ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 05:15:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Báo Cà Mau Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Hiện trên địa bàn huyện có diện tích nuôi tôm thâm canh 50 ha với 155 hộ nuôi, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh (STC) hơn 1.542 ha với hơn 2.006 hộ nuôi.  So với trước đây, diện tích nuôi tôm STC phát triển khá nhanh, vì hiệu quả kinh tế đem lại cao, bình quân đạt 25-30 tấn/ha/vụ.

Ông Phạm Minh Ðiền, ấp Nam Chánh, xã Ngọc Chánh, thực hiện nuôi tôm STC gần 3 năm nay, cho biết: "Với hơn 20.000 m2 đất sản xuất, tôi quy hoạch sử dụng 12.000 m2, trong đó đầu tư làm 4 ao nuôi, mỗi ao 800 m2, phần còn lại làm ao chứa và ao thải. Mỗi năm thả nuôi 2 vụ, mỗi lần thả 300 ngàn tôm giống trị giá trên 45 triệu đồng, với mật độ thả nuôi 100 con/m2. Chỉ tính riêng trong năm 2024, gia đình thu hoạch trên 20 tấn tôm, đạt từ 20-50 con/kg, giá bán từ 100-150 ngàn đồng/kg, lãi hơn 500 triệu đồng".

Hiện ông Ðiền đang thả nuôi 2 ao được trên 2,5 tháng, tôm đang phát triển tốt, đạt trọng lượng 45 con/kg. Ông dự định nuôi về 30 con/kg sẽ thu hoạch. Ông Ðiền chia sẻ kinh nghệm: “Phải đầu tư bài bản, đầy đủ các hạng mục từ điện đến quạt, ô xy... Bên cạnh đó, cần chọn con giống tốt, kiểm tra cẩn thận chất lượng nước. Ngoài ra, tôi còn tự chủ động chữa bệnh trên tôm bằng các biện pháp và phương thức khác nhau, nhờ trong quá trình nuôi đã nghiên cứu được, nên bước đầu mang lại hiệu quả”.

Ngoài mô hình nuôi tôm STC, nông dân trong huyện còn thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm cải tiến về kỹ thuật như: nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao; nuôi tôm ít thay nước kết hợp với phơi đầm ngắt vụ, sử dụng vi sinh, đây là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân.

Ông Trịnh Hoàng Nghĩa (bìa phải) chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm.

Ông Trịnh Hoàng Nghĩa (bìa phải) chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm.

Sau thời gian nuôi tôm truyền thống không hiệu quả, ông Trịnh Hoàng Nghĩa, ấp Tân Thành, xã Tân Duyệt, chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn hơn 2 năm nay. Với 2,2 ha, mỗi tháng ông thả tôm giống 1 lần từ 20-30 ngàn con. Khi bắt về, tôm đạt kích cỡ post 10, 11, sau đó dèo lại khoảng 10 ngày, tôm đạt post 18, 20 thì tiến hành thả vào vuông nuôi, tôm đạt hơn 90% so với nuôi truyền thống. Mỗi tháng ông đặt lú bắt 2 con nước, khoảng 50-60 kg tôm, tôm đạt trọng lượng từ 20-16 con/kg.

Chủ yếu bán tôm sú sống nên tôm được giá khoảng 320 ngàn đồng/kg/16 con, mỗi tháng ông Nghĩa lãi trên 20 triệu đồng. Khi nước cạn, ông châm nước mặt vào, sử dụng vi sinh để ổn định môi trường, tạo thức ăn tự nhiên cho vuông nuôi. Bên cạnh đó, mỗi tháng ông thả khoảng 1.000 con cua, thu nhập từ cua hơn 5 triệu đồng/tháng.

Ông Nghĩa chia sẻ: “Trước đây nuôi tôm có thuận lợi, nhưng thời gian sau này nguồn nước ô nhiễm nên hiệu quả không cao, từ đó gia đình quyết định chuyển đổi sang nuôi ít thay nước. Mô hình đem lại kết quả khả quan, đời sống kinh tế ngày càng ổn định hơn so với trước. Gia đình sẽ duy trì mô hình này thời gian tới”./.

 

Thành Quốc

 

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Những giải pháp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân.

Nhiều ưu đãi cho nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn

Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Ngành Nông nghiệp Bạc Liêu: Những thành tựu nổi bật qua 28 năm

Trong suốt 28 năm qua, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Nông dân gặp khó khăn trong sản xuất lúa hè thu

Hè thu luôn là vụ lúa gặp nhiều bất lợi của nhà nông. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ khi đến khoảng cuối vụ, lúa bắt đầu trỗ chín lại gặp những cơn mưa dầm, gió lớn, khiến cho nhiều diện tích lúa đổ sập, ngâm trong nước, thì nay ngay từ đầu vụ, việc giá vật tư tăng cao, mưa gây ngập úng cục bộ cùng với nạn chuột, ốc cắn phá đã khiến nhiều nông dân gặp khó khăn ngay khi mới bắt tay vào sản xuất.