặt hái được những thành tựu nhất định trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động cộng đồng.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều thách thức. Vì vậy, việc duy trì một hướng đi ổn định và không ngừng đổi mới sáng tạo là điều cần thiết để phát triển bền vững.

Với vai trò cầu nối, từ đầu năm đến nay, Câu lạc bộ Doanh nghiệp tỉnh đã tạo điều kiện cho hơn 18 cuộc kết nối doanh nghiệp qua các chương trình "Cà phê kết nối Câu lạc bộ doanh nghiệp" và "Cà phê gặp gỡ lãnh đạo tỉnh". Qua đó, nhiều hợp đồng liên kết giữa các doanh nghiệp đã được ký .

Câu lạc bộ đã tạo việc làm cho hơn 830 lao động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tham gia, hỗ trợ các hoạt động an sinh vì cộng đồng cũng là một trong những mục tiêu hướng đến của các doanh nghiệp.                   Ảnh minh hoạ

Thời gian tới, Câu lạc bộ Doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, chủ động nắm bắt và báo cáo kịp thời tình hình khó khăn của doanh nghiệp, từ đó phối hợp với các ngành, Hiệp hội tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại với lãnh đạo tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách đối với doanh nghiệp.

Theo ông Lê Hoàng Phước, việc gắn kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh là rất quan trọng. Liên kết này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh năng động, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Hồng Phượng

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Chuyển biến tích cực từ Nghị quyết 09

Ngày 14/9/2022, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Thới Bình ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU về sản xuất tôm, lúa sạch, lúa hữu cơ gắn với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH) trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo (viết tắt là Nghị quyết 09). Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, huyện Thới Bình có nhiều chuyển biến tích cực trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái.

Giá heo tăng “nóng”, hộ nuôi dè dặt tái đàn

Thời gian gần đây, giá heo hơi liên tục “phi mã”, có thời điểm lên trên 8 triệu đồng/100 kg, mức cao nhất kể từ đầu năm 2021. Với mức giá này, người nuôi có lãi khoảng 2- 3 triệu đồng/100 kg heo. Tuy nhiên, người chăn nuôi đang dè dặt tái đàn bởi nhiều yếu tố.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Hệ thống MTTQ các cấp hưởng ứng phong trào thi đua "Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau đạt 8% trở lên”

Nhằm quán triệt sâu rộng phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau đạt 8% trở lên” trong hệ thống Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 19/3, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2024-2029 tổ chức Hội nghị lần thứ tư hưởng ứng phong trào này.

Tập huấn nâng cao giá trị chuỗi cung ứng ngành công nghiệp

Sáng 19/3, Sở Công thương Cà Mau phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức hội nghị "Tập huấn Quy định nâng cao giá trị chuỗi cung ứng các ngành hàng công nghiệp".