(CMO) Tại Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Cà Mau lần thứ VII năm 2018, có 16 tác giả tham gia với 37 tác phẩm. Kết quả giải Nhất thuộc về tác giả Lê Thọ với tác phẩm “U Minh vào hạ”, chất liệu sơn dầu; giải Nhì là tác phẩm “Đóng mới xa khơi”, chất liệu sơn dầu của tác giả Dư Minh Chiến, 2 giải Ba thuộc về tác phẩm “Tĩnh vật 1”, chất liệu acrilic của tác giả Phan Thái Hoàng và Lý Phước Như với tác phẩm “Hòn Đá Bạc”, chất liệu bột màu; ngoài ra còn có 4 giải Khuyến khích.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng (giữa), Hoạ sĩ Ca Lê Thắng, Phó chủ tịch Hội đồng nghệ thuật hội hoạ, Hội Mỹ thuật Việt Nam (thứ 2 từ trái sang) cùng Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Cà Mau Trương Hoàng Thêm cắt băng khai mạc triển lãm.
Năm nay, Hội đồng nghệ thuật yêu cầu cần chú trọng các đề tài về lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao chất lượng tác phẩm có sự sáng tạo và đổi mới ngôn ngữ tạo hình, những tác phẩm thể hiện nét đặc trưng vùng miền và sắc thái độc đáo của tỉnh Cà Mau... Triển lãm diễn ra đến hết ngày 1/7.
“Hội đồng nghệ thuật ghi nhận sự tiến bộ về chất lượng của cuộc triển lãm lần này. Do được phát động trong thời gian dài (16 tháng) nên các tác giả đã chuẩn bị cả về tâm thế và vật chất trong sáng tạo. Các tác giả đã chăm chút nhiều hơn, chi tiết hơn trong tác phẩm. Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao thái độ làm việc nghiêm túc của các tác giả đối với những đứa con tinh thần của mình”, Hoạ sĩ Ca Lê Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật hội hoạ, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trưởng Ban giám khảo, chia sẻ.
Đông đảo người dân tham quan phòng trưng bày triễn lãm.
Những tác phẩm đoạt giải năm nay đã có bước tiến trong sử dụng chất liệu mềm mại, uyển chuyển và trong sáng nên hiệu quả của ý tưởng, cảm xúc được biểu hiện rõ ràng, mạch lạc hơn.
Hoạ sĩ Lý Cao Tấn, Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, cho biết thêm: “Các hoạ sĩ giới thiệu đến công chúng yêu thích hội hoạ các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc, mang đến góc nhìn đa chiều về văn hoá, lịch sử, công cuộc xây dựng quê hương, đất nước và cuộc sống, sinh hoạt của người Cà Mau. Mỹ thuật tỉnh Cà Mau những năm qua có nhiều tác phẩm nhận được giải thưởng cấp khu vực và toàn quốc. Những tác phẩm trong cuộc thi này sẽ được gửi tham dự cuộc triển lãm ĐBSCL năm 2018 tại tỉnh Bến Tre sắp tới”.
Báo Cà Mau xin gửi đến bạn đọc một số tác phẩm vừa đoạt giải./.
Giải Nhất: Tác phẩm “U Minh vào hạ”, tác giả Lê Thọ, chất liệu sơn dầu.
Giải Nhì: Tác phẩm “Đóng mới xa khơi”, tác giả Dư Minh Chiến, chất liệu sơn dầu.
Giải Ba: Tác phẩm “Hòn Đá Bạc”, tác giả Lý Phước Như, chất liệu bột màu.
Giải Ba: Tác phẩm “Tĩnh vật 1”, tác giả Phan Thái Hoàng, chất liệu acrylic.
Giải Khuyến khích: Tác phẩm “Đêm ca tài tử”, tác giả Đặng Kiều Uyên, chất liệu sơn mài.
Giải Khuyến khích: Tác phẩm “Điều ước”, tác giả Nguyễn Trọng Khang, chất liệu bút Marker.
Mẫn nói với tôi, trong người thấy âm u quá, muốn đi đâu đó xa xa "chữa lành". Người đầu tiên nó nghĩ đến là tôi, bởi trong đầu đã ghim sâu cái ấn tượng “nghe nói Cà Mau xa lắm”. Tôi và Mẫn học cùng khoá ngành du lịch, sau khi tốt nghiệp thì cùng vào làm một công ty lữ hành. Cho đến thời điểm dịch bùng phát, mọi thứ đảo lộn. Tôi nghiệm ra chân lý, không đâu bằng quê mình, thế là về Cà Mau phụ tía má làm điểm homestay nho nhỏ. Còn Mẫn vẫn mải miết với những chuyến đi.
Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.
Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.
Sáng 26/1, tại sân quần vợt Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp, các đội lân sư rồng, các câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh và hơn 800 người dân đến xem và cổ vũ.
Những ngày giáp tết Nguyên đán, tại các trường mầm non, không gian ngập tràn sắc xuân với hình ảnh đặc trưng của phiên chợ quê như: thúng, nia, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, cành mai, cành đào, câu đối đỏ...
Tối 19/1, Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" - chương trình thường niên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trên toàn thế giới đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Văn hoá dân gian, trong đó có tín ngưỡng dân gian từ bao đời nay như những mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy không ngừng của văn hoá. Nó có sức sống và đầy hấp dẫn. Do tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể, từng thời điểm, từng địa phương cũng có những khác biệt khó lẫn lộn, cũng như từ sự phong phú đó đã dựng nên những màu sắc đặc thù gắn liền với vùng đất được khai phá và xây dựng.
Cà Mau từng có thời “nhà nhà nuôi trăn, người người nuôi trăn”, con trăn đem lại chén cơm manh áo cho nhiều gia đình. Nhưng rồi đầu ra không ổn định, nghề nuôi trăn đi vào bế tắc. Khơi lại chuyện con trăn để tiếc nhớ một thời và cũng hy vọng nghề này có điều kiện khôi phục.