ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 14:02:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Báo Cà Mau Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.

Theo kết quả rà soát, tính đến ngày 19/3, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 166.000 ha/83.807 hộ, năng suất bình quân 353 kg/ha/năm, sản lượng ước khoảng 58.128 tấn (đối với tôm sú); tôm khác, năng suất bình quân 104 kg/ha/năm, sản lượng ước khoảng 18.109 tấn. Nuôi tôm siêu thâm canh (STC) của các huyện và TP Cà Mau đạt khoảng 5.042 ha/5.101 hộ, năng suất bình quân 23 tấn/ha/năm, sản lượng khoảng 116.500 tấn/năm.

Ước trong năm 2025, thực hiện theo chuỗi liên kết, nuôi tôm QCCT ở địa phương, các hộ dân đủ điều kiện và tự nguyện đăng ký tham gia thực hiện liên kết sản xuất nhằm phát triển đột phá năng suất, sản lượng tôm nuôi là 127.600 ha/64.866 hộ, với năng suất bình quân 550 kg/ha/năm, sản lượng ước khoảng 70.974 tấn. Diện tích nuôi tôm STC ước đạt 5.500 ha, năng suất bình quân khoảng 23 tấn/ha/năm, sản lượng ước đạt 126.500 tấn.

Mô hình nuôi tôm STC mang lại năng suất cao, toàn tỉnh có khoảng 5.042 ha, năng suất bình quân 23 tấn/ha/năm.

Mô hình nuôi tôm STC mang lại năng suất cao, toàn tỉnh có khoảng 5.042 ha, năng suất bình quân 23 tấn/ha/năm.

Tuy nhiên, ngành tôm tỉnh Cà Mau phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và đối mặt với nhiều thách thức như: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; hiệu quả sản xuất thấp và thiếu tính bền vững; chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; trình độ tiếp thu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn hạn chế...

Nhằm kịp thời phát triển đột phá mô hình nuôi tôm QCCT, STC và đẩy mạnh phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT), góp phần thực hiện đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ vừa ban hành Chỉ thị số 26-CT/TU Cà Mau, ngày 17/3/2025 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong phát triển đột phá mô hình nuôi tôm QCCT, STC và phát triển KTTT trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Giám sát môi trường và phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi; kiểm soát chặt chẽ nước thải, chất thải ở các vùng sản xuất tôm giống, vùng nuôi tôm tập trung, cơ sở chế biến thức ăn, chế biến tôm để đạt năng suất cao.

Giám sát môi trường và phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi; kiểm soát chặt chẽ nước thải, chất thải ở các vùng sản xuất tôm giống, vùng nuôi tôm tập trung, cơ sở chế biến thức ăn, chế biến tôm để đạt năng suất cao.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về đẩy mạnh phát triển các loại hình nuôi tôm, nhất là nuôi tôm QCCT, STC và phát triển KTTT. Xác định nhiệm vụ phát triển đột phá trong nuôi tôm QCCT, STC và phát triển KTTT là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

Ðảng uỷ UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng, triển khai hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển nông nghiệp gắn với KTTT phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của từng địa phương; phát triển nuôi tôm QCCT, STC theo hướng hình thành các vùng nuôi hàng hoá tập trung quy mô lớn, ứng dụng khoa học - công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận, gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển hiệu quả và bền vững; tập trung nguồn lực đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Ngành tôm mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh.

Ngành tôm mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh.

Chủ động nghiên cứu và triển khai các cơ chế chính sách chuyển giao, nhân rộng, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; cơ chế chính sách khuyến khích, mời gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất trong nuôi tôm gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật sản xuất tôm bố mẹ, tôm giống chất lượng cao, tăng trưởng nhanh, sạch bệnh, kháng bệnh đảm bảo nhu cầu về số lượng cho sản xuất tại chỗ. Tăng cường quản lý chất lượng giống, vật tư phục vụ nuôi tôm; xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định của pháp luật và yêu cầu thị trường. Giám sát môi trường và phòng, chống dịch bệnh trên thuỷ sản nuôi...

Trong chỉ thị nhấn mạnh: "Các huyện uỷ, thành uỷ, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, theo chức năng, nhiệm vụ, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển đột phá nuôi tôm QCCT, STC và phát triển KTTT trên địa bàn với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao nhất; xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm, giai đoạn; giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả triển khai thực hiện".


“Nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh tăng trưởng từ 8% trở lên vào năm 2025, ngành nông nghiệp tham mưu các nhiệm vụ trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển thuỷ sản, lúa gạo và chăn nuôi. Ðặc biệt, ngành tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị chuyên đề về phát triển ngành tôm. Ðây là quyết sách quan trọng, định hướng phát triển mô hình nuôi tôm QCCT 2 giai đoạn, tôm STC và tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết. Mục tiêu không chỉ nâng cao giá trị xuất khẩu mà còn tạo động lực bứt phá cho ngành tôm, khẳng định vị thế tôm Cà Mau trên thị trường quốc tế”, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cho biết.


 

Kim Cương

 

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.