ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 08:19:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi ở Cà Mau đi sau, loay hoay đối phó. Bài cuối: Tìm lời giải cho bài toán thuỷ lợi

Báo Cà Mau (CMO) Với đặc điểm tự nhiên của tỉnh cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nhiệm vụ đặt ra cho hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh vô cùng nặng nề. Đối với vùng sinh thái ngọt, ngoài việc ngăn mặn giữ ngọt phục vụ sản xuất còn có thể bơm tiêu hỗ trợ khi cần thiết cho vùng trũng thấp. Đối vời vùng sinh thái mặn, ngọt đan xen, chủ yếu là Nam Cà Mau và vùng Quản lộ Phụng Hiệp, việc khống chế lan truyền nước thải, dịch bệnh, chủ động lấy và thoát nước theo ý muốn là nhiệm vụ chính.

Biết là vậy nhưng nhiều dự án đã triển khai thực hiện nhiều năm, song những mục tiêu chủ yếu chưa đạt được, tổ chức triển khai công trình còn dàn đều, thiếu tập trung dứt điểm, kéo dài thời gian gây lãng phí vốn, hạn chế hiệu quả, cần có sự đánh giá lại một cách cụ thể, chi tiết.

Tập trung chống tràn và hoàn thiện đê biển

Để hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất trong điều kiện mặn ngọt đang xen như Cà Mau là bài toán khó. Nhận định này được Phó giám đốc Sở NN&PTNT Tô Quốc Nam đồng thuận. Ông Nam cho biết: “Để hoàn thành hệ thống thuỷ lợi như dự kiến cần đến nhiều ngàn tỷ đồng. Đây là nút thắt lớn nhất hiện nay, cần có thời gian để tháo gỡ.

Theo đó, phương án đầu tư thuỷ lợi trong thời gian tới, ông Nam khẳng định, vẫn tập trung ưu tiên cho các công trình thích ứng với biết đổi khí hậu. Và cụ thể, ông Nam cho biết, giai đoạn 2021-2025 chủ yếu là khép kín đê biển Tây. Bởi hiện nay tuyến đê này vẫn còn một đoạn 23 km từ Sông Đốc đến Cái Đôi Vàm và từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân.

“Với nguồn vốn hiện nay, việc khép kín tuyến biển Tây tương đối ổn, điều đáng lo nhất là còn lại nguyên tuyến biển Đông gần như chưa có gì”, ông Nam chia sẻ. Hiện nay, tuyến biển Đông mỗi năm mất rừng rất lớn, với gần 50 km sạt lở nghiêm trọng, trong đó có khoảng 23 km mỗi năm, mất khoảng 50 m từ biển vào đất liền. Trước thực trạng đó, ông Nam cho biết tỉnh đang kiến nghị Chính phủ đầu tư cũng như tỉnh đã và đang tranh thủ nhiều nguồn tập trung chống sạt lở biển Đông.

Riêng đối với tình trạng đê bao chống tràn, theo ông Nam đây đang là nhu cầu bức xúc hiện nay. Hàng năm tỉnh được Trung ương cấp khoảng 185 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ sản phẩm dịch vụ công ích thuỷ lợi. Từ nguồn này, nếu phục vụ nạo vét thuỷ lợi thì đủ, nhưng nếu kết hợp làm bờ bao chống tràn thì chưa thấm thía vào đâu.

Tập trung mọi nguồn lực ứng cứu đê biển Tây bị sạt lở đầu tháng 8 vừa qua. 

Riêng việc đầu tư thuỷ lợi vùng Nam Cà Mau hiện vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng không nên khép kín. Tuy nhiên, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nếu trừ các kênh nội đồng thì tổng chiều dài vẫn lên đến 8 ngàn ki-lô-mét. Do đó, nếu thả lỏng (không khép kín tiểu vùng) phải đầu tư hệ thống đê chống tràn, “Mà đầu tư hệ thống đê càng tốn kém chi phí nhiều hơn”, ông Nam khẳng định.

Theo mức đầu tư để khép kín tiểu vùng, sức đầu tư thấp nhất khoảng 700-800 tỷ đồng. Tuy nhiên, để hạn chế mức đầu tư hiện nay, vùng Năm Căn - Ngọc Hiển được xác định là không tiến hành khép mà khi hệ thống đê biển hoàn thiện sẽ tiến hành làm các cống bao ngoài để ngăn triều cường.

Như vậy, giải pháp thuỷ lợi lâu dài vẫn là khép kín tiểu vùng, ô thuỷ lợi theo thực tế sản xuất của từng khu vực. Theo đó, giải pháp bao ô thuỷ lợi là hướng đang được ưu tiên lựa chọn.

Bao ô mâu thuẫn mặn - ngọt

Trên cơ sở của Quy hoạch thuỷ lợi ĐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Dựa vào định hướng sản xuất, hiện trạng công trình, điều kiện tự nhiên... Cà Mau đã đề xuất phương án giải pháp bố trí hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất của tỉnh. Theo đó, quan điểm trong phương án này là hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu phát triển kinh tế của các tỉnh ven biển. Đồng thời, có tác dụng phân định rõ ràng các vùng sinh thái mặn ra mặn, ngọt ra ngọt, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất ổn định và phát triển bền vững.

Để thấy được hiệu quả của việc khép kín tiểu vùng, ô thuỷ lợi, Giám đốc Trung tâm Quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (Sở NN&PTNT) Trần Quốc Nam dẫn chứng, kể từ khi Tiểu vùng 10 - Nam Cà Mau được khép kín, tình trạng tràn do triều cường gần như đã được khắc phục. Kể cả 2 tiểu vùng hở (17 và 18) - Nam Cà Mau khi vận hành hệ thống cống dọc kênh Gành Hào, tình trạng ngập úng không còn, khi đóng cống nước chênh lệch giữa trong và ngoài trên 1 m.

Một trong những hiệu quả dễ thấy được là chống tràn khi có triều cường, nước biển dâng. Đứng trước tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng cần phải xây dựng hệ thống đê bao để ứng phó, nếu không xây dựng hệ thống đê bao thì đất sản xuất sẽ bị ngập tràn, hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ bị huỷ hoại. Khi nước ngập liên tục, sụt lún nền đất sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nên việc xây dựng bờ bao càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Không chỉ vậy, việc bao ô sẽ hạn chế lây lan dịch bệnh, khoanh vùng xử lý rồi mới tiêu thoát, không cho nước nhiễm bệnh các vùng khác vào tiểu vùng đang canh tác, cũng như các nguồn nước thải không lan truyền ra các vùng sản xuất lân cận. Điều này được chứng minh trong đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp thuỷ lợi nhằm phục vụ khai thác bền vững vùng bán đảo Cà Mau” của PGS -TS Tăng Đức Thắng.

Ngoài ra, theo ông Trần Quốc Nam, việc bao ô sẽ hạn chế sự bồi lắng hệ thống kênh mương, khi có hệ thống cống, bằng công tác vận hành cho phép chỉ lấy nước mặn khi nguồn nước tốt, ít phù sa. Đồng thời, trữ lại lượng nước mưa trong tiểu vùng bằng hệ thống kênh rạch trong tiểu vùng phòng chống cháy rừng, phục vụ trồng lúa với tiểu vùng bố trí lúa và tôm - lúa hoặc pha loãng độ mặn khi cần thiết cho nuôi tôm.

Theo báo cáo phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau, hội đồng đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng điều tra, xem xét, đi sát thực tế; Xác định rõ yêu cầu, loại hình sản xuất cụ thể của từng vùng, qua đó điều chỉnh quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho phù hợp với từng loại hình sản xuất: Chuyên tôm, tôm - lúa hoặc chuyên lúa./.

Trung Đỉnh - Nguyễn Phú

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.