ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 15:23:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mạch nguồn giáo dục kháng chiến

Báo Cà Mau Nhìn vào lịch sử cách mạng của vùng đất Cà Mau trong thời đại Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những điều rất đặc biệt về giáo dục trong kháng chiến. Sự nghiệp giáo dục những thế hệ “hạt giống đỏ” cách mạng kế cận luôn là công việc hệ trọng mà Bác Hồ và Ðảng ta luôn đặc biệt quan tâm gắn liền với mục tiêu thiêng liêng của sự nghiệp cách mạng là chiến thắng giặc thù, giành lại hoà bình, thống nhất và xây dựng, phát triển đất nước. Xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Cà Mau trở thành chiếc nôi giáo dục kháng chiến Nam Bộ và đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh được giao phó.

Chiếc nôi ươm mầm những “hạt giống đỏ”

Năm 1931, ngay sau khi Ðảng Cộng sản Việt Nam thành lập, thầy giáo Phan Ngọc Hiển được tổ chức phân công mở lớp dạy học tại vùng Rạch Gốc - Tân Ân (Ngọc Hiển) với lời thúc giục, thức tỉnh mạnh mẽ: “Sự dốt nát lu mờ của dân tộc, của giai cấp cần lao là nỗi sỉ nhục, là hiểm hoạ lớn nhất”. Công việc khai hoá dân trí cho đồng bào được thầy giáo Hiển coi là công việc “cấp cứu”. Ánh sáng của tri thức, của chân lý thời đại với con đường cách mạng mà Bác Hồ, Ðảng ta đã lựa chọn cho dân tộc đã được chiếu rọi rực rỡ ở vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Suốt giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, và như lời của ông Trần Bạch Ðằng (từ năm 1951 là Tổng biên tập Báo Nhân Dân Miền Nam, cơ quan đứng chân tại Cà Mau - PV) đánh giá: “Ðây cũng là cái nôi để đào tạo, nuôi dưỡng cho nhiều thế hệ hạt giống đỏ và cán bộ của cách mạng từ hệ thống trường học kháng chiến, Trường Ðảng Trường Chinh”. Khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (1954), trong 200 ngày ngắn ngủi xây dựng vùng tập kết thành hình mẫu của chính quyền mới, Cà Mau có thêm 20 trường học được lập, 75% dân số được xoá mù chữ.

Ðặc biệt là chủ trương đưa học sinh con em miền Nam đi tập kết đã được lịch sử khẳng định về sự sáng suốt và tầm nhìn xa rộng của Bác Hồ, của Trung ương Ðảng đối với sự nghiệp cách mạng miền Nam nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Theo hồi nhớ của Nhà thơ Nguyễn Bá: “Cuối năm Giáp Ngọ 1954, hàng trăm nam, nữ học sinh của các trường trung học kháng chiến Nam Bộ, phần lớn ở theo ngọn sông Cái Tàu, sông Ông Ðốc và Bảy Háp, khẩn trương thu xếp mọi thứ để chuẩn bị đi tập kết”. Ðó là hệ thống trường trung học kháng chiến Nam Bộ: Trường Nguyễn Văn Tố, Trường Thái Văn Lung, Trường Huỳnh Phan Hộ, Trường Trung học Bình Dân, Trường Sư phạm Nguyễn Công Mỹ...

Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Cà Mau tiếp tục là cái nôi của hệ thống trường học kháng chiến. Trong đó, Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình là biểu tượng của nghĩa tình Bắc - Nam, mô hình trường học kháng chiến đặc biệt của tỉnh Cà Mau nói riêng và Nam Bộ nói chung. Ông Nguyễn Thiện Thuật, cựu học sinh khoá I và là Hiệu phó nhà trường khoá III, IV, nhận định: “Trong suốt 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, loại hình trường nội trú như vậy chưa đủ đếm đầu ngón tay. Khu uỷ có Trường Lý Tự Trọng, Quân uỷ (Quân khu 9) có Trường Thiếu sinh quân, Tỉnh uỷ Cà Mau có Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình. Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình là đứa con tinh thần của Tỉnh uỷ và quân dân Cà Mau”.

Những “hạt giống đỏ” trưởng thành từ Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình (từ trái sang: Nhà báo Phạm Phi Thường, nguyên Giám đốc VTV Cần Thơ; Thiếu tướng - Anh hùng LLVT Nhân dân Hồ Việt Lắm, nguyên Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ; ông Lê Chí Dũng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Dân vận Trung ương, Phụ trách phía Nam; ông Trần Văn Hiện, nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau; Nhà báo Ðỗ Kiến Quốc, nguyên Giám đốc Ðài PT-TH Cà Mau).Những “hạt giống đỏ” trưởng thành từ Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình (từ trái sang: Nhà báo Phạm Phi Thường, nguyên Giám đốc VTV Cần Thơ; Thiếu tướng - Anh hùng LLVT Nhân dân Hồ Việt Lắm, nguyên Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ; ông Lê Trí Dũng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực phía Nam, Ban dân vận Trung ương; ông Trần Văn Hiện, nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau; Nhà báo Ðỗ Kiến Quốc, nguyên Giám đốc Ðài PT-TH Cà Mau).

Ngôi trường đặc biệt

Ông Phạm Thạnh Trị, cựu học sinh khoá I Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, nguyên Phó bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tự hào: “Tên trường được chính đồng chí Nguyễn Ngọc Sanh (Mười Thiện), Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau khi ấy công bố vào lễ khai giảng tháng 4/1964 tại khu vực mũi Ông Lục, đầm Bà (Thị) Tường. Ðây là ngôi trường đào tạo thế hệ trẻ để tạo nguồn cán bộ kế tục sự nghiệp cách mạng theo quan điểm, tư tưởng của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây, những thế hệ học sinh chúng tôi không chỉ học kiến thức mà còn là học để làm người, học để làm cách mạng”.

Kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt, nơi nào bình yên, an toàn nhất được chọn để xây dựng trường học. Ông Nguyễn Thiện Thuật hồi nhớ: “Kháng chiến khó khăn, gian khổ, thiếu thốn đủ thứ, vậy mà Tỉnh uỷ dành gạo, tiền để nuôi dạy học sinh như cán bộ thoát ly và luôn theo dõi việc dạy và học của trường rất sát sao; các chế độ của cán bộ có thể chậm, thiếu, nhưng học sinh của trường thì không”.

Ðiểm đặc biệt, dù được gọi là nội trú nhưng thực tế thầy, trò của nhà trường sống, ăn, ở trong dân. Thầy, trò của trường trở thành người thân thuộc như con cháu của bà con. Những ai gắn bó đều gọi tên thương yêu, máu thịt là trường “nội trú giữa lòng dân”. “Có học sinh ra trường chiến đấu và hy sinh, được cô bác cưu mang, nuôi nấng thời còn đi học lập bàn thờ tại nhà mình, vẫn giữ đến ngày nay”, ông Nguyễn Thiện Thuật bồi hồi xúc động.

Niềm vui ngày gặp lại của các thế hệ thầy trò Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.Niềm vui ngày gặp lại của các thế hệ thầy trò Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.

Qua 4 khoá (từ năm 1964-1979), Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình đã đào tạo trên 1.500 học sinh, trở thành nơi sản sinh ra những cán bộ, công nhân viên, giáo sư, bác sĩ, nhà khoa học, và cả những người anh hùng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước cả thời chiến và thời bình.

Ông Trần Văn Hiện, cựu học sinh khoá IV, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau, Trưởng ban Liên lạc Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, tự hào: “Thầy và trò các thế hệ luôn tự hào vô biên về ngôi trường anh hùng (được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng năm 2014). Thành tựu của trường không chỉ dừng lại ở kiến thức, mà còn là giá trị tinh thần, là lòng yêu nước và trách nhiệm với cộng đồng”.

Năm 2024, đúng dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường, ông Trần Văn Hiện đúc kết: “Nhìn lại những chặng đường đã qua, chúng ta có thể tự hào rằng, Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình đã vượt qua nhiều thử thách để trở thành một trong những ngôi trường có truyền thống và giá trị lịch sử đặc biệt. Không chỉ là một ngôi trường, nơi đây đã trở thành một phần của lịch sử dân tộc, là niềm tự hào của bao thế hệ thầy trò và của cả quê hương Cà Mau”.

Niềm xúc động vô biên của các thế hệ thầy trò nhà trường khi cầm trên tay tập kỷ yếu đặc biệt được biên soạn công phu: “Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, những ký ức không phai”.Niềm xúc động vô biên của các thế hệ thầy trò nhà trường khi cầm trên tay tập kỷ yếu đặc biệt được biên soạn công phu: “Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, những ký ức không phai”.

Ðể hôm nay, mạch nguồn của truyền thống hiếu học; lòng thuỷ chung son sắt với Ðảng, với Bác Hồ, với sự nghiệp cách mạng vẫn được các thế hệ con người Cà Mau nối tiếp, gìn giữ, phát huy. Từ mảnh đất này, những hạt giống đỏ của cách mạng tiếp tục được nuôi dưỡng, chăm bồi, phát triển để cùng với đất nước, dân tộc vững niềm tin, đầy đủ sức vóc tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Những trang cuối bài này, tôi lược trích bài ký tự thuật về cuộc họp mặt và bữa cơm thân mật của các nhà báo Bạc Liêu - Cà Mau với tên tuổi Phạm Văn Tri, Nguyễn Minh Chánh, Nguyễn Bé..., các tổng biên tập đáng kính của họ vô cùng thân thiết với một thế hệ trẻ làm báo sau chiến tranh...

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Cùng với 1 truyện ký, 2 biên khảo, 4 bút ký... đã xác định được vị trí của Nhà văn Việt Nam đồng bằng Nam Bộ Phan Trung Nghĩa với những tác phẩm độc đáo, như đoàn tàu vũ trụ hồn nhiên bay vào lòng người đáng ghi nhớ nhất.

“Ký ức không phai” - Tư liệu quý về cán bộ, học sinh miền Nam trên đất Bắc

Mấy tháng qua, Ban Liên lạc các trường học sinh miền Nam (HSMN) Vĩnh Phú, 2-6-9 (trường HSMN trên đất Bắc) rốt ráo cùng Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành các công đoạn để xuất bản quyển sách về đề tài tập kết. Ấn phẩm “Ký ức không phai” ra đời đúng vào dịp tỉnh Cà Mau tổ chức Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc. Ðây là món quà ý nghĩa mà các thành viên Ban Liên lạc dành tặng Cà Mau.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Hào khí đất xưa...

Những lần về lại Tân Thành (nay là phường Tân Thành và xã Tân Thành, TP Cà Mau) đều mang lại cho chúng tôi những chiều kích mới mẻ trong hiểu biết, suy tư về vùng đất địa linh nhân kiệt, lẫy lừng công đức của tiền nhân.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.