ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-7-25 18:53:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Báo Cà Mau Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Tại cuộc họp nhằm thúc đẩy tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC vào ngày 11/7 vừa qua, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tỏ rõ quan điểm kiên quyết của tỉnh trong xử lý các vấn đề liên quan đến ĐTC, trong đó xem xét vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư khi để tỷ lệ giải ngân cuối năm không đạt yêu cầu.

Nguồn vốn lớn, tỷ lệ giải ngân thấp

Năm 2025 là năm cuối của kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025, thế nên nguồn vốn ĐTC tồn đọng khá lớn. Tổng kế hoạch vốn ĐTC năm 2025 đến thời điểm ngày 30/6/2025 là trên 12.000 tỷ đồng, cao hơn bình quân 3.100 tỷ đồng và gấp 1,35 lần so với kế hoạch vốn năm 2024. Đây là nguồn lực rất lớn, kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dự án đầu tư xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển đang được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo phục vụ nhu cầu Nhân dân, cũng như tạo mỹ quan đô thị trung tâm tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tính đến 30/6, toàn tỉnh chỉ giải ngân được hơn 3.100 tỷ đồng, đạt 25,9% kế hoạch. Trong đó, 24 chủ đầu tư giải ngân trên mức trung bình; 17 đơn vị dưới mức trung bình, đặc biệt có 6 đơn vị chưa giải ngân.

Trong đó, Các đơn vị có nguồn đầu tư lớn, có thể kể đến Ban Quản lý công trình xây dựng, với tổng nguồn năm 2025 là trên 2.800 tỷ đồng nhưng chỉ giải ngân được trên 411 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Bạc Liêu có tổng nguồn trên 1.400 tỷ đồng, giải ngân chỉ được trên 70 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu có tổng nguồn trên 1.000 tỷ đồng, giải ngân được trên 126 tỷ đồng…

Đặc biệt, nhiều chủ đầu tư chưa giải ngân được đồng nào như: Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT, Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu, Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Các đơn vị có giải ngân nhưng đạt rất thấp, như: Sở Khoa học và Công nghệ chỉ giải ngân được 26 triệu đồng; Ban Quản lý Khu Kinh tế giải ngân được 380 triệu đồng trong tổng nguồn 22 tỷ đồng; Sở NN&MT đạt tỷ lệ giải ngân 1,7% trong tổng nguồn vốn hơn 81 tỷ đồng.

"Điểm danh" những công trình chậm tiến độ

Một số dự án lớn, quan trọng của tỉnh tiến độ thực hiện còn chậm, như: Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh và một số dự án do vướng công tác giải phóng mặt bằng; Dự án kè bờ sông TP Bạc Liêu (cũ); Dự án kè chống ngập dọc tuyến Quốc lộ 1A; Dự án Khu neo đậu tránh trú bão và bến cá Cái Cùng; Dự án xây dựng, nâng cấp đê biển Đông cấp bách chống biến đổi khí hậu tỉnh Bạc Liêu (cũ),…

Ông Nguyễn Minh Nhẫn, Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh (được Chủ tịch UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa 1.200 giường bệnh) cho biết, kế hoạch vốn còn lại của dự án này trong năm nay trên 2.200 tỷ đồng, sẽ khó đảm bảo giải ngân theo kế hoạch. Hiện có 2 gói thầu lớn, trong đó gói thầu thiết bị y tế trên 900 tỷ đồng chưa mời thầu.

Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường bệnh vốn đã chậm tiến độ, nay tiếp tục thi công ì ạch, không đúng cam kết với lãnh đạo tỉnh.

Đối với 3 dự án lớn mà Ban Quản lý dự án công trình giao thông Bạc Liêu đảm nhận và đang chậm tiến độ (cầu Hoà Bình 2 và 2 tuyến vành đai trong, vành đai ngoài TP Bạc Liêu trước đây, có nguồn đầu tư 941 tỷ đồng), đại diện chủ đầu tư cho biết, do đến nay chưa ban hành bảng giá đất tại khu vực nên dự án khó triển khai.

“Đã cam kết với người đứng đầu Đảng bộ và Chính quyền thì phải quyết tâm thực hiện, thấy được kết quả, đâu phải chỉ nói cho vui rồi bỏ qua”, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn nói về tiến độ của dự án vẫn còn rất chậm, cho rằng chủ đầu tư chưa có sự quyết tâm, chưa làm hết trách nhiệm.

UBND tỉnh ra "tối hậu thư" cho các chủ đầu tư

Với kết quả trên, 6 tháng cuối năm, Cà Mau buộc phải giải ngân trên 8.800 tỷ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ĐTC, Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập các tổ công tác, phân công các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách theo dõi, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo từng dự án, công trình, nhất là các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh. Tới đây, tỉnh sẽ tiến hành thành lập thêm Tổ công tác chuyên môn gồm lực lượng tại các ngành, ban quản lý dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ.

Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau sau hợp nhất đã quyết nghị tốc độ tăng trưởng năm 2025 đạt 8,5%. Theo đó, giải ngân vốn ĐTC là một trong nhiều yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất trước Đảng bộ và Nhân dân, UBND tỉnh đã ra “tối hậu thư”: Đến cuối năm, chủ đầu tư nào để tỷ lệ giải ngân không đạt từ mức 80% trở lên sẽ bị kỷ luật.

Trần Nguyên

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Gắn 5 sao OCOP cho con tôm, cua Cà Mau

Cà Mau, tỉnh cực Nam Tổ quốc, nổi tiếng với các đặc sản như tôm, cua, muối và nhiều loại nông sản khác. Với diện tích và sản lượng tôm lớn nhất cả nước, tỉnh đã chế biến ra nhiều sản phẩm đa dạng từ tôm. Nhiều sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Hiện địa phương đang tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực như tôm, cua thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn quốc gia 5 sao, nhằm nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Bệ phóng cho Cà Mau phát triển

Sau khi hợp nhất, trên cơ sở tính toán tiềm năng và năng lực hiện có, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8,5%.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Đòn bẩy thúc đẩy sinh kế bền vững

Thời gian qua, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Trung ương thì nguồn vốn từ ngân sách địa phương được uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong hỗ trợ người dân. Việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn này không chỉ giúp người dân có thêm điều kiện ổn định kinh tế gia đình, tạo việc làm, mà còn góp phần thúc đẩy sinh kế bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống.

Già chăm già, đưa xã hội đi lên

Suốt thời gian qua, các cấp hội người cao tuổi tỉnh Cà Mau luôn nêu cao tinh thần “Tuổi cao-gương sáng”, là chỗ dựa vững chắc, tạo động lực góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Nhiều tấm gương sáng, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của người cao tuổi tại địa phương, điển hình như bà Đặng Thị Lan, sinh năm 1952, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau ở ấp 5, xã Tân Lộc, vừa được nhận bằng khen của Trung ương.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Không để hợp nhất làm chậm đầu tư công

Cùng với việc nhanh chóng vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, các địa phương trong tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Dù hợp nhất đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, điều hành, nhưng các địa phương quyết tâm không để quá trình này cản trở việc triển khai dự án.