ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:02:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tuyến dân cư không rác thải nhựa

Báo Cà Mau Thời gian qua, với cách làm hay trong việc bảo vệ môi trường, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, trở thành điểm sáng trong công tác phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa ở khu dân cư nông thôn.

Chị Huỳnh Hồng Chấm, Phó chủ tịch Hội LHPN xã, chia sẻ: “Nhằm góp phần trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, Hội đã phát động các phong trào: “Nuôi heo đất tiết kiệm”, “5 không, 3 sạch”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Tuyến dân cư không rác thải nhựa”... Trong đó, mô hình “Tuyến dân cư không rác thải nhựa” gắn với công tác bảo vệ môi trường đã phát huy hiệu quả ở địa phương. Cùng với việc thu gom phế liệu bán lấy tiền đóng góp vào quỹ chi hội để thăm hỏi, động viên, giúp đỡ gia đình hội viên phụ nữ nghèo, Hội còn khuyến khích hội viên dùng giỏ xách đi chợ thay thế túi ni lông, hạn chế rác thải nhựa”.

Mô hình tuyến dân cư không rác thải nhựa được Hội LHPN xã thành lập năm 2023 tại ấp Tân Phong, duy trì sinh hoạt 1 lần/tháng, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Ðiểm nhấn của mô hình là tuyên truyền, hướng dẫn hội viên thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại bể chứa gia đình, nhờ vậy tình trạng rác thải, ô nhiễm môi trường đã giảm hẳn.

Tuyến lộ sạch đẹp ở ấp Tân Phong.

Người dân địa phương chủ yếu làm nông, vì vậy lưu lượng rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất sau sử dụng vứt bỏ bừa bãi tại ruộng. Từ khi được Hội LHPN xã tuyên truyền, vận động thì tình trạng ô nhiễm trên đồng ruộng giảm hẳn, người dân hăng hái tham gia thu gom, tập kết tại chỗ, góp phần tích cực chung tay xây dựng môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp.

Chị Phan Thị Loan, hội viên ấp Tân Phong, chia sẻ: "Sau khi được Hội LHPN xã tập huấn, hướng dẫn phân loại rác, gia đình tôi thực hiện phân loại mỗi ngày. Ðối với rác hữu cơ từ nhà bếp, như các loại vỏ trái cây và củ, bã trà, bã cà phê, phần bỏ đi của rau... được xử lý bằng men vi sinh, giúp gia đình có nguồn phân hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Gia đình tôi luôn yên tâm với bữa ăn gia đình vì đã có rau quả sạch nhà trồng”.

 Vườn cây ăn trái bón phân hữu cơ của gia đình chị Phan Thị Loan.

Bên cạnh đó, Hội LHPN xã cũng tích cực góp sức vào công tác giảm nghèo ở địa phương. Cán bộ hội thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với hội viên nghèo tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của hội viên để có giải pháp hỗ trợ, động viên họ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trong ngôi nhà tình thương, chị Lê Thị Sự, ấp Tân Phong, vui mừng bởi trước kia cả gia đình chị ở trong căn nhà trống trước hở sau. Chị Sự chia sẻ: “Hiện tại có nhà rồi, không sợ cảnh mưa gió nữa. Gia đình không chỉ được chính quyền địa phương hỗ trợ nhà, mà còn được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho vay 60 triệu đồng để phát triển kinh tế”.

Quầy hàng tạp hoá của gia đình chị Lê Thị Sự.

Gia đình chị Sự không đất sản xuất, nên khi có được vốn, chị mở tiệm tạp hoá, đầu tư máy móc, thiết bị làm chả cá để kinh doanh lấy công làm lời. Nhờ chịu khó cần cù trong lao động sản xuất, tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, gia đình chị đã thoát nghèo năm 2023; các con chị cũng được học đến nơi đến chốn./.

 

Tiểu Ái

 

Ða dạng sinh kế, phát huy nội lực

Huyện U Minh là địa bàn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Những năm qua, huyện luôn thực hiện phương châm phát huy nội lực, tận dụng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để giảm nghèo bền vững. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm 1,5% hộ nghèo, tương đương 841 hộ.

Xã Trần Phán nỗ lực xây dựng gia đình văn hoá

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thời gian qua được xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi triển khai sâu rộng. Nội dung xoay quanh xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM)... Qua đó, mỗi cá nhân nâng cao vai trò, trách nhiệm trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

“Ấp không hộ nghèo” ở Biển Bạch

Giảm dần và giảm bền vững tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiến đến không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các ấp là mục tiêu phấn đấu của Ðảng bộ và Nhân dân xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, địa phương đã phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực chăm lo cho các đối tượng yếu thế, vừa tiếp sức, vừa khơi dậy nội lực để người dân chủ động vươn lên thoát nghèo.

Thay đổi lớn nhờ xây dựng nông thôn mới

Với mục tiêu xây dựng huyện Ngọc Hiển đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020-2025, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện đang chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Những kết quả đạt được đến nay đã mang đến thay đổi lớn từ diện mạo nông thôn đến đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.

Phủ sóng Internet đến vùng sâu

Huyện Ngọc Hiển đã và đang đẩy mạnh phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông cho các khu vực xa trung tâm, còn "lõm" sóng, không có sóng Internet để người dân sớm được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Phụ nữ Tam Giang làm đẹp quê hương

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng NTM, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tam Giang đã chú trọng phát huy vai trò của tổ chức hội, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào, gắn với những việc làm thiết thực nhất.

Lan toả “Ngày Chủ nhật xanh”

“Ngày Chủ nhật xanh” là hoạt động thường xuyên, được các cấp bộ đoàn trong toàn huyện Năm Căn triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua, có sức lan toả mạnh mẽ đến từng ấp, khóm; được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của Nhân dân.

Cần nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ

Theo Huyện uỷ Thới Bình, trong số 10/13 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Huyện uỷ đề ra, đến thời điểm này có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch (Bảo hiểm y tế; Thu gom, xử lý rác thải), 3 chỉ tiêu xấp xỉ đạt (Chi ngân sách; Sản lượng lúa; Tỷ lệ lao động qua đào tạo), 3 chỉ tiêu có kết quả đạt từ 70-90% (Thu ngân sách; Sản lượng thuỷ sản; Giải quyết việc làm).

Nông thôn mới trên quê hương Tam Giang Tây

Tam Giang Tây xây dựng NTM bằng sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, sự đồng hành của các tổ chức kinh tế, mạnh thường quân... Từ đó, xã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện, đời sống người dân được nâng lên rõ nét, diện mạo quê hương đổi thay từng ngày.

Ðầu tư hạ tầng giao thông tạo đà phát triển kinh tế

Xác định đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng, không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế, xã hội mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, huyện U Minh tập trung mở rộng, nâng cấp nhiều tuyến lộ huyết mạch.