ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-7-25 19:26:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Báo Cà Mau Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Người dân xứ rừng tràm U Minh Hạ đi xuồng vào những cánh rừng tràm, băng qua cỏ sậy mới tới được nơi dọn kèo ong.

Ông Nguyễn Thanh Hiền có hơn 30 kèo ong, buổi chiều ông chuẩn bị một số dụng cụ như: đuốc, lưới bảo vệ, bao tay... bơi xuồng len lỏi đi dọn cỏ, cắt bớt những mảng ong già, chỉ chừa lại một phần để ong phát triển thành tổ mới. Riêng những tổ ong nhỏ sẽ cắt bỏ hết. 

Người đi dọn kèo ong phải dùng đuốc, lưới bảo vệ, bao tay...

Bình quân mỗi ngày một người dọn từ 5-10 kèo ong. Một cây kèo thường dùng tối đa 3 mùa ong (3 năm), sau khi thu hoạch, người dân thay kèo mới (bằng cây tràm núi hoặc cây bình bát), gác lại vào chỗ cũ hoặc tìm thêm một số vị trí khác trong rừng để gác kèo.

Những ổ ong nhỏ, không phát triển bị cắt bỏ, để chuẩn bị đón ong mới về làm tổ.

Ông Hiền cho biết: “Vào mùa mưa, tranh thủ thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch phải đi dọn bỏ những ổ ong nhỏ, ong già. Mỗi năm dọn một lần để chuẩn bị đón ong về. Nghề truyền thống mà, mình đâu bỏ được. nếu với 30 kèo, ước lượng hết mùa ong (từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 Âm lịch năm sau), cho thu hoạch khoảng 150 lít mật, có khi nhiều hơn. Mỗi lít có giá bán khoảng 500 ngàn đồng”.

Kinh nghiệm nhiều năm gác kèo, ông Nguyễn Văn Đào (ấp 13, xã Khánh An) chia sẻ: “Thông thường đuôi kèo phải cách mặt đất khoảng 1,2 m; đầu kèo cách mặt đất khoảng 1,8 m, hướng về phía mặt trời mọc”.

Thưởng thức mật ong nguyên chất trên đường đi dọn kèo ong.

Công việc gác kèo ong và dọn kèo ong không chỉ là chuyện mưu sinh của người dân sống dưới tán rừng tràm mà còn là nghề truyền thống của người dân U Minh qua bao thế hệ được giữ gìn, duy trì. Năm 2019, nghề Gác kèo ong đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia.

Vùng đất rừng tràm U Minh Hạ là nơi tập trung nhiều ong mật.

Nhật Minh thực hiện

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.