ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-4-25 12:50:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rừng đước vào vụ khai thác, người dân phấn khởi

Báo Cà Mau (CMO) Ngoài thu nhập từ việc nuôi các loài thuỷ sản dưới tán rừng, nhiều hộ dân được giao khoán đất rừng, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I, đóng trên địa bàn xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn quản lý hết sức phấn khởi vì có thu nhập cao nhờ khai thác rừng đước. Hiện nay, việc khai thác rừng được đơn vị quản lý và bà con khẩn trương thực hiện, không khí rất nhộn nhịp.

Bên cạnh diện tích mặt nước để nuôi tôm, cua cho thu nhập mỗi năm trên 150 triệu đồng, năm 2018 này, ông Tạ Quốc Trung (ấp Kinh Ba, xã Tam Giang Đông) hết sức vui mừng vì 4,4 ha rừng đước đến tuổi khai thác của gia đình được nhà thầu đến thương lượng mua với số tiền 600 triệu đồng.

Công việc giữ và chăm sóc rừng đến nay đã 15 năm, thời gian có lâu nhưng sau vụ mùa khai thác này, ông Trung sẽ tích luỹ được số tiền khá lớn và có kế hoạch sử dụng, tái sản xuất, giúp kinh tế gia đình phát triển hơn.

“Trước kia Nhà nước đầu tư chi phí cho việc trồng rừng, gia đình có nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc, với tỷ lệ trồng rừng 60% tổng diện tích được giao khoán. Phần còn lại tôi nuôi tôm, cua kết hợp, thu nhập hàng tháng trên 10 triệu đồng nên cuộc sống gia đình ổn định. Hiện nay, giá trị cây đước ngày càng cao, nên mùa khai thác này gia đình hết sức phấn khởi”, ông Tạ Quốc Trung bộc bạch.

Khai thác rừng đang được đẩy nhanh tiến độ.

Trong những ngày này, đến lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I dễ dàng bắt gặp âm thanh nhộn nhịp vang ra từ những cánh rừng của người dân đang khai thác.

Ông Đặng Văn Tấn (ấp Kinh Ba, xã Tam Giang Đông) có 16 ha, trong đó 3 ha đất có sổ đỏ, còn lại 13 ha ông trồng rừng và nuôi tôm, cua kết hợp (tỷ lệ 6/4). “Từ khi được giao khoán đất rừng đến nay, đây là lần đầu tiên gia đình có thu nhập trên 900 triệu đồng từ việc khai thác trên 6 ha rừng đã đến tuổi”, ông Tuấn phấn khởi.

Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I Trương Việt Bắc cho biết, tổng diện tích đơn vị quản lý là 4.878 ha, năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao diện tích khai thác là 94 ha (rừng đến tuổi khai thác), với 88 hộ dân. Hiện nay, tiến độ khai thác đạt trên 50%, đơn vị đang khẩn trương phối hợp với nhà thầu và người dân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu trên giao.

“Tuỳ vào loại rừng, đối với rừng phòng hộ người dân có thu nhập từ 100-120 triệu đồng/ha, rừng sản xuất người dân thu được từ 100-135 triệu đồng/ha”, ông Bắc cho biết thêm.

Nhờ hiệu quả kinh tế rừng mang lại, những năm gần đây đời sống người dân dưới tán rừng có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều hộ dân xây dựng nhà cửa khang trang, làm cho diện mạo nông thôn thêm khởi sắc./.

Ngoài thu nhập từ khai thác rừng và nuôi thuỷ sản, dân dưới tán rừng được hưởng lợi từ Chương trình UN-REDD (Chương trình Hợp tác của Liên hợp quốc về giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái ở các nước đang phát triển), cho người dân được giao khoán đất rừng với lãi suất thấp, mỗi hộ từ 5-10 triệu đồng, giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ theo quyết định của UBND tỉnh Cà Mau quy định thí điểm về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau 1 triệu đồng/ha/năm.

Văn Tưởng

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Cực phát triển năng lượng phía Nam

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW), đến nay, Cà Mau đã cung cấp nguồn năng lượng điện cho khu vực với tổng công suất các dự án nguồn tăng thêm khoảng 4.000 MW. Tỉnh phấn đấu các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 1.000 MW vào năm 2030, tăng thêm khoảng 5.000 MW vào năm 2045, trở thành cực phát triển năng lượng phía Nam, hướng đến xuất khẩu...

Khuyến nghị các giải pháp đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tỉnh cần khẩn trương xác định các sản phẩm chiến lược của địa phương để gắn với đầu tư khoa học công nghệ (KHCN) chiến lược; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN, đổi mới sáng tạo và thương mại hoá kết quả nghiên cứu; có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững

Đó là mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau, vừa được UBND tỉnh ban hành ngày 21/4.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.