ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 31-3-25 06:25:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làng nghề tàu hủ ky trăm tuổi

Báo Cà Mau Tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, có một làng nghề truyền thống ra đời và tồn tại hơn 100 năm, đó là làng nghề làm tàu hủ ky do ông Châu Xường (người Hoa) cùng vợ và các con duy trì thời gian qua.

Trải qua hơn 1 thế kỷ, làng nghề làm tàu hủ ky Mỹ Hoà vẫn đỏ lửa quanh năm. Món ngon độc đáo này được làm bằng nguyên liệu đậu nành nguyên chất. Theo bà Lê Thị Tư, 76 tuổi, quy trình sản xuất tàu hủ ky gồm các công đoạn như ngâm đậu, tách vỏ, xay đậu, nhồi đậu..., cho nước đậu vào chảo đun sôi rồi vớt váng đậu (hay còn gọi là tàu hủ ky), sau đó đem phơi hong gió trong nhà cho khô, sẽ ra thành phẩm.

Thông thường, cứ 100 kg đậu nành nguyên liệu thì chế biến được hơn 40 kg tàu hủ ky các loại như: tàu hủ ky miếng lớn, tàu hủ ky cọng khô, cọng non, tàu hủ ky ướp muối...

Hiện tàu hủ ky Mỹ Hoà có mặt khắp các tỉnh, thành miền Nam. Vào dịp Tết Nguyên đán, làng nghề luôn đỏ lửa và làm hết công suất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Nghề này tuy vất vả nhưng con cháu trong làng ai cũng yêu thích và lưu giữ nghề mà các bậc tiền nhân đã tạo dựng. Ông Trần Văn Hiên, thành viên Tổ hợp tác sản xuất tàu hủ ky ấp Mỹ Khanh 1, xã Mỹ Hoà, cho biết, tổ có gần 40 hộ làm nghề, với hàng trăm lao động, không chỉ làm nghề mà còn mang ý nghĩa kết nối cộng đồng, thúc đẩy bà con cùng chung tay lưu giữ những kinh nghiệm và tri thức nghề truyền thống tàu hủ ky qua nhiều thế hệ.

Với 100 năm lưu giữ và trao truyền, Làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hoà đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia ngày 4/8/2022.

Thợ làng nghề vớt váng đậu.

Ðể có được miếng tàu hủ ky ngon, phải hong trên cây ngay chảo váng cho đến khi bánh khô thành phẩm.

Làng nghề sản xuất đa dạng sản phẩm, từ tàu hủ ky miếng lớn, tàu hủ ky cọng khô, cọng non, tàu hủ ky ướp muối.

Tàu hủ ky Mỹ Hoà sau khi đóng gói thành phẩm sẽ được đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành miền Nam.

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Về xứ rừng bắt cá làm khô

Vùng đất ven biển Tây nói chung, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau nói riêng có hệ sinh thái phong phú. Ðặc biệt, xứ này có nhiều hải sản sinh sống, phổ biến nhất là loài giáp xác, tôm, cá... Ngư dân đánh bắt, chế biến nhiều món ăn dân dã hấp dẫn, đặc biệt là các món khô: cá chét, cá đối, cá cơm...

Doanh nghiệp, người nuôi cùng bắt tay thúc đẩy đột phá ngành hàng tôm

Đó là mong muốn của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm vào sáng nay (22/3). Đồng chủ trì hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng cùng hơn 280 đại biểu là đại diện các doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng; các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thuỷ sản và người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

Chuyển biến tích cực từ Nghị quyết 09

Ngày 14/9/2022, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Thới Bình ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU về sản xuất tôm, lúa sạch, lúa hữu cơ gắn với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH) trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo (viết tắt là Nghị quyết 09). Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, huyện Thới Bình có nhiều chuyển biến tích cực trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái.

Giá heo tăng “nóng”, hộ nuôi dè dặt tái đàn

Thời gian gần đây, giá heo hơi liên tục “phi mã”, có thời điểm lên trên 8 triệu đồng/100 kg, mức cao nhất kể từ đầu năm 2021. Với mức giá này, người nuôi có lãi khoảng 2- 3 triệu đồng/100 kg heo. Tuy nhiên, người chăn nuôi đang dè dặt tái đàn bởi nhiều yếu tố.

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Nuôi cá bống tượng trên đất mặn

Sau thời gian nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, gia đình chị Ðặng Thị Ái, 40 tuổi, hội viên phụ nữ ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân áp dụng thành công mô hình nuôi cá bống tượng trong đầm tôm công nghiệp bỏ trống, mang lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua.

Hệ thống MTTQ các cấp hưởng ứng phong trào thi đua "Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau đạt 8% trở lên”

Nhằm quán triệt sâu rộng phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau đạt 8% trở lên” trong hệ thống Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, ngày 19/3, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2024-2029 tổ chức Hội nghị lần thứ tư hưởng ứng phong trào này.

Tập huấn nâng cao giá trị chuỗi cung ứng ngành công nghiệp

Sáng 19/3, Sở Công thương Cà Mau phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức hội nghị "Tập huấn Quy định nâng cao giá trị chuỗi cung ứng các ngành hàng công nghiệp".

Chủ động nguồn nước trồng rẫy mùa hạn

Với hy vọng mùa màng bội thu, nông dân trồng rẫy ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời chủ động nguồn nước trong sản xuất với nhiều cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt thích ứng tình hình thời tiết.

Điều chỉnh lần 3 Dự án Nhà máy điện gió Khai Long

Chủ tịch UBND tỉnh vừa chấp thuận điều chỉnh (lần 3) chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Khu du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn 1.