ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 20:40:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp

Báo Cà Mau Thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, tăng thu nhập cho lao động nữ tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn triển khai cho hội viên thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi những loại cây trồng kém hiệu quả, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc, chi phí cao sang cây trồng chi phí chăm sóc thấp, mang lại thu nhập khá. Một trong những hộ thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi này là gia đình chị Ðào Mộng Thảo, thuộc ấp Cái Nai, xã Hàm Rồng.

Khóm dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi cả trong mát và ngoài nắng. Khóm trồng một lần có thể cho thu hoạch từ 2-3 năm mới trồng lại cây mới. Sau 8-10 tháng thu hoạch trái, cây mẹ sinh cây con từ nách, gốc... Ðây chính là nguồn giống mới, có thể tỉa ra trồng sang đất khác.

Ban đầu chị Ðào Mộng Thảo mua khóm giống từ một người quen, chỉ áp dụng trồng thử 200 gốc, thấy được chi phí chăm sóc thấp, mang lại lợi nhuận cao, vợ chồng chị đã nhân giống trồng xung quanh bờ bao vuông tôm và trồng xen với các loại cây khác sau nhà.

Chị Thảo chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng rất nhiều loại cây, nhưng thấy cây khóm phù hợp với đất bờ vuông nên thử trồng vào năm 2021. Thời gian từ trồng tới thu hoạch cỡ 10 tháng, trồng tầm 5-6 tháng là cho trái, rồi từ cho trái tới thu hoạch khoảng 4 tháng. Khi bán cho thương lái mình tự phân loại, trái lớn nhất có giá 15 ngàn đồng, trái nhỏ từ 10-12 ngàn đồng, bán lẻ cho bà con ở xóm cũng bằng giá như bán cho thương lái”.

Từ 200 gốc khóm ban đầu, đến nay chị Đào Mộng Thảo đã nhân giống lên được hơn 2.000 gốc khóm.

Từ 200 gốc khóm ban đầu, đến nay chị Đào Mộng Thảo đã nhân giống lên được hơn 2.000 gốc khóm.

Nhờ cần cù lao động mà từ 200 gốc khóm ban đầu, chị đã mạnh dạn trồng hơn 2.000 gốc khóm. Thành công từ việc chuyển đổi cây trồng giúp gia đình chị Thảo có cuộc sống ổn định, nhà cửa khang trang, con cái đều được học hành đến nơi đến chốn.

“Thời gian tới, tôi sẽ nhân thêm giống khóm để trồng hết các bờ trong vuông tôm, vì trồng khóm không cực mà hiệu quả lại cao, bỏ vốn ban đầu cũng ít. Khi cây khóm có cây con, tôi chỉ việc tách cây con ra trồng tiếp, không phải tốn chi phí mua giống mới”, chị Thảo chia sẻ thêm.

Do hạn kéo dài nên đến giữa tháng 2 âm lịch, chị Ðào Mộng Thảo mới thu hoạch hết khóm của năm 2024.

Do hạn kéo dài nên đến giữa tháng 2 âm lịch, chị Ðào Mộng Thảo mới thu hoạch hết khóm của năm 2024.

Bà Lê Mộng Thuý, Chủ tịch Hội LHPN xã Hàm Rồng, thông tin: “Tới đây, Hội LHPN xã sẽ nhân rộng mô hình này trong hội viên, đồng thời tham mưu cho cấp uỷ để chuyển dịch cơ cấu trồng từ các loại cây chi phí cao, thu nhập thấp, tốn công chăm sóc nhiều sẽ chuyển sang loại cây có chi phí thấp và thu nhập cao cho bà con trong toàn xã”.

Ðây là bước tiến mới cho nông nghiệp xã Hàm Rồng nói riêng và nông nghiệp huyện Năm Căn nói chung, mô hình trồng khóm của chị Thảo tạo ra sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế, tạo được động lực và hướng trồng màu mới cho nhiều hội viên phụ nữ tại địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững, phấn đấu làm giàu trên chính mảnh đất quê hương./.

 

Ngọc Bích - Quốc Sáng

 

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.