ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-12-24 15:43:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rau, quả Lý Văn Lâm vào siêu thị

Báo Cà Mau (CMO) Năm 2017, xã Lý Văn Lâm được Sở NN&PTNT, các ngành liên quan của tỉnh và thành phố cho chủ trương xây dựng nhân rộng Dự án sản xuất dưa hấu VietGAP, quy mô 21/73 ha, có 33 hộ nông dân được đầu tư thực hiện.

Xã Lý Văn Lâm đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với Ban Chủ nhiệm dự án và trưởng các ấp: Bàu Sơn, Thạnh Điền, Bà Điều và ấp Chánh xây dựng kế hoạch thực hiện, tiến hành triển khai và thành lập các tổ hợp tác sản xuất tại các vùng trong dự án.

Xã thành lập được 4 tổ sản xuất ở 4 ấp, thường xuyên giám sát quy trình thực hiện, báo cáo kết quả về chủ nhiệm dự án theo đúng yêu cầu. Các thành viên trong dự án đều phấn khởi áp dụng đúng quy trình sản xuất VietGAP. Sự đồng thuận cao của các thành viên trong tổ sản xuất, chất lượng sản phẩm dưa hấu của 4 tổ đã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận dưa hấu đạt chuẩn VietGAP, sản lượng bình quân 1.360 tấn/năm.

Nông dân xã Lý Văn Lâm trúng mùa dưa hấu VietGAP.

Tết vừa rồi, bà con nông dân xã Lý Văn Lâm thu hoạch hơn 800 tấn dưa hấu, năng suất trung bình từ 35-40 tấn/ha, lợi nhuận bình quân từ 160-170 triệu đồng/ha. Trong dự án sản xuất dưa hấu VietGAP, bà con lợi nhuận cao hơn theo cách sản xuất truyền thống của bà con bên ngoài từ 10-20 triệu đồng/ha.

Cùng với sản xuất dưa hấu VietGAP, cũng trong năm 2017, xã Lý Văn Lâm được Sở Khoa học - Công nghệ Cà Mau phê duyệt Dự án sản xuất rau đạt chuẩn VietGAP, với quy mô 5 ha. Chủ dự án là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cà Mau đã phối hợp với xã Lý Văn Lâm và HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Lý Văn Lâm chọn 2 khu vực thực hiện dự án. Khu vực I ở ấp Ông Muộn, diện tích 1 ha, với 6 hộ nông dân tham gia. Khu vực II ở ấp Chánh, diện tích 4 ha, có 10 hộ nông dân tham gia, bà con phấn khởi, đồng thuận thực hiện trồng rau đúng quy trình VietGAP.

Kết quả là tháng 11/2017, cả khu vực I và khu vực II của xã đều được Trung tâm Kiểm định chất lượng Nông Lâm sản Vùng V chứng nhận 5 ha đều đạt chuẩn rau VietGAP. Năng suất trung bình từ 18-20 tấn/ha, sản lượng 90-100 tấn, lợi nhuận từ 100-120 triệu đồng/ha, thương hiệu rau sạch lâu nay của Lý Văn Lâm mở thêm trang mới.

Để thương hiệu dưa hấu VietGAP, rau VietGAP trong thời gian tới còn có điều kiện phát triển tốt hơn, thêm một kênh trong áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả và bền vững đối với nông dân ở xã Lý Văn Lâm nói riêng, TP. Cà Mau nói chung, xã Lý Văn Lâm kiến nghị với thành phố và các ngành liên quan đối với dưa hấu VietGAP cần tiếp tục xây dựng phương án cụ thể và duy trì diện tích sản xuất từ 20-25 ha cho những năm tiếp theo.

Đối với rau VietGAP, các ngành chức năng cần hỗ trợ HTX Dịch vụ nông nghiệp xã sớm hoàn thiện dây chuyền sơ chế rau VietGAP. Đồng thời địa phương có nhu cầu cần có 2 nhân sự có trình độ đại học theo chuyên ngành mới ra trường về hoạt động ở HTX Dịch vụ nông nghiệp của xã để thực hiện tốt dự án này./.

Xuân Trúc 

Liên kết hữu ích

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Vốn tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang chung tay thực hiện hiệu quả Nghị định số 28/2022/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (Chương trình). Về vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi cụ thể cùng ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Hiệu quả từ gỡ khó cho đối tượng nộp thuế

Năm 2024, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tỉnh giao cho TP Cà Mau là 530 tỷ đồng. Tính đến ngày 8/12, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố được 518,018 tỷ đồng, đạt 97,74% dự toán tỉnh giao; có 3/7 nguồn thu và 13/16 đơn vị xã, phường đạt dự toán pháp lệnh năm 2024.

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.